* Các cơ quan tham gia triển khai các giải pháp tạo việc làm cho lao động
Sở Lao động thương binh và Xã hội: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tổng hợp tình hình, là cơ quan đầu mối trong việc triển khai, tham mưu về lao động và việc làm trên địa bàn toàn tỉnh Lạng Sơn. Triển khai các chủ trương, chính sách của Chính phủ, các cơ quan Trung ương và UBND tỉnh, cân đối ngân sách hàng năm về vấn đề lao động và việc đến các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan.
Các sở, ban, ngành; Các tổ chức Chính trị xã hội của tỉnh: Thực hiện chức năng theo từng ngành hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn kinh phí, các chương trình, dự án xúc tiến đầu tư, phối hợp đào tạo, dậy nghề cho lao động.
Phòng Lao động, thương binh và Xã hội các huyện, thành phố; các trung tâm, trường dậy nghề: Là cơ quan trực tiếp quản lý, triển khai, tuyên truyền thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho người lao động. Tham mưu cho UBND các huyện, thành phố về các giải pháp tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn.
UBND các xã, phường, thị trấn: Tuyên truyền, phổ biến cho người lao động về các chương trình hỗ trợ tạo việc làm cho lao động.
* Các bước triển khai giải pháp
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
- Đề xuất những mục tiêu cần đạt được trong việc thực thi chính sách.
- Những biện pháp, những cách thức tiến độ để đạt được những mục tiêu trong thực thi chính sách.
- Kế hoạch tổ chức thực hiện: về tổ chức, điều hành; nguồn nhân lực; thời gian thực hiện; kiểm tra, đôn đốc.
Bước 2: Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách
- Tuyên truyền vận động nhân dân, người lao động tham gia thực hiện chính sách, hiểu rõ mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của Nhà nước.
- Tuyên truyền, vận dụng thực thi chính sách được thực hiện thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức như trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52 Bước 3: Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả phải tiến hành phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách.
Bước 4: Duy trì chính sách
Duy trì chính sách là làm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong điều kiện thực tế. Muốn cho chính sách được duy trì đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực thi và môi trường tồn tại.
Bước 5: Điều chỉnh chính sách
Là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực thi chính sách nhằm đảm bảo các chính sách triển khai có hiệu quả phù hợp với thực tế. Trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhiều chính sách cho đồng bào DTTS đã được triển khai từng bước đã góp phần giúp lao động DTTS có nhiều điều kiện để phát triển. Tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động DTTS cụ thể như sau:
4.1.2.1 Công tác đào tạo nghề
Lạng Sơn trong những năm gần đây có những thay đổi lớn về lực lượng lao động nói chung và lao động có kỹ thuật nói riêng. Số lượng lao động tăng nhanh và chất lượng lao động từng bước được nâng cao. Kinh tế phát triển tạo nhiều chỗ làm việc mới, thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, so sánh với cả nước thực trạng và chất lượng lao động của Lạng Sơn vẫn còn nhiều bất cập: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến hết năm 2013 đạt 39%, lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chênh lệch lớn về chất lượng lao động giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu sô; thiếu hụt lớn về lao động có chuyên môn kỹ thuật trong các lĩnh vực yêu cầu trình độ cao với công nghệ kỹ thuật mới (cơ điện tử, hàn công nghệ cao, chế biến thực phẩm, trồng cây công nghiệp, may mặc…); lực lượng lao động của tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn với tập quán, lối sống còn lạc hậu, đại đa số là người DTTS.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 Trước thực trạng hiện nay nguồn lao động DTTS trên địa bàn dồi dào nhưng chất lượng kém đã hạn chế rất lớn đến việc làm và sự phát triển nông nghiệp nông thôn tại vùng đồng bào dân tộc theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, vấn đề này đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Người dân tộc đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước, các cấp các ngành trên địa bàn tỉnh tuy nhiên với trình độ, tập quán sinh hoạt, ngôn ngữ cũng như điều kiện sống còn nhiều hạn chế, vì vậy việc tiếp cận và tham gia vào các chương trình đào tạo nghề còn nhiều bất cập, hạn chế. Có thể nói các chương trình và để án đào tạo nghề cho lao động DTTS là một bước đi đúng đắn của Nhà nước nhằm từng bước nâng cao chất lượng lao động đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, quan trọng hơn cả là giúp lao động dân tộc thiểu số có những việc làm phù hợp với thu nhập ổn định hơn.
4.1.2.2 Phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu, khu, cụm công nghiệp
Lạng Sơn là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, có 2 cửa khẩu Quốc tế, 1 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ, các điểm thông quan, lối mở. Với 2 khu kinh tế cửa khẩu là Đồng Đăng- Lạng Sơn và Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma; 2 khu công nghiệp là KCN Đồng Bành với tổng diện tích quy hoạch gần 322ha, KCN Hồng Phong được xác định tại quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng sơn, có quy mô diện tích từ 250- 300ha; Đối với các cụm công nghiệp, đã hoàn thành và đưa vào khai thác cụm công nghiệp địa phương số 2 có tổng diện tích hơn 13ha, cụm công nghiệp Hợp Thành có diện tích hơn 120ha, CCN Hữu Lũng có diện tích gần 49ha, cụm công nghiệp Na Dương có tổng diện tích quy hoạch lớn nhất với 365ha, cùng với tuyến đường giao thông thuận lợi.
Lạng Sơn luôn xác định kinh tế cửa khẩu là mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế chung toàn tỉnh đóng góp một phần rất quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh, cho ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động.
Các chương trình chào đón, ưu đãi về thủ tục hành chính, vốn vay cho doanh nghiệp đầu tư vào địa phương cũng như doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu qua địa bàn đang thu hút được số lượng đông đảo các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
Đây chính là cơ hội của lao động địa phương để tiếp cận và có được việc làm phù hợp và thu nhập ổn định.
4.1.2.3 Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ( sau đây gọi tắt là xuất khẩu lao động) là một chủ trương có tính chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước. Xuất khẩu lao động là cơ hội để có thêm việc làm, thu nhập cao cho người lao động trong đó, vì vậy đòi hỏi bản thân người lao động cũng phải nỗ lực để duy trì việc làm, đem lại thu nhập cho bản thân và cho đất nước. Các thị trường lao động DTTS trên địa bàn đi xuất khẩu chủ yếu là Hàn Quốc, đối tượng thụ hưởng chưa nhiều (mỗi năm trung bình có khoảng gần 100 lao động). Thời gian dần đây lao động DTTS trên địa bàn có xu hướng chuyển đi làm việc tại các khu công nghiệp, chế xuất, liên doanh, nước ngoài tại Việt Nam (mỗi năm trung bình khoảng 5.000 lao động) đây là một giải pháp này cần được nghiên cứu giúp lao động có được việc làm phù hợp với khả năng của lao động.
4.1.2.4 Phát triển, khôi phục các làng nghề, ngành nghề truyền thống
Tuy không nhiều làng nghề truyền thống, nhưng Lạng Sơn cũng có những làng nghề, nghề mang đậm nét đặc trưng văn hóa của vùng cao Đông bắc tổ quốc. Tiêu biểu như nghề làm bánh cao khô Vạn Linh và Tân Liên; nghề thổ cẩm của người Tày, Nùng; nghề nấu rượu ở xã Công Sơn, Mẫu Sơn; nghề làm ngói (âm dương) ở xã Quỳnh Sơn, Đại Đồng; nghề chế biến hồi ở Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng… Bên cạnh đó còn nhiều nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt, rèn, làm hương vẫn được đồng bào DTTS duy trì để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế gia đình và sinh hoạt hàng ngày. Đây thực sự là những tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch làng nghề truyền thống hoặc gắn kết, là điểm đến của các loại hình du lịch hấp dẫn khác như du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.
Do vậy, ngoài những giải pháp tạo thêm việc làm mới thì vấn đề khôi phục, duy trì, hỗ trợ phát triển lại các làng nghề, nghề truyền thống được xem là biện pháp ổn định để giải quyết khung thời gian nhàn rỗi cho lao động đồng bào dân tộc ở nông thôn, tăng thu nhập, nâng cao đời sống và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55