Phân tích dư nợ cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hòa bình (Trang 54)

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ cao hay thấp đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân Hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Cụ thể tình hình dư nợ của chi nhánh được như sau:

Bảng 3.7. Tình hình dư nợ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng trưởng (%) 2008/2007 2009/2008

Tổng DNCV 919,09 989,72 1.624,09 7,92 64,10

Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tụt dốc… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng một mặt hạn chế tín dụng đối với một số lĩnh vực có nhiều rủi ro như: bất động sản, chứng khoán… để đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, mặt khác tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn thông qua các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung đẩy mạnh tín dụng vào những ngành nghề hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng đã chậm lại nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Cụ thể, tổng dư nợ cho vay năm 2008 đạt 989,72 tỷ đồng tăng 70,63 tỷ đồng, tương đương 7,92% so với năm 2007.Tổng dư nợ cho vay năm 2009 tại chi nhánh Hòa Bình đã có tốc độ tăng tưởng mạnh khi đạt số dư là 1.624,09 tỷ đồng tăng 634,37 tỷ đồng, tương đương 64,10% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình kinh tế Việt Nam đã bước vào giai đoạn phục hồi, đặc biệt là tác động của những gói kích cầu của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh thông qua tín dụng của các Ngân hàng thương mại.

Biểu đồ 3.3. Tình hình dư nợ

Nguồn: Triển khai từ bảng 3.7

Mục đích của việc phân loại dư nợ cho vay theo kỳ hạn cho ta thấy được cơ cấu tỷ trọng trong việc đầu tư cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn của chi nhánh so với tổng dư nợ qua các năm. Kết quả đầu tư tín dụng của Eximbank trong 3 năm gần đây :

Bảng 3.8. Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tín dụng Eximbank – Chi nhánh Hòa Bình

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc đđộ tăng trưởng 2008/2007 Tốc đđộ tăng trưởng 2009/2008 (+/-) (%) (+/-) (%) Ngắn hạn 641,96 673,01 1.175,03 31,05 4,84 502,02 74,59 Trung hạn 203,04 227,64 281,78 24,60 12,12 54,14 23,78 Dài hạn 72,09 89,07 167,28 16,98 23,55 78,21 87,81 Tổng DNCV 917,09 989,72 1.624,09 72,63 7,92 634,37 64,10 917.09 989.72 1,624.09 0 500 1000 1500 2000 Tỷ đồng 2007 2008 2009 Năm

Trong tổng dư nợ cho vay theo kỳ hạn của chi nhánh, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này là do thực tế khả năng của chi nhánh có hạn, các khoản cho vay trung và dài hạn thường ít. Mặt khác, nguồn vốn huy động được chủ yếu là ngắn hạn, do đó chỉ có thể đáp ứng đa phần nhu cầu vốn ngắn hạn. Dựa vào bảng 2.7 ta thấy rằng, tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay theo kỳ hạn ở năm 2009 tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2008. Cụ thể như sau: Năm 2008, dư nợ cho vay ngắn hạn chỉ tăng 4,48%; dư nợ cho vay trung hạn tăng 12,12%; dư nợ cho vay dài hạn tăng 23,55% so với năm 2007. Nhưng vào năm 2009, tình hình tăng trưởng của dư nợ cho vay theo kỳ hạn có tốc độ tăng trưởng khả quan hơn. Dư nợ tín dụng cho vay ngắn hạn năm 2009 tăng 74,59%; dư nợ cho vay trung hạn tăng 23,78%; dư nợ cho vay dài hạn tăng 87,81% so với năm 2008.

Biểu đồ 3.4. Tình hình dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Nguồn: Triển khai từ bảng 3.8

641.96 203.04 72.09 673.01 227.64 89.07 1,175.03 281.78 167.28 0 200 400 600 800 1000 1200 Tỷ đồng 2007 2008 2009 Năm Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Qua biểu đồ ta thấy rằng, trong cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn là chỉ tiêu chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 70% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2007 đạt 641,96 tỷ đồng chiếm 70%; năm 2008 đạt 673,01 tỷ đồng chiếm 68%; năm 2009 đạt 1.175,03 tỷ đồng chiếm 72,35% trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh. Trong khi đó, dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh. Dư nợ cho vay trung hạn năm 2007 đạt 203,04 tỷ đồng chiếm 22,14%; năm 2008 đạt 227,64 tỷ đồng chiếm 23%; năm 2009 đạt 281,78 tỷ đồng chiếm 17,35% trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay dài hạn năm 2007 đạt 72,09 tỷ đồng chiếm 7,86%; năm 2008 đạt 89,07 tỷ đồng chiếm 9%; năm 2009 đạt 167,28 tỷ đồng chiếm 10,30% trong tổng dư nợ. Đặc trưng của khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên nhu cầu vốn chủ yếu của các doanh nghiệp này là nguồn vốn lưu động, các doanh nghiệp cần vốn để nhập hàng về phân phối hoặc cần vốn để mua nguyên liệu kịp sản xuất giao hàng cho đối tác nước ngoài.

Dư nợ cho vay còn được phân chia theo thành theo thành phần kinh tế

Bảng 3.9. Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tín dụng tại Eximbank – Chi nhánh Hòa Bình

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc đđộ tăng trưởng 2008/2007 Tốc đđộ tăng trưởng 2009/2008 (+/-) (%) (+/-) (%) DNNN 12,20 15,21 17,39 3,01 24,67 2,18 14,33 DNNQD 354,43 419,29 738,74 64,86 18,30 319,45 76,19 Cá nhân khác 275,33 238,51 418,90 (36,82) (13,37) 180,39 75,63 Tổng DNCV NH 641,96 673,01 1.175,03 31,05 4,84 502,02 74,59

Trong giai đoạn 2007 – 2009, khi xem xét dư nợ của chi nhánh theo thành phần kinh tế, ta thấy dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong giai đoạn này, chi nhánh chủ yếu cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các cá nhân. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, họ nhận được sự hỗ trợ về vốn từ ngân sách Nhà nước. Do đó thành phần kinh tế này ít phải vay mượn từ bên ngoài. Trong khi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào nguồn vốn của bản thân, chỉ có thể vay mượn từ người thân khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy họ cần thêm vốn để vay vòng thì thường muốn vay mượn từ ngân hàng hơn là phải vay nóng bên ngoài, vì lúc này lãi phải trả sẽ rất cao.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước năm 2008 đạt 15,21 tỷ đồng tăng 3,01 tỷ đồng tương đương 24,67 % so với năm 2007. Năm 2009 đạt 17,39 tỷ đồng tăng 2,18 tỷ đồng tương đương 14,33% so với năm 2008.

Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2008 đạt 419,29 tỷ đồng tăng 64,86 tỷ đồng tương đương 18,30% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 738,74 tỷ đồng tăng 319,45 tỷ đồng tương đương 76,19% so với năm 2008.

Dư nợ cho vay cá nhân năm 2008 chỉ đạt 238,51 tỷ đồng giảm 36,82 tỷ đồng tương 9u7o7ng giảm 13,37% so với năm 2007. Năm 2009 đạt 418,9 tỷ đồng tăng 180,39 tỷ đồng tương đương 75,63% so với năm 2008.

Biểu đồ 3.5. Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

Nguồn: Triển khai từ bảng 3.9

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng dư nợ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh. Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2007 đạt 354,43 tỷ đồng chiếm 55,21%; năm 2008 đạt đạt 419,29 tỷ đồng chiếm 62,3%; năm 2009 đạt 738,74 tỷ đồng chiếm 62,87% trong tổng dư nợ. Eximbank – chi nhánh Hòa Bình đã không ngừng nghiên cứu và cung cấp sản phẩm linh hoạt, phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp. Đặc biệt, Eximbank là ngân hàng đầu tiên cho ra đời sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá với mức lãi suất rất thấp nhằm đồng hành và chia sẻ những khó khăn cùng doanh nghiệp, tạo động lực thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.

Dư nợ cho vay cá nhân năm 2007 đạt 275,33 tỷ đồng chiếm 42,89%; năm 2008 đạt 238,51 tỷ đồng chiếm 35,44% ; năm 2009 đạt 418,90 tỷ đồng chiếm 35,65%

0 100 200 300 400 500 600 700 800

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

12.2 15.21 17.39 354.43 419.29 738.74 275.33 238.51 418.9 Tỷ đồng Năm DNNN DNNQD Cá nhân

trong tổng dư nợ của chi nhánh. Trong cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân năm 2008 sụt giảm thì chủ yếu là tín dụng bất động sản. Điều này chứng tỏ Ngân hàng hạn chế khá tốt rủi ro phát sinh từ sự hủng hoảng của thị trường bất động sản. Năm 2009, nền kinh tế dần đi vào ổn định với các gói kích cầu của Chính phủ, Eximbank – chi nhánh Hòa Bình mạnh dạn đẩy mạnh cho vay cá nhân, tập trung đưa các sản phẩm cạnh tranh, thủ tục giải quyết nhanh gọn để thu hút một lượng lớn đối tượng cá nhân đến vay vốn tại chi nhánh. Vì vậy, dư nợ cho vay cá nhân có tốc độ tăng trưởng và chiếm tỷ trong khá cao trong năm 2009.

Nhìn chung, dư nợ cho vay tại chi nhánh qua các năm trong giai đoạn 2007- 2009 tăng trưởng nhưng không ổn định. Mặc dù chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Eximbank - chi nhánh Hòa Bình đã không ngừng nâng cao thế mạnh về thương hiệu bên cạnh thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình cùng khả năng xử lý nhanh hồ sơ, thủ tục giao dịch đơn giản, lãi suất, phí dịch vụ cạnh tranh, sản phẩm đa dạng. Từ đó, Eximbank – chi nhánh Hòa Bình khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hòa bình (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)