Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hệ thống ngân hàng phát triển Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 31)

Từ chính sách cho vay vốn tín dụng thông qua ngân hàng phát triển ở các nước, rút ra những bài học kinh nghiệm sau cho Việt Nam:

- Thứ nhất : Hệ thống ngân hàng ñóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn, trước hết ñể thực hiện thành công công nghiệp hoá- hiện ñại hóa, Chính phủ nên sớm có một khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nội. Đồng thời, việc sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô cũng như những hạn chế mục tiêu thời kỳñầu là cần thiết ñể kìm chế sự bùng nổ cho vay, cho vay quá nhiều mà ngân hàng khó kiểm soát ñược chất lượng tín dụng, hoặc ñẩy mạnh tín dụng phát triển kinh tế theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ tổn thương của hệ thống ngân hàng.

- Thứ hai: Xây dựng hệ thống ngân hàng phát triển có tiềm lực vững mạnh, nhanh chóng ña dạng các hình thức huy ñộng vốn, cùng với ñẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, ñồng thời thu hút tư bản nước ngoài ñể ñáp ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa. Bên cạnh ñó, Chính phủ cần có biện pháp mở cửa ñồng bộ cắt giảm thuế quan, chính sách ưu ñãi tín dụng… ñể nâng cao chất lượng tín dụng.

- Thứ ba: Khi ñịnh chế tài chính trong nước còn yếu kém, nhất là khi hệ thống ngân hàng chưa ñủ khả năng phân phối tín dụng một cách hữu hiệu, việc tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn là rất nguy hiểm. Dòng vốn tư bản ngắn hạn ồ ạt gây

hiện tượng “thừa vốn”, dẫn ñến tình trạng lãng phí, hâm nóng thị trường bất ñộng sản, và sựñảo ngược dòng vốn này gây ra bất ổn trong thị trường tài chính.

- Thứ tư: Cần có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ ñối với hệ thống ngân hàng, mở rộng tín dụng và thực hiện chính sách ưu ñãi lãi suất ñối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng ñến xuất khẩu, nhằm tạo ñộng lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn ñề hỗ trợ lãi suất cho tín dụng cần phải có chương trình hành ñộng bước ñi thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể, với kinh nghiệm của các nước cần phải có chếñộ kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng ñể tránh nguy cơ thất thoát vốn. Tuy nhiên nếu sự can thiệp quá mức mang tính áp ñặt của Chính phủ vào hoạt ñộng ngân hàng sẽ trở nên bị gò bó, thiếu tính linh ñộng, gây khó khăn cho ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Kết lun chương 1:

Tác giả nêu tổng quan về tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng Phát triển. Trong ñó, tác giả trình bày tổng quát về ngân hàng phát triển, chất lượng tín dụng chỉ tiêu ñánh giá và các nhân tố ảnh hưởng ñến chất lượng tín dụng của Ngân hàng phát triển. Đồng thời, tác giả cũng nêu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về tín dụng ñầu tư phát triển của Nhà nước từñó ñưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. Khái quát về Ngân hàng Phát trin Việt Nam

Nhằm ñáp ứng yêu cầu ñổi mới thực hiện chính sách tín dụng ñầu tư phát triển (TDĐT) và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước phù hợp với lộ trình cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 19/5/2006 Thủ tướng Chính phủ ñã ban hành Quyết ñịnh số 108/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ Phát triển (ñược thành lập theo Nghị ñịnh số 50/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ). Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là The Vietnam Development Bank (viết tắt là VDB).

VDB ñược tổ chức và hoạt ñộng theo ñiều lệ ban hành kèm theo Quyết ñịnh số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Là một công cụ tài chính của Chính phủ, VDB thực hiện nhiệm vụ huy ñộng, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước ñể thực hiện chính sách TDĐT và chính sách TDXK của Nhà nước.

Thực hiện chính sách TDĐT thông qua việc cho vay ñối với các dự án ñầu tư, bảo lãnh cho các chủ dự án vay vốn ñầu tư, hỗ trợ lãi suất sau ñầu tưñối với các dự án ñược ưu ñãi ñầu tư của tất cả các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn và các vùng kinh tế khó khăn cần khuyến khích ñầu tư theo luật khuyến khích ñầu tư trong nước;

Thực hiện chính sách TDXK của Nhà nước thông qua việc cho vay xuất khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp ñồng xuất khẩu.

VDB có tư cách pháp nhân, có vốn ñiều lệ, có con dấu, ñược mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại trong nước

và nước ngoài, ñược tham gia hệ thống thanh toán với các Ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy ñịnh của pháp luật.

Hoạt ñộng của VDB không vì mục ñích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, ñược Chính phủ ñảm bảo khả năng thanh toán, ñược miễn nộp thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước theo quy ñịnh của pháp luật.

Nguồn vốn hoạt ñộng của VDB bao gồm: vốn ñiều lệ (10.000 tỷñồng); vốn ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho mục tiêu tín dụng ñầu tư và TDXK; vốn ODA ñược Chính phủ giao ñể cho vay lại; phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gởi; nhận tiền gởi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước…; vốn nhận uỷ thác, cấp phát cho vay ñầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp ñồng nhận uỷ thác giữa VDB với các tổ chức uỷ thác.

VDB là ñơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính; tự chịu trách nhiệm về hoạt ñộng của mình trước pháp luật; thực hiện bảo toàn và phát triển vốn; bù ñắp chi phí và rủi ro hoạt ñộng tín dụng; ñược Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý ñối với hoạt ñộng TDĐT và tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo quy ñịnh.

Trụ sở chính của VDB ñặt tại Thủñô Hà Nội, Sở giao dịch tại Hà Nội, văn phòng ñại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và 59 Chi nhánh VDB tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 02 Sở Giao dịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hệ thống ngân hàng phát triển Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)