Vấn đề tài sản đảm bảo trong quyết định cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hòa bình (Trang 78)

Bản chất của bảo đảm tiền vay là sử dụng tài sản của người đi vay hay cam kết của người thứ ba về việc trả nợ thay khi người vay vốn không có khả năng hay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình khi khoản nợ đáo hạn.

Nếu chia hoạt động tín dụng Ngân hàng dựa trên cơ sở đảm bảo tiền vay thì có thể phân chia tín dụng thành 2 loại: cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay tín chấp. Tùy từng khách hàng, tùy từng trường hợp cụ thể mà Ngân hàng sẽ quyết định cho vay tín chấp hay yêu cầu phải có tài sản đảm bảo. Đối với khách hàng không thường xuyên, chưa tạo được uy tín đối với Ngân hàng hay khách hàng từng

có khoản nợ dưới tiêu chuẩn thì bắt buộc phải có tài sản bảo đảm và việc thẩm định tài sản phải được tiến hành cẩn thận để việc thu hồi nợ sau này được thuận lợi. Ngược lại, đối với những khách hàng thân thiết có uy tín, thị trường hoạt động lớn, phương án kinh doanh có hiệu quả cao, năng lực tài chính tốt thì sẽ được Ngân hàng cho vay tín chấp.

Trong hoạt động tín dụng, không được quan niệm rằng tài sản bảo đảm là mục tiêu, là nguồn thu nợ, là điều kiện đủ để có thể cho vay. Bảo đảm tín dụng chỉ là biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra nhằm hạn chế đến mức tối đa thiệt hại cho Ngân hàng, đồng thời là cơ sở để đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả đem lại hiệu quả thiết thực, không gây thất thoát vốn. Việc xem xét và ra quyết định cho vay phải dựa chủ yếu trên hiệu quả của phương án kinh doanh và năng lực tài chính của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hòa bình (Trang 78)