Một là: Đối với đào tạo nghề cho lao động DTTS cần gắn nâng trình độ tay nghề với ý thức, tác phong làm việc của người lao động. Đào tạo cần có nội dung cụ thể, tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo lưu động tại cơ sở, gắn đào tạo với giải quyết việc làm tại chỗ, chú trọng các ngành nghề về khai thác, chế biến nông lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Hai là: Tận dụng lợi thế về thương mại biên giới, tỉnh cần tiếp tục có các cơ chế chính sách nhằm thu hút và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp. Đây là điều kiện tạo ra lượng lớn việc làm không chỉ tạo việc làm cho lao động tại địa phương mà còn thu hút cả các lao động từ nơi khác đến.
Ba là: Xuất khẩu lao động đang là một xu thế của không ít người lao động. Với đặc thù trình độ lao động DTTS còn nhiều hạn chế, với tâm lý ngại xa nhà việc lao động tham gia làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, các doanh nghiệp của nước ngoài … trong và ngoài tỉnh đang là lựa chọn của hàng nghìn lao động DTTS trên địa bàn trong thời gian qua.
Bốn là: Việc phát triển khôi phục, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương cần được quan tâm, định hướng, hỗ trợ phát triển nhiều hơn nhằm giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ngay tại địa phương, bên cạnh đó là khôi phục nét truyền thống văn hóa dân tộc đang ngày càng mai một trong quá trình phát triển hiện nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 3.1.1.1 Đặc điểm địa lý
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, cách thủđô Hà Nội 154 km theo quốc lộ 1A, cách biên giới Việt- Trung (cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 15 km), nơi có quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua. Với 2 cửa khẩu quốc tế,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31 01 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ, các lối mở và điểm thông quan và các cặp chợ biên giới gắn với các cửa khẩu với Trung Quốc.
Có vị trí 20°27'-22°19' vĩ Bắc và 106°06'-107°21' kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc), phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên.
Lạng Sơn có một thành phố tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn, 10 huyện, 226 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 207 xã, 5 phường và 14 thị trấn.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Dạng địa hình phổ biến là đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Với những núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20 m ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn (Lộc Bình) 1541m, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.
Mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại trung bình đến khá dày, qua địa phận có các sông chính là: Sông Kỳ Cùng Độ dài: 243 km, bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa, huyện Đình Lập, sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông Tây Giang -Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất Xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược". Sông Bản Thí, phụ lưu của sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc Quảng Tây - Trung Quốc đổ vào xã Khuất Xá huyện Lộc Bình; Sông Bắc Giang, phụ lưu của sông Kỳ Cùng; Sông Bắc Khê, phụ lưu của sông Kỳ Cùng; Sông Thương là sông lớn thứ hai của Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang; Sông Hoá; Sông Trung, độ dài: 35 km, điện tích lưu vực: 1270 km²
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền Bắc Việt Nam. Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32 chênh lệch đáng kể trong chếđộ nhiệt giữa các vùng. Ở những khu vực núi cao đôi khi còn xuất hiện tình trạng băng, tuyết về mùa đông (Mẫu Sơn).
- Nhiệt độ trung bình năm: 17-22 °C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 27 - 280C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng là dưới 50C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.200–1.600 mm có sự chênh lệch lớn giữa các mùa trong năm. Mưa tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm trên 85% lượng mưa cả năm, các tháng còn lại là mùa khô, lượng mưa tương đối ít.
- Độẩm không khí trung bình các năm: 80-85%
- Số giờ nắng trung bình khoảng 1.400 giờ, thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 12.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu Lạng Sơn thuận lợi để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới, đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như : Hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, chè, và các cây lấy gỗ. Tuy nhiên, do mùa đông thường lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến cơ cấu mùa vụ và sự sinh trưởng của các loại cây trồng.
3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên Lạng sơn là 832.075,8 ha (chiếm 2,51% diện tích đất tự nhiên cả nước). Đất Lạng Sơn được chia thành 5 nhóm đất chính:
Nhóm đất đỏ vàng chiếm 87,11% diện tích tự nhiên; Nhóm đất thung lũng chiếm 2,03% diện tích tự nhiên, phân bố phân tán thành nhiều khoảnh nhỏở khắp mọi nơi và độ phì nhiêu cũng như thành phần cơ giới của đất này phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm thổ nhưỡng của các loại đất đồi núi kế cận. Nhóm đất phù sa chiếm 1,42% diện tích tự nhiên; Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm 0,42% diện tích tự nhiên. Tuy nhiên đây là vùng có khí hậu ôn đới thích hợp với cây ưa mát lạnh, nên cần chọn lựa diện tích có độ dốc <15o trồng cây ăn quả, cây dược liệu và cây rau. Nhóm đất đen có 1.191 ha, chiếm 0,14%.
Hiện trạng sử dụng đất tính đến ngày 31/12/2012 như sau: Đất nông nghiệp có diện tích 678.567,4 ha, chiếm 81,55% diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 16,02% diện tích đất nông nghiệp và bằng 13,06% diện tích tự
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm 78.142,5 ha, đất trồng cây lâu năm 30.549,1 ha; Đất lâm nghiệp có rừng chiếm 83,76% diện tích đất nông nghiệp và bằng 68,31% diện tích tự nhiên; Đất nuôi trồng thuỷ sản chiếm 0,21% diện tích đất nông nghiệp; Đất nông nghiệp khác chiếm 0,014% diện tích đất nông nghiệp và bằng 0,01% diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp chiếm 5,51% diện tích tự nhiên. Trong đó: Đất ở chiếm 15,83% diện tích đất phi nông nghiệp và bằng 0,87% diện tích tự nhiên; Đất chuyên dùng chiếm 59,9% diện tích đất phi nông nghiệp và bằng 3,3% diện tích đất tự nhiên; Đất tôn giáo tín ngưỡng chiếm 0,15% diện tích đất phi nông nghiệp và bằng 0,01% diện tích tự nhiên; Đất nghĩa trang, nghĩa địa chiếm 1,2% diện tích đất phi nông nghiệp và bằng 0,07% diện tích tự nhiên; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm 22,79% diện tích đất phi nông nghiệp và bằng 1,26% diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp khác chiếm 0,12% diện tích đất phi nông nghiệp và bằng 0,007% diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng có chiếm 12,94% diện tích tự nhiên. Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 Tổng số Tổng số (ha) Cơ cấu (%) 832.075,82 100,00 1. Đất nông nghiệp - Đất sản xuất nông nghiệp - Đất lâm nghiệp có rừng - Đất nuôi trồng thủy sản - Đất nông nghiệp khác 680.921,53 109.553,74 569.741,68 1.534,34 91,77 81,83 16,09 83,76 0,23 0,013
2. Đất phi nông nghiệp - Đất ở
- Đất chuyên dùng
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng - Đất phi nông nghiệp khác
45.355,30 7.496,50 26.687,87 69,60 55,37 5,45 16,53 58,84 23,20 0,12 3. Đất chưa sử dụng (Đất bằng, đồi núi đá) 105.798,99 12,72
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 Bảng 3.2 Biến động diện tích đất phân theo loại đất Tổng diện tích đất (Ha) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 832.075,82 832.075,82 832.075,82 12/11 13/12 BQ Phân theo loại đất Đất sản xuất nông nghiệp 106.346,10 108.691,59 109.553,74 1,02 1,01 1,01 Đất lâm nghiệp 559.877,74 568.379,44 569.741,68 1,02 1,00 1,01 Đất chuyên dùng 26.346,65 27.454,06 26.687,87 1,04 0,97 1,00 Đất ở 6.759,26 7.257,82 7.496,50 1,07 1,03 1,05
(Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Lạng Sơn) b) Tài nguyên nước
Lạng Sơn có mật độ mạng lưới sông trung bình từ 0,6 ÷ 12,0 km/km2. Toàn tỉnh có 3 hệ thống sông: Sông Kỳ Cùng chảy về lưu vực sông Tây Giang, Trung Quốc (các phụ lưu chính là sông Bắc Giang, sông Bắc Khê và sông Bản Thín); hệ thống sông thượng nguồn Thái Bình (gồm sông Thương, sông Hoá, sông Trung và sông Lục Nam) và các sông chảy về Quảng Ninh (gồm Sông Phố Cũ và sông Đồng Quy). Sông Kỳ Cùng là con sông lớn nhất tỉnh Lạng Sơn cũng như của khu vực miền núi Đông Bắc, có chiều dài 243 km, diện tích lưu vực là 6.660 km2, trong đó phần nội tỉnh là 6.532 km2, chiếm 79,8% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lòng sông Kỳ Cùng rất dốc, nhiều thác ghềnh và lưu vực hẹp ngang, có nhiều sông suối nhỏ đổ vào, nên có tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ kết hợp tích nước, điều tiết thuỷ lợi cho sản xuất.
Theo số liệu điều tra, tổng lưu lượng dòng chảy mặt vào khoảng 6,09 tỷ m3/năm, tương đương lưu lượng nước bằng 192 m3/s, trong đó dòng chảy nội địa, sinh ra trong địa phận tỉnh Lạng Sơn là 4,733 km3, chiếm 80%, và tổng lượng dòng chảy ngoài tỉnh là 1,34 km3, tương đương 20%. Tổng trữ lượng nước ngầm Lạng Sơn vào loại thấp so với cả nước, đạt khoảng 764 triệu m3; chất lượng nguồn nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35
được đánh giá còn tương đối tốt và đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của QCVN 08:2008/BTNMT.
c) Tài nguyên rừng
Năm 2013, Lạng Sơn có khoảng 433,5 nghìn ha rừng, phân bố ở tất cả các huyện và được phân chia thành các kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Hữu Lũng, Bắc Sơn; rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Văn Quan và 1 phần các huyện Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Bình Gia; rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới ở Văn Lãng; rừng kín thường xanh cận nhiệt đới núi thấp chỉ có những vạt nhỏ huyện Hữu Lũng, Chi Lăng. Tuy nhiên chất lượng rừng của tỉnh không cao, chủ yếu là rừng tạp, rừng sản xuất ngoài 83 ngàn ha thông và 30 ngàn ha hồi đã có thì hầu hết mới đang trong giai đoạn phát triển; các khu rừng tự nhiên giàu gỗ quý như nghiến, đinh, lim... còn lại rất ít.
Rừng Lạng Sơn hiện còn nhiều loại động, thực vật quí hiếm. Lớp thú có 8 bộ, 24 họ với 56 loài; lớp chim có 14 bộ, 46 họ với 200 loài, lớp bò sát lưỡng cư 3 bộ, 17 họ với 50 loài; các loài động vật không sương sống thuộc bộ 10 chân, bộ thân giáp, bộ hải quỳ... cũng đều có mặt tại rừng Lạng Sơn. Trên địa bàn tỉnh có Khu rừng đặc dụng Hữu Liên thuộc huyện Hữu Lũng với diện tích quy hoạch là 8.293 ha, số liệu thống kê ban đầu cho thấy tại vùng rừng đặc dụng có 993 loài thực vật, nhiều loại quý hiếm đang được nghiên cứu để bảo tồn nguồn gen.
Tổng trữ lượng rừng hiện có khoảng 7.438 nghìn m3 gỗ (trong đó trữ lượng gỗ phòng hộ là 2.510 nghìn m3, chiếm 33,7%; rừng đặc dụng: 282 nghìn m3, chiếm 3,8%; rừng sản xuất 4.645 nghìn m3, chiếm 62,5% và 1.386 triệu cây tre nứa các loại. Nhìn chung trữ lượng rừng tự nhiên và rừng trồng thấp, diện tích rừng tự nhiên chủ yếu tập trung vào rừng sản xuất phân bố nơi cao, xa, độ dốc lớn.
d) Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng về chủng loại nhưng có quy mô vừa và nhỏ. Khoáng sản chủ yếu của tỉnh là đá vôi, bauxit, vàng, than, sét xi măng, sét gạch ngói, chì, kẽm, quặng sắt, angtimon... Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã ghi nhận gần 200 điểm mỏ, bao gồm: Than nâu có 2 mỏ than nâu là Na Dương và mỏ Pò Lỏng có tổng trữ lượng cả 2 mỏ khoảng 98,6 triệu tấn; Khoáng sản làm vật liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 xây dựng là tiềm năng rất lớn của tỉnh gồm: Đá vôi (làm xi măng, làm đá xây dựng thông thường) phân bố hầu hết trên địa bàn toàn tỉnh nhưng chủ yếu là tại cánh cung đá vôi Bắc Sơn (Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Tràng Định).
Đá vôi làm đá ốp lát và trang trí nằm chủ yếu ở vùng Văn Quan, Bắc Sơn; Đất Sét gồm có: Sét xi măng, Sét gạch ngói nằm rải rác tại các khu vực thuộc huyện Cao Lộc, Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan, Thành phố Lạng Sơn có chiều dày tầng sản phẩm từ vài mét đến vài chục mét; tổng trữ lượng dự báo khoảng 40 triệu m3; Puzơlan: Có 3 điểm khoáng sản có triển vọng là Tam Danh, Hoàng Đồng và Trà Lầu. Có diện phân bố rộng hàng trăm mét đến km, dài hàng km, bề dày 2 - 3m. Độ hút vôi từ 50 - 216 mg CaO/1g phụ gia. Các điểm quặng có quy mô lớn, trữ lượng dự báo khoảng hàng trục triệu m3;
Quặng sắt: Có gần 100 điểm mỏ quặng sắt với trữ lượng dự báo quặng sắt trong tỉnh khoảng 5,0 triệu tấn quặng; Quặng Bauxit (nhôm): Bauxit có quy mô và giá trị tương đối lớn, gồm 8 mỏ và điểm quặng (quặng bauxit và alit) với tổng trữ lượng đạt khoảng 35 triệu tấn. Ngoài các loại khoáng sản có trữ lượng tương đối khá và phổ biến nêu trên, trên địa bàn tỉnh còn có một số loại khoáng sản khác ở quy mô nhỏ và nằm rải rác, khó khăn trong việc thăm dò khai thác như: Quặng đồng, Quặng chì kẽm, Quặng Antimon, Quặng vàng...
đ) Tài nguyên du lịch
Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong phú, hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người. Lạng Sơn là vùng biên giới, cửa khẩu lớn ở phía Bắc nước ta, lại nằm trên đường giao thông hết sức thuận lợi nối với thủ đô Hà Nội, thường xuyên thu hút khách du lịch đến tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ngoài ra, thiên nhiên đã ban cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối với các du khách từ xa đến như: động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn,... Lạng Sơn còn là nơi rất nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, Thành Nhà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 Mạc đã bao lần chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước, hay với nền văn hoá Bắc Sơn, căn cứ cách mạng Bắc Sơn.