Tỷ lệ này là tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của Ngân Hàng. Do hiện tại hoạt động tín dụng đang giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng nên chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng của chi nhánh trong việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của các chủ thể trong nền kinh tế.
Bảng 3.11. Tỷ lệ giữa tổng dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng dư nợ cho vay 917,09 989,72 1.624,09
Vốn huy động 509,37 1.009,70 1.495,44
Tỷ lệ (%) 180,04 98,02 108,60
Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank – chi nhánh Hòa Bình
Biểu đồ 3.6. Tổng dư nợ cho vay và tổng vốn huy động tại Eximbank CN Hòa Bình
Nguồn: Triển khai từ bảng 3.11
917.09 509.37 989.72 1009.70 1,624.09 1495.44 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Tỷ đồng 2007 2008 2009 Năm Tổng DNCV Vốn huy động
Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.6, ta thấy rằng năm 2007 tổng dư nợ cho vay của chi nhánh là 917,09 tỷ đồng nhưng nguồn vốn huy động chỉ đạt 509,37 tỷ đồng, tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động là 180,04%. Điều này chứng tỏ rằng chi nhánh không những đã sử dụng hầu hết tổng vốn huy động cho vay mà còn sử dụng thêm nguồn vốn ngoài đế đáp ứng nhu cầu vốn các chủ thể trong nền kinh tế. Trong trường hợp này chi nhánh đã sử dụng nguồn vốn luân chuyển nội bộ tức là vay của hội sở.
Năm 2008, tổng dư nợ cho vay đạt 989,72 tỷ đồng, nguồn vốn huy động đạt 1.009,7 tỷ đồng. Do tình hình kinh tế biến động dẫn đến tổng dư nợ cho vay thấp hơn vốn lưu động nhưng tỷ lệ tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động vẫn cao đạt 98,02%. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng ở chi nhánh mạnh. Tuy nhiên việc làm này có thể dẫn đến nhiều rủi ro cho Ngân Hàng trong trường hợp không thu hồi được nợ đúng hạn. Vì vậy Ngân Hàng cần phải có thêm biện pháp quản lý các khoản vay tốt để hạn chế rủi ro.
Năm 2009, tổng dư nợ cho vay đạt 1.624,09 tỷ đồng, nguồn vốn huy động đạt 1.495,44 tỷ đồng, tỷ lệ tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động vẫn cao đạt 108,60%. Trong thời gian này, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ với những gói kích cầu tình hình tín dụng đã ổn định hơn.
3.4. Những thành tựu đạt được và những tồn tại trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh
3.4.1. Những thành tựu đạt được
- Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 70- 80% thu nhập trong tổng thu nhập tại Eximbank – chi nhánh Hòa Bình. Để đạt được kết quả đó hoạt động tín dụng tăng trưởng vượt bậc qua các năm góp phần làm tăng đáng kể thu nhập từ lãi vay tại chi nhánh Eximbank Hòa Bình. Cụ thể dư nợ cho vay cuối năm 2007 là 917,09 tỷ đồng, đến cuối năm 2009 dư nợ đã lên đến 1.624,09 tỷ đồng.
- Nợ quá hạn luôn được kiểm soát chặt chẽ và được xem là mục tiêu hàng đầu để hạn chế rủi ro tín dụng. Theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN, Eximbank Hòa Bình đã xây dựng và áp dụng đồng bộ với chính sách phân loại nợ hoàn toàn dựa trên thực trạng của khách hàng. Chi nhánh đã xây dựng cụ thể kế hoạch, đề ra kế hoạch giảm nợ xấu đến từng khách hàng. Dự kiến số tiền trích lập dự phòng rủi ro hàng tháng và thực hiện kế hoạch trích lập dự phòng rủi ro phân bổ từng quý để giảm bớt chi phí thay vì phải trích vào cuối năm để Ngân Hàng chủ động trong kế hoạch tài chính ngay từ đầu năm.
- Công tác thẩm định và công tác quản lý tín dụng đã đi vào nề nếp, quy cũ, phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tín dụng. Cụ thể như sau: thành lập trung tâm địa ốc Eximbank, ban kiểm toán nội bộ, phòng quản lý tín dụng nhằm hỗ trợ công tác tín dụng. Công ty đã tăng cường công tác kiểm tra sau khi cho vay, hướng dẫn trong công việc thẩm định cho vay, quản lý giám sát và thu nợ, tiến hành rà soát định giá lại tài sản theo định kì.
- Chi nhánh đã chủ động kiểm soát được mức độ tăng trưởng và thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm tăng trưởng có chất lượng, phù hợp với hướng chuyển
dịch cơ cấu của hệ thống. Ngoài ra chi nhánh đang xây dựng chương trình đánh giá xếp hạng khách hàng nhằm hỗ trợ công tác thẩm định tốt hơn.
- Eximbank Chi nhánh Hòa Bình khai thác và sử dụng vốn hiệu quả. Tốc độ vòng quay càng cao, vốn tín dụng ngày càng cao, ít rủi ro, thu hồi vốn nhanh.
- Các sản phẩm dịch vụ tín dụng của Eximbank Hòa Bình ngày càng phát triển toàn diện, phù hợp với nhu cầu của thị trường và khách hàng. Kết quả là có nhiều hình thức cấp tín dụng xuất hiện, gắn liền với các sản phẩm tín dụng cụ thể, đáp ứng theo từng đối tượng khách hàng. Cho vay khách hàng cá nhân với các hình thức như: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua nhà, mua căn hộ cao cấp, cho vay tiêu dùng, cho vay du học, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay cầm cố cổ phiếu, cho vay thấu chi…Cho vay doanh nghiệp có các hình thức : cho vay sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án, chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa…
3.4.2. Những tồn tại trong hoạt động tín dụng ngắn hạn
- Địa bàn hoạt độnïg của Ngân hàng gồn trụ sở chính ở Tp.Hồ Chí Minh và 124 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước nên khó cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác.
- Danh mục cho vay chưa thật sự đa dạng. Hoạt đông dịch vụ tín dụng là hoạt đông truyền thống, mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân Hàng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng vì lẽ đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động cho vay. Mặc dù hiện nay các sản phẩm tín dụng tại Eximbank chi nhánh Hòa Bình đã đa dạng nhưng dư nợ vàvẫn tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực”nóng” như lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực chứng khoán, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát chất lượng tín dụng.
- Một số phát sinh về sai phạm về mặt quy chế, quy trình tín dụng cũng như thủ tục cho vay vẫn còn xuất hiện tại chi nhánh,cụ thể như sau:sản phẩm mới đưa ra chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn đến khi thực hiện CBTD chưa hiểu và nắn hết bản chất của sản phẩm.Quy trình tín dụng không thống nhất, thủ tục cho vay còn rườm rà, các điều kiện vay không thực hiện nghiêm ngặt,… là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay do dựa trên những quyết định cho vay không chính xác và công tác quản lý nợ còn chưa chặt chẽ.
- Việc khai thát và xử lý thông tin còn hạn chế,trong quá trình tiếp cận khách hàng vay vốn, chi nhánh chưa thật sựu quan tâm đến việc tìm hiểu thông tin của ngành cũng như diễn biến của thị trường trong ngành mà khách hàng đang kinh doanh,dẫn đến khó lường trước được những diễn biến về giá các sản phẩm có thể thay thế,việc phân tích hồ so vay vốn sơ sài dẫn đến chưa đánh giá được rủi ro mà khoản vay có thể xảy rakhi thị trường biến động
- Do Ngân hàng chủ quan trong việc đánh giá khách hàng đã có quan hệ tín dụng. Trường hợp này thường rơi vào các khách hàng đã vay tại chi nhánh nhiều lần và điều thực hiện tốt các nguyên tắt tín dụng, khi khách hàng có nhu cầu xin tăng thêm hạn mức tín dụng hoặc các hồ sơ xin tái cấp vốn thì ngân hàng chủ quan hay đôi khi cả nể trong quan hệ với khách hàng mà bỏ qua một số bước quy trình xét duyệt cho vay như: khảo sát lại tài sản thế chấp, đánh giá và phân tích lại nguồn thu nhập của khách hàng.
- Công tác kiểm tra ,kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả và không thường xuyên chưa đáp ứng kịp mức độ phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng.
- Việc hạch toán xuất nhập tài sản thế chấp chưa kịp thời, không đúng giá trị, hoạch toán chưa đủ chứng từ chứng minh tài sản cầm cố đã được kiểm kê gởi kho.
Hàng hóa thuế chấp tại kho đơn vị nhưng không có người của chi nhánh quản lý hoặc Chi nhánh kiểm tra hàng hóa chưa kịp thời và đầy đủ.
- Đội ngũ nhân viên tín dụng còn trẻ, mặc dù rất nhiệt tình, năng động nhưng sự thiếu kinh nghiệm trong công tác tín dụng, khả năng nắm bắt chính sách, cơ chế, thể lệ nghiệp vụ còn hạn chế do vậy làm ảnh hưởng dến việc tư vấn hướng dẫn, thẩm định,thu thập thông tin từ khách hàng và đánh giá khách hàng. Dẫn đến việc lập hồ sơ vay vốn, quản lý nợ và thu hồi vốn chưa hiệu quả, dễ phát sinh rủi ro và ảnh hưởng tới cơ hôi kinh doanh của ngân hàng với khách hàng.
3.4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Eximbank chi nhánh Hòa Bình