- Nhà nước và chính quyền địa phương cần coi vấn đề lao động việc làm là vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đẩy mạnh Chương trình đầu tư xây dựng nông thôn mới, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụđể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nông thôn và thúc đẩy hoạt động thị trường lao động nông thôn.
- Thực thi các biện pháp nhằm hỗ trợ các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, đồng bào DTTS nhất là trong giáo dục và y tế. Xây dựng hệ thống hợp nhất về an sinh xã hội: Mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm xã hội, thực hiện trợ cấp lương hưu không phải đóng góp, phát thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo...
- Bổ sung các chính sách, chương trình trong việc hỗ trợ người lao động DTTS tiếp cận được với việc làm ổn định.
- Tăng đầu tư cho công tác đào tạo nghề cho người lao động DTTS nhằm đào tạo ra một lực lượng lao động trẻ, năng động, tay nghề cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn... Chất lượng lao động tốt mới tham gia sản xuất mang lại hiệu quả cao,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 góp phần nâng cao sự phát triển kinh tế của địa phương và đất nước.
- Tiếp tục công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống, khuyến khích kêu gọi đầu tư, ưu đãi về vốn vay trong sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, chính sách đưa người lao đông đi làm việc ở nước ngoài, đào tạo nghề...
- Nhà nước cần mở rộng, hỗ trợ và quản lý chặt chẽ việc dạy, học nghề cho lao động, đồng thời phát triển các cơ sở trung tâm dạy nghề liên kết với nước ngoài để lao động sớm tiếp thu được với trình độ và sự tiên tiến trên thế giới.
- Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích người lao động học nghề, sau đó ủng hộ những lao động có năng lực mở các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút những lao động đã được qua đào tạo.
Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân mở cơ sở dạy nghề (đặc biệt là các trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề tại các làng nghề); phát triển mạnh các cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp cho lao động làng nghề. Nhà nước có chương trình hỗ trợđể xây dựng và phát triển một số cơ sở dạy nghềở ngay tại địa phương.
- Chính quyền địa phương cần có những thỏa thuận cụ thể trong việc cam kết tạo việc làm cho lao động địa phương đối với những doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn. Trong quá trình thực hiện cần nâng cao vai trò của công tác tuyền truyền phổ biến tới người lao động cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
- Phổ biến công khai rộng rãi các qui hoạch phát triển kinh tế, xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, thông tin văn hóa để lao động trẻ yên tâm chuyển nghề, chuyển cư từ nông nghiệp nông thôn sang lao động ở khu kinh tế cửa khẩu, khu vực công nghiệp, dịch vụđô thị.
- Tổ chức hệ thống tổ chức và cung cấp kinh phí cần thiết để tuyên truyền quản bá và tư vấn cho người lao động tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề phù hợp.
- Tăng cường công tác kêu gọi đầu tư công nghiệp vào địa phương, đặc biệt là tại các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp của tỉnh như: Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma; các khu cụm công nghiệp như: Đồng Bành, Số 2, Hồng Phong, Na Dương, Hữu Lũng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92