Nhóm giải pháp phát triển nhân lực lao động dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 105)

Chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nắm được những cơ hội việc làm, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, ảnh hưởng đến thu nhập của lao động. Vì thếđể giải quyết việc làm cho lao động DTTS, nâng cao thu nhập đảm bảo cuộc sống ổn định hơn thì bản thân người lao động cần nhận thức đúng đắn về vai trò của việc học tập nâng cao trình độ văn hóa, học nghề. Khi đã có trình độ thì cơ hội tìm kiếm, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất.

4.4.4.1 Nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật có sức khỏe

- Quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục văn hóa, đào tạo nghề và phát triển nhân cách của lao động DTTS có tri thức, có tác phong công nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề và học nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp CNH và HĐH nông nghiệp nông thôn, giúp cho lao động DTTS thích nghi, đáp ứng dần dần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96

được nhu cầu của các nhà tuyển dụng, đồng thời có nguồn nhân lực chất lượng hơn chuyển dịch cho khu vực công nghiệp và dịch vụ.

- Hỗ trợ tiền cho hoạt động đào tạo và dạy nghề cho lao động DTTS; Cấp thẳng và cho vay ưu đãi tiền vốn để lao động khắc phục khó khăn ổn định cuộc sống khi chuyển đến nơi định cư và làm việc mới (đặc biệt ưu tiên chuyển đến vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn); mua sắm trang bị dụng cụ tạo nghề mới. Cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục phiền hà gây khó dễ cho người lao động khi đăng ký cư trú, làm việc và hưởng các dịch vụ công về y tế, giáo dục, văn hóa xã hội v,v, Điều này đặc biệt quan trọng để lao động trẻ DTTS sẵn sàng tiếp cận thủ tục quản lý hành chính, chủ động chọn nghề, học nghề, tự tạo việc làm nghề nghiệp ở môi trường mới.

- Đối với lao động chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở, cần được miễn phí đào tạo các môn văn hoá chủ yếu, trước khi đào tạo nghềđể việc học nghề có hiệu quả hơn. Để đảm bảo chất lượng lao động, cần phải phổ cập giáo dục trung học cơ sở thay thế phổ cập giáo dục tiểu học như hiện nay.

- Nắm được cung, cầu nguồn lao động DTTS và có kế hoạch đào tạo văn hóa kết hợp đào tạo nghề cho lực lượng lao động này một cách phù hợp.

- Tiếp tục tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn, sơ cấp, các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ tại chỗ, nâng cao năng lực, phổ biến kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất cho người lao động sản xuất trực tiếp;

- Thúc đẩy thực hiện các chính sách khuyến khích lao động DTTS tham gia học tập và đào tạo nghềđể nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ thuật sản xuất kinh doanh mới và tuyên truyền phổ biến cho các hộ gia đình/người lao động khác;

- Nâng cao các chếđộ hỗ trợđối với học sinh, sinh viên hộ nghèo và cận nghèo để hạn chế tình trạng bỏ học sớm của con cái các hộ gia đình có mức sống thấp, góp phần gia tăng chất lượng nhân lực lao động DTTS nói chung;

- Sự kết hợp giữa các thế hệ lao động trong các làng nghề nhằm mục đích khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng CNH - HĐH nhưng vẫn duy trì và phát huy tính văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97 nghề truyền thống, khuyến khích họ sáng tạo và truyền nghề cho con cháu.

4.4.4.2 Thu hút lao động có trình độ cao về xây dựng nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

- Hoàn thiện các chếđộ, chính sách đãi ngộđể thu hút lao động có trình độ cao về công tác giúp đỡ, phát triển nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Hoàn thiện các chính sách ưu đãi về thuế, đầu tưđối với các doanh nghiệp để tăng nhu cầu về lao động có trình độ, tay nghềở khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Hoàn thiện, duy tu bảo dưỡng và nâng cao chất lượng, mở rộng qui mô hệ thống cơ sở hạ tầng cũng là biện pháp căn bản để thu hút lao động có trình độ về làm việc hoặc ở lại làm việc tại khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; thu hút các nhà đầu tưđầu tư về nông thôn vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để tận dụng lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào ở khu vực này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)