Các nhân tố khác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hệ thống ngân hàng phát triển Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 27)

- Môi trường kinh tế: Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt ñộng kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến ñộng của một hoạt ñộng kinh tế nào ñó cũng sẽ gây ảnh hưởng ñến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt ñộng của Ngân hàng có thểñược coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sựổn ñịnh hay mất ổn ñịnh của nền kinh tế sẽ có tác ñộng mạnh mẽ ñến hoạt ñộng của Ngân hàng - ñặc biệt là hoạt ñộng tín dụng.

Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Một nền kinh tếổn ñịnh tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo ñiều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao. Tức là các doanh nghiệp hoạt ñộng trong một môi trường ổn ñịnh thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từñó mà có thể trả vốn và lãi cho Ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế biến ñộng thì các doanh nghiệp hoạt ñộng kinh doanh cũng thất thường ảnh hưởng ñến thu nhập của doanh nghiệp, từñó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của Ngân hàng.

Chu kỳ kinh tế có tác ñộng không nhỏ tới hoạt ñộng tín dụng. Trong thời kỳ suy thoái, sản xuất vượt quá nhu cầu dẫn tới hàng tồn kho lớn, hoạt ñộng tín dụng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp không phát triển ñược. Hơn nữa nếu Ngân hàng bỏ qua các nguyên tắc tín dụng thì lại càng làm giảm chất lượng tín dụng. Ngược lại trong thời kỳ hưng thịnh, tốc ñộ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng tăng và rủi ro ít, do ñó chất lượng tín dụng cũng tăng. Tuy nhiên trong thời kỳ này có những khoản vay vượt quá quy mô sản xuất cũng như khả năng quản lý của khách hàng nên những khoản vay này vẫn gặp rủi ro.

- Nhng nhân t thuc v qun lý vĩ mô ca Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước ổn ñịnh hay không ổn ñịnh cũng tác ñộng ñến chất lượng tín dụng. Khi các chính sách này không ổn ñịnh sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, từ ñó gây trở ngại cho Ngân hàng khi thu hồi nợ và ngược lại.

- Hệ thống pháp luật là cơ sở ñể ñiều tiết các hoạt ñộng trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không ñồng bộ, hay thay ñổi sẽ làm cho hoạt ñộng kinh doanh gặp khó khăn. Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trường pháp lý cho mọi hoạt ñộng sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và ñạt kết quả cao.

- Môi trường xã hi: Quan hệ tín dụng ñược thực hiện trên cơ sở lòng tin. Nó là cầu nối giữa Ngân hàng và khách hàng. Đạo ñức xã hội ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Trong trường hợp ñạo ñức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin ñể lừa ñảo sẽ làm giảm chất lượng tín dụng. Hơn nữa trình ñộ dân trí chưa cao, kém hiểu biết về hoạt ñộng Ngân hàng cũng sẽ làm giảm chất lượng tín dụng.

- Môi trường t nhiên: Những biến ñộng bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, ñộng ñất, hoả hoạn …), làm ảnh hưởng tới hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của khách hàng, ñặc biệt là trong các

ngành có liên quan ñến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản. Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từñó làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Trên ñây là những nhân tố chính tác ñộng tới chất lượng tín dụng của VDB cũng như chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng. Để nâng cao chất lượng tín dụng, chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức ñúng ñắn các yếu tố trên, cùng với kết quả hoạt ñộng thực tiễn của VDB, ñể từ ñó ñưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.

1.5. Khái quát v Ngân hàng Phát triển một số nước trên thế giới và các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Nhiều quốc gia trên thế giới ñã và ñang sử dụng một cách có hiệu quả các tổ chức tài chính - tín dụng của Nhà nước hoặc có sự bảo trợ của Nhà nước. Nhiệm vụ chính của các tổ chức này là: cùng với các Ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước bảo ñảm sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt ñộng của Ngân hàng; tài trợ cho các dự án, chương trình mục tiêu của chính phủ nhằm ñảm bảo nền tảng cho phát triển kinh tế, cải thiện cơ cấu kinh tế, tài trợ cho các chính sách xã hội của Nhà nước; cung cấp vốn cho các dự án cần thiết về kinh tế - xã hội mà Ngân hàng thương mại không ñảm nhận ñược. Vào ñầu thiên niên kỷ này, trên thế giới có khoảng 550 tổ chức tài chính tín dụng, bao gồm các Ngân hàng phát triển các quốc gia, khu vực; các quỹñầu tư phát triển, các Ngân hàng chính sách, Ngân hàng xuất nhập khẩu,... Xét về lịch sử, các Ngân hàng phát triển có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện công nghiệp hoá ở các nước phương tây (trường hợp công nghiệp hoá ở Mỹ ), hay xây dựng lại nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai (Châu Âu, Nhật) hay khắc phục khủng hoảng tài chính, tiền tệ, khủng hoảng nợ (Nam Mỹ - 1986; Hàn Quốc và Đông Nam Á 1997 - 1998)

- Hoạt ñộng của các tổ chức tài chính - tín dụng Nhà nước không ñơn giản vì mức ñộ và cơ chế can thiệp thị trường của các quốc gia ñược hình thành trên cơ sở sự phát triển hệ thống tài chính và tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, ở Châu Âu,

chúng ta thấy Ngân hàng ñầu tư Châu Âu (EIB) là tổ chức chính sách cho toàn bộ Châu Âu; ở Đức, Chính phủ Đức cũng thành lập tổ chức tài chính của mình như Ngân hàng tái thiết Đức (KFW); Chính phủ Mỹ áp dụng hệ thống hỗ trợ chính thức cho các khoản vay hoặc bảo lãnh các khoản vay; Chính phủ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc thành lập các tổ chức tài chính như Ngân hàng phát triển Nhật Bản (DBJ), Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB), Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB) ñể thực hiện chính sách ñầu tư phát triển, hỗ trợ ñiều chỉnh cơ cấu kinh tế và các giải pháp kinh tế - xã hội quan trọng khác.

1.5.1.Ví dụ về một số Ngân hàng phát triển trên thế giới

1.5.1.1 Ngân hàng phát trin Nht Bn (DBJ)

DBJ thành lập năm 1951, thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt ñộng theo Luật Ngân hàng phát triển Nhật Bản. Mục tiêu hoạt ñộng của DBJ là tài trợ cho các ngành công nghiệp có quy mô lớn. Phần lớn tài sản của DBJ là cho vay dài hạn. Tỷ lệñầu tư cho các ngành công nghiệp then chốt trong giai ñoạn 1950 - 1960 khá lớn trong danh mục ñầu tư của DBJ nhằm khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Về sau, tỷ lệ này giảm dần và chuyển sang các dư án ñầu tư kết cấu hạ tầng. Nguồn vốn chủ yếu của DBJ là tiền vay tư Chính phủ, lãi suất cho vay do DBJ xác ñịnh theo từng thời kỳ dựa trên nguyên tắc cân ñối giữa chi phí và thu nhập và phản ánh ñược thực tế chung của thị trường tài chính. DBJ ñược xem là thành công, có khả năng tuân thủ ñược các nguyên tắc Ngân hàng trong quyết ñịnh cho vay của mình.

1.5.1.2 Ngân hàng tái thiết Đức (KfW)

KfW là Ngân hàng chính sách của Cộng hoà Liên bang Đức thành lập năm 1948, thuộc sở hữu Nhà nước. KfW hoạt ñộng theo Luật KfW về khuyến khích tái thiết nền kinh tế. Mục ñích ban ñầu của KfW là cung cấp nguồn tài chính cho các ngành công nghiệp cơ bản. Hiện tại, KfW thực hiện nhiệm vụ ñầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của Cộng hoà Liên bang Đức, thực hiện nhiệm

vụ tài trợ xuất nhập khẩu của Cộng hòa Liên bang Đức và tài trợ tín dụng phát triển cho các nước ñang phát triển và các nước chuyển ñổi nền kinh tế (khu vực Đông Âu cũ). Nguồn vốn cho vay của KfW chủ yếu là phát hành chứng khoán. Với sự bảo lãnh 100% của Chính phủ, KfW là nhà phát hành chứng khoán hàng ñầu ở Châu Âu, ñứng thứ 5 sau Chính phủ các nước Đức, Anh, Pháp và Italia. Trung bình hàng năm KfW huy ñộng khoảng 50 - 55 tỷ Euro với lãi suất rất cạnh tranh. Lãi suất cho vay cao hơn lãi suất ưu ñãi nhưng thấp hơn lãi suất thương mại.

1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ chính sách cho vay vốn tín dụng thông qua ngân hàng phát triển ở các nước, rút ra những bài học kinh nghiệm sau cho Việt Nam:

- Thứ nhất : Hệ thống ngân hàng ñóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn, trước hết ñể thực hiện thành công công nghiệp hoá- hiện ñại hóa, Chính phủ nên sớm có một khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nội. Đồng thời, việc sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô cũng như những hạn chế mục tiêu thời kỳñầu là cần thiết ñể kìm chế sự bùng nổ cho vay, cho vay quá nhiều mà ngân hàng khó kiểm soát ñược chất lượng tín dụng, hoặc ñẩy mạnh tín dụng phát triển kinh tế theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ tổn thương của hệ thống ngân hàng.

- Thứ hai: Xây dựng hệ thống ngân hàng phát triển có tiềm lực vững mạnh, nhanh chóng ña dạng các hình thức huy ñộng vốn, cùng với ñẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, ñồng thời thu hút tư bản nước ngoài ñể ñáp ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa. Bên cạnh ñó, Chính phủ cần có biện pháp mở cửa ñồng bộ cắt giảm thuế quan, chính sách ưu ñãi tín dụng… ñể nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thứ ba: Khi ñịnh chế tài chính trong nước còn yếu kém, nhất là khi hệ thống ngân hàng chưa ñủ khả năng phân phối tín dụng một cách hữu hiệu, việc tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn là rất nguy hiểm. Dòng vốn tư bản ngắn hạn ồ ạt gây

hiện tượng “thừa vốn”, dẫn ñến tình trạng lãng phí, hâm nóng thị trường bất ñộng sản, và sựñảo ngược dòng vốn này gây ra bất ổn trong thị trường tài chính.

- Thứ tư: Cần có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ ñối với hệ thống ngân hàng, mở rộng tín dụng và thực hiện chính sách ưu ñãi lãi suất ñối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng ñến xuất khẩu, nhằm tạo ñộng lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn ñề hỗ trợ lãi suất cho tín dụng cần phải có chương trình hành ñộng bước ñi thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể, với kinh nghiệm của các nước cần phải có chếñộ kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng ñể tránh nguy cơ thất thoát vốn. Tuy nhiên nếu sự can thiệp quá mức mang tính áp ñặt của Chính phủ vào hoạt ñộng ngân hàng sẽ trở nên bị gò bó, thiếu tính linh ñộng, gây khó khăn cho ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Kết lun chương 1:

Tác giả nêu tổng quan về tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng Phát triển. Trong ñó, tác giả trình bày tổng quát về ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng chỉ tiêu ñánh giá và các nhân tố ảnh hưởng ñến chất lượng tín dụng của Ngân hàng phát triển. Đồng thời, tác giả cũng nêu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về tín dụng ñầu tư phát triển của Nhà nước từñó ñưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. Khái quát về Ngân hàng Phát trin Việt Nam

Nhằm ñáp ứng yêu cầu ñổi mới thực hiện chính sách tín dụng ñầu tư phát triển (TDĐT) và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước phù hợp với lộ trình cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 19/5/2006 Thủ tướng Chính phủ ñã ban hành Quyết ñịnh số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ Phát triển (ñược thành lập theo Nghị ñịnh số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ). Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là The Vietnam Development Bank (viết tắt là VDB).

VDB ñược tổ chức và hoạt ñộng theo ñiều lệ ban hành kèm theo Quyết ñịnh số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Là một công cụ tài chính của Chính phủ, VDB thực hiện nhiệm vụ huy ñộng, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước ñể thực hiện chính sách TDĐT và chính sách TDXK của Nhà nước.

Thực hiện chính sách TDĐT thông qua việc cho vay ñối với các dự án ñầu tư, bảo lãnh cho các chủ dự án vay vốn ñầu tư, hỗ trợ lãi suất sau ñầu tưñối với các dự án ñược ưu ñãi ñầu tư của tất cả các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn và các vùng kinh tế khó khăn cần khuyến khích ñầu tư theo luật khuyến khích ñầu tư trong nước;

Thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước thông qua việc cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp ñồng xuất khẩu.

VDB có tư cách pháp nhân, có vốn ñiều lệ, có con dấu, ñược mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trong nước

và nước ngoài, ñược tham gia hệ thống thanh toán với các Ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy ñịnh của pháp luật.

Hoạt ñộng của VDB không vì mục ñích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, ñược Chính phủ ñảm bảo khả năng thanh toán, ñược miễn nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước theo quy ñịnh của pháp luật.

Nguồn vốn hoạt ñộng của VDB bao gồm: vốn ñiều lệ (10.000 tỷñồng); vốn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho mục tiêu tín dụng ñầu tư và TDXK; vốn ODA ñược Chính phủ giao ñể cho vay lại; phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi; nhận tiền gởi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước…; vốn nhận uỷ thác, cấp phát cho vay ñầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp ñồng nhận uỷ thác giữa VDB với các tổ chức uỷ thác.

VDB là ñơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính; tự chịu trách nhiệm về hoạt ñộng của mình trước pháp luật; thực hiện bảo toàn và phát triển vốn; bù ñắp chi phí và rủi ro hoạt ñộng tín dụng; ñược Nhà nước cấp bù chênh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hệ thống ngân hàng phát triển Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 27)