Quy trình xét duyệt cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hòa bình (Trang 39)

8 1 2 3 7 3 4 5 6

2.3.2. Tóm tắt quy trình tín dụng tại Eximbank - chi nhánh Hòa Bình

Bước 1 : Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ.

Bước 2 : Thẩm định tài sản đảm bảo.

Bước 3 : Thẩm định khách hàng và lập tờ trình. Bước 4 : Trình duyệt hồ sơ vay

Bước 5: Thông báo cho khách hàng và mở tài khoản

Bước 6 : Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo nợ vay Bước 7 : Lập hợp đồng tín dụng / Khế ước nhận nợ

Bước 8 : Giải ngân

Bước 9 : Lưu trữ hồ sơ vay

Bước 10 : Kiểm tra, theo dõi khoản vay Bước 11 : Thanh lý hợp đồng tín dụng

Hộ sản xuất

Cán bộ tín dụng

Trưởng phịng tín dụng

Giám đốc Ngân hàng

Thủ quỹ giải ngân

3.2. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại Eximbank – Chi nhánh Hòa Bình

3.2.1. Phân tích tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động cơ bản, có tính chất quan trọng ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Đây là hoạt động tạo ra nguồn vốn chủ yếu của các NHTM. Vì vậy, Eximbank – Chi nhánh Hòa Bình không ngừng nâng cao công tác phục vụ khách hàng, nâng cao trình độ nhân viên nhằm kết hợp với đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ huy động vốn, kèm với nhiều hình thức khuyến mại quay số trúng thưởng với nhiều hình thức được cung cấp cho khách hàng tham gia gửi tiền, thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi còn rất lớn trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Cụ thể thực trạng tình hình huy động vốn của Eximbank – Chi nhánh Hòa Bình trong ba năm 2007 – 2009 như sau:

Ngân hàng đã thực hiện huy động vốn dưới nhiều hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn qua các hình thức tiền gửi thanh toán, phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu). Đồng thời các hình thức tiền gửi cũng đa dạng, như: tiền gửi bậc thang, tiền gửi với lãi suất lũy tiến, tiền gửi tiết kiệm linh hoạt,… tạo sự thuận tiện lựa chọn cho khách hàng, nhất là khách hàng chưa dự tính chính xác được thời điểm phải sử dụng tiền trong tương lai gần. Ngoài ra, công nghệ thẻ đang phát triển mạnh, ổn định và tiện ích, cùng với sự năng động trong việc tiếp thị thẻ ở các cơ quan ban ngành, các công ty doanh nghiệp và cả khối trường học, đặc biệt là hệ thống ATM Eximbank đã thuộc nhóm các Ngân hàng liên kết Vietcombank cũng đã góp phần tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng.

3.2.1.1. Tình hình huy động vốn theo loại tiền

Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn theo loại tiền

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank – Chi nhánh Hòa Bình

Năm 2008 là một năm đầy sóng gió đối với ngành tài chính - ngân hàng khi mà lãi suất, tỷ giá ngoại tệ và vàng có nhiều biến động nên đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình huy động vốn của các ngân hàng. Mặc dù, đầu những tháng đầu năm 2009 tình hình đã đi vào ổn định nhưng những tác động của năm 2008 vẫn gây ra không ít khó khăn đối với ngành ngân hàng Việt Nam nói chung, trong đó không ngoại trừ Eximbank. Để thích ứng với thị trường, Ngân hàng đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều biện pháp, chính sách phù hợp với diễn biến thị trường từng giai đoạn. Từ đó, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của Ngân hàng cũng như của chi nhánh Hòa Bình đến năm 2009 vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao. Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng trưởng 2008/2007 Tốc độ tăng trưởng 2009/2008 (+/-) (%) (+/-) (%) VNĐ 281,38 617,63 975,63 336,25 119,50 358 57,96 Vàng quy ra VNĐ 88,32 224,05 298,79 135,73 153,68 74,74 33,36 Ngoại tệ quy ra VNĐ 139,67 168,02 221,02 28,35 20,30 53 31,54 VHD 509,37 1.009,70 1.495,44 500,33 98,23 485,74 48,11

Năm 2008 vốn huy động đạt 1.009,70 tỷ đồng tăng 500,33 tỷ đồng tương đương 98,23% so với năm 2007. Trong đó, vốn huy động VND đạt 617,63 tỷ đồng tăng 336,25 tỷ đồng tương đương 119,50% so với năm 2007 và chiếm 61,17% trong nguồn vốn huy động; vốn huy động vàng quy ra VND là 224,05 tỷ đồng tăng 135,73 tỷ đồng tương đương 153,68% so với năm 2007 và chiếm 22,19% trong nguồn vốn huy động; vốn huy động ngoại tệ quy ra VND là 168,02 tỷ đồng tăng 28,35 tỷ đồng tương đương 20,30% so với năm 2007 và chiếm 16,64% trong nguồn vốn huy động.

Năm 2009, vốn huy động đạt 1.495,44 tỷ đồng tăng 485,74 tỷ đồng tương đương 48,11% so với năm 2008. Trong đó, vốn huy động VND đạt 975,63 tỷ đồng tăng 358 tỷ đồng tương đương 57,96% so với năm 2008 và chiếm 65,24% trong nguồn vốn huy động; vốn huy động vàng quy ra VND đạt 298,79 tỷ đồng tăng 74,74 tỷ đồng tương đương 33,36% so với năm 2008 và chiếm 19,98% trong nguồn vốn huy động; vốn huy động ngoại tệ quy ra VND đạt 221,02 tỷ đồng tăng 53 tỷ đồng tương đương 31,54% so với năm 2008 và chiếm 14,78% trong nguồn vốn huy động. Trong thời kỳ khủng hoảng của năm 2008, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, có lúc lãi suất huy động lên đến 19%/năm và lãi suất vay qua đêm là 30%/năm. Tuy nhiên, doanh số huy động vốn của chi nhánh năm 2008 vẫn tăng cao hơn nhiều so với năm 2007. Điều này chứng tỏ, những chính sách, biện pháp mà Ngân hàng áp dụng mang lại hiệu quả cao.

Biểu đồ 3.1. Tình hình huy động vốn theo loại tiền

Nguồn: Triển khai từ bảng 3.1

Qua biểu đồ 3.1 ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi bằng VND luôn có giá trị cao nhất. Có thể nói rằng, VND vẫn luôn là đơn vị tiền tệ được sử dụng nhiều nhất và phổ biến nhất trong tất cả các giao dịch tại các ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, trong cơ cấu nguồn huy động, vàng và ngoại tệ (quy đổi ra VND) cũng chiếm một phần đáng kể. Năm 2009, mặc dù số lượng vốn huy động bằng vàng và ngoại tệ tăng không nhiều so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao, góp phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

281.38 88.32139.67 617.63 224.05 168.02 975.63 298.79 221.02 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Tỷ đồng 2007 2008 2009 Năm VND Vàng Ngoại tệ

3.2.1.2. Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn : Báo cáo tài chính Eximbank – Chi nhánh Hòa Bình

Năm 2008 nguồn vốn huy động từ cá nhân đạt 759,19 tỷ đồng tăng 410,48 tỷ đồng tương đương 117,71% so với năm 2007. Đây là kết quả của của đợt tăng cao lãi suất huy động vào khoảng quý I của năm 2008, vào thời điểm này nhiều ngân hàng thực hiện tăng lãi suất để có thể thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi vào ngân hàng mình. Năm 2009 vốn huy đđộng từ cá nhânđđạt 983,40 tỷđđồng tăng 224,21 tỷ đồng tương đương 29,53% so với năm 2008.

Nguồn huy động vốn từ doanh nghiệp Nhà Nước năm 2008 là 64,92 tỷ đồng tăng 21,62 tỷ đồng tương đương 49,95% so với năm 2007. Năm 2009 nguồn vốn huy

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng trưởng 2008/2007 Tốc độ tăng trưởng 2009/2008 (+/-) (%) (+/-) (%) DNNN 43,30 64,92 108,42 21,62 49,95 43,50 67 DNNQD 22,67 53,72 88,23 31,05 136,98 34,51 64,25 100% Vốn NN 3,46 2,12 15,25 (1,34) (38,78) 13,13 619,38 Cá nhân 348,71 759,19 983,40 410,48 117,71 224,21 29,53 Khác 91,23 129,75 300,13 38,52 42,22 170,38 131,32 VHD 509,37 1.009,70 1.495,44 500,33 98,23 485,74 48,11

động từ các doanh nghiệp Nhà Nước đạt 108,42 tỷ đồng tăng 43,5 tỷ đồng tương đương 67% so với năm 2008.

Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 2008 là 53,72 tỷ đồng tăng 31,05 tỷ đồng tương đương 136,98% so với năm 2007. Năm 2008 cũng là năm khó khăn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ, các doanh nghiệp chủ yếu chỉ sản xuất cầm chừng, hạn chế mở rộng sản xuất kinh doanh nguồn vốn phục vụ sản xuất bị thiếu hụt, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, phá sản. Do đó, các doanh nghiệp vẫn giữ tiền ở ngân hàng chờ đợi điều hiện hoạt động kinh doanh khả quan hơn. Năm 2009, vốn huy động từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 88,23 tỷ đồng tăng 34,51 tỷ đồng tương đương 64,25% so với năm 2008.

Nguồn vốn huy đđộng từ các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài chỉ đđạt 2,12 tỷ đđồng giảm 1,34 tỷ đồng tương đương giảm 38,78% so với năm 2007. Đến năm 2009, vốn huy đđộng từ các doanh nghiệp nước ngòai đđạt 15,25 tỷ đđồng tăng 13,13 tỷ đồng tương đương 619,38% so với năm 2008. Năm 2009 nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tăng đáng kể. Mặc dù, năm 2009 nền kinh tế của nước ta vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, song xu hướng đầu tư vào Việt Nam vẫn khả quan vì chúng ta có lợi thế về ổn định kinh tế – chính trị so với khu vực. Hơn thế nữa, thị trường, lực lượng lao động, hạ tầng của Việt Nam ngày càng được cải thiện.

Biểu đồ 3.2. Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế

Nguồn : Triển khai từ bảng 3.2

Qua biểu đồ ta thấy rằng, vốn huy động từ cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động của chi nhánh Hòa Bình. Năm 2007, vốn huy động từ các nhân chiếm 68,46% trong nguồn vốn huy động. Năm 2008, 2009 vốn huy động từ các nhân lần lượt chiếm 75,19%; 65,76% trong nguồn vốn huy động của chi nhánh. Trong thành phần kinh tế xã hội, cá nhân là những người nắm giữ số tiền nhàn rỗi nhiều nhất, họ là những người đóng góp đáng kể vào tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp là rất ít, họ duy trì tiền gửi tại ngân hàng chủ yếu phục vụ việc thanh toán qua ngân hàng do nguồn vốn nhàn rỗi của họ không nhiều, phần lớn đã được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn huy động từ các doanh nghiệp trong ba năm 2007, 2008, 2009 chỉ lần lượt chiếm 4,45%; 5,82%; 5,9% trong nguốn vốn huy động của chi nhánh. 43.30 22.673.46 348.71 91.23 64.92 53.72 2.12 759.19 129.75 108.42 88.23 15.25 983.40 300.13 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Tỷ đồng 2007 2008 2009 Năm DNNN DNNQD 100% Vốn NN Cá nhân Khác

Như vậy, tình hình huy động vốn của chi nhánh Hòa Bình trong giai đoạn 2007 – 2009 không ổn định nhưng vẫn tương đối cao qua các năm. Nhìn chung, tốc độ huy động của nguồn vốn tăng trên 45% qua các năm, nâng cao năng lực hoạt động của chi nhánh và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn này có ưu thế là chi phí rẻ, linh hoạt. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác có liên quan như: kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, đặc biệt là dịch vụ thanh toán, chuyển tiền điện tử tốc độ nhanh, chính xác, an toàn và bảo mật đã góp phần quan trọng trong việc thu hút khách hàng mở tài khoản, giao dịch và thanh toán qua ngân hàng, là yếu tố thúc đẩy nguồn vốn huy động dưới hình thức tiền gửi thanh toán tăng trưởng cao trong thời gian qua.

3.2.2. Phân tích tình hình cho vay

Song song với hoạt động huy động vốn thì hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng của một ngân hàng, giúp điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, giúp nguồn vốn trong nền kinh tế quay vòng một cách hài hòa. Một mặt, ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế; mặt khác, từ nguồn vốn huy động đó ngân hàng tiến hành cho vay các đối tượng có nhu cầu như phục vụ sản xuất kinh doanh, mua thêm thiết bị sản xuất, đầu tư công nghệ…

Bất cứ một Ngân Hàng nào cũng vậy, muốn hoạt động tốt không chỉ nâng cao nguồn vốn huy động mà còn phải nâng cao mức dư nợ. Eximbank cũng như mọi Ngân Hàng khác, luôn mở rộng hoạt động tín dụng đến với mọi thành phần kinh tế tuy nhiên Eximbank Hòa Bình vẫn lấy an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng làm mục tiêu hoạt động.

Thực trạng hoạt động tín dụng tại Eximbank qua 3 năm gần đây đã cho thấy sự quản lý chặt chẽ cũng như việc thực hiện các biện pháp một cách có hiệu quả của lãnh đạo và tập thể nhân viên của Ngân Hàng. Eximbank đã tiếp tục đẩy mạnh tài trợ cho vay xuất nhập khẩu, cho vay ngắn hạn, mở rộng cung cấp các dịch vụ trọn gói, hạn chế cho vay bất động sản, chứng khoán để thích ứng với tình hình thực tế được thể hiện chi tiết:

3.2.2.1. Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn

Bảng 3.3. Doanh số cho vay theo thời gian

Đơn vị tính: Tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng trưởng 2008/2007 Tốc độ tăng trưởng 2009/2008 (+/-) % (+/-) % Ngắn hạn 898,84 1.162,43 1.936,95 263.59 29.33 774,52 66,63 Trung hạn 259,99 276,13 492,42 16,14 6,21 216,29 78,33 Dài hạn 79,24 46,02 169,17 (33,22) (41,92) 123,15 267,60 Tổng doanh số cho vay 1.238,07 1484,58 2.598,54 246,51 19,91 1.113,96 75,04

Nguồn: Báo cáo tín dụng của Eximbank – Chi nhánh Hòa Bình

Qua bảng số liệu ta thấy rằng, cơ cấu doanh số cho vay theo kỳ hạn của ngân hàng với cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao luôn chiếm trên 70% trong tổng doanh số cho vay. Đồng thời cũng có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm, năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 1.162,43 tỷ đồng tăng 263,59 tỷ đồng tương đương 29,33% so với năm 2007, năm 2009 đạt 1.936,95 tỷ đồng tăng 774,52 tỷ đồng tương đương 66,63% so với năm 2008.

Doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng qua các năm, riêng doanh số cho vay dài hạn năm 2008 giảm so với năm 2007. Cụ thể, doanh số cho vay trung hạn năm 2008 đạt 276,13 tỷ đồng tăng 16,14 tỷ đồng tương đương 6,21% so với năm 2007, năm 2009 đạt 492,42 tỷ đồng tăng 216,29 tỷ đồng tương đương 78,33% so với năm 2008. Doanh số cho vay dài hạn năm 2008 đạt 46,02 tỷ đồng giảm 33,22 tỷ đồng tương đương giảm 41,92%, năm 2009 đạt 169,17 tỷ đồng tăng 123,15 tỷ đồng tương đương 267,60%.

Nhưng nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của năm 2008 thấp hơn năm 2009 rất nhiều. Trong năm 2008, lãi suất cao trong thời gian này khiến các nhà đầu tư cân nhắc và chuyển quyết định vay vốn trung hạn và dài hạn sang ngắn hạn. Mặt khác, để đảm bảo thanh khoản Ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn. Trong năm 2009 với sự hỗ trợ từ Chính phủ thông qua chương trình hỗ trợ lãi suất, doanh số cho vay tăng đáng kể.

Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn được phân tích rõ hơn trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.4. Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ tăng trưởng 2008/2007 Tốc độ tăng trưởng 2009/2008 (+/-) % (+/-) % DNNN 29,21 36,85 57,14 7,64 26,16 20,29 55,06 DNNQD 596,29 802,54 1.308,99 206,25 34,59 506,45 63,11 Cá nhân khác 273,34 323,04 570,82 49,70 18,18 247,78 76,70 Tổng doanh số cho vay NH 898,84 1.162,43 1.936,95 263,59 29,33 774,52 66,63

Nguồn: Báo cáo tín dụng của Eximbank – Chi nhánh Hòa Bình

Qua bảng số liệu ta thấy rằng, doanh số hoạt động cho vay ngắn hạn chủ yếu là cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: Công ty cổ phần, công ty TNHH, Công ty liên doanh và doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước năm 2008 đạt 36,85 tỷ đồng tăng 7,64 tỷ đồng tương đương 26,16% so với năm 2007, năm 2009 đạt 57,14 tỷ đồng tăng 20,29 tỷ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh hòa bình (Trang 39)