4.3.1 Chủ trương, chính sách liên quan đến giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tộc thiểu số
Để giải quyết, tạo việc làm cho lao động DTTS thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 Việc ban hành, điều chỉnh, bổ sung chính sách một cách đồng bộ, đầy đủ, kịp thời sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết, tạo việc làm cho lao động DTTS.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS, nhất là chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; chương trình 135, chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề, cho vay vốn phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo và các chương trình dự án khác. Nhờ sự tập trung đầu tư của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ của cộng đồng và nỗ lực vươn lên của người DTTS, cuộc sống của người DTTS không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo từng bước giảm đáng kể. Cùng với việc thực hiện các chương trình dự án lồng ghép đã xây dựng được một số công trình thiết yếu như: cầu, đường, trường, trạm, điện thắp sáng, nước sinh hoạt… phục vụ đời sống và ổn định sản xuất vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn. Trọng tâm là công tác xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu sản xuất bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khuyến khích và giúp đỡđồng bào dân tộc thay đổi tập quán canh tác, thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn thâm canh, tăng vụ; cung cấp giống mới có năng xuất cao, phát triển kinh tế hộ gia đình. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đầu tư phát triển các ngành nghề truyền thống, với các cuộc vận động nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.