Tổ chức cơ sở đào tạo, trung tâm dạy nghề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 96)

Thực tế cho thấy phần lớn lao động DTTS có trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, sự hiểu biết... vẫn còn rất hạn chế. Do vậy, công tác giải quyết, tạo việc làm cho họ muốn đạt kết quả tốt thì cần đặc biệt quan tâm, giải quyết đến công tác đào tạo nghề.

Việc tổ chức tốt các cơ sở đào tạo, quan tâm đầu tư thỏa đáng về trang thiết bị cũng như cho đội ngũ cán bộđào tạo ở cơ sở, song song với nó là nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa ngành đào tạo, gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động qua đào tạo với cơ sở sử dụng lao động, tiếp tục phát huy những mô hình hiệu quả, đẩy mạnh các lớp đào tạo tại cơ sở, kết hợp đào tạo nghề ngắn hạn, truyền nghề, cần gì học nấy, gắn liền với nhu cầu thực tế của người lao động, có ý nghĩa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 quan trọng giúp lao động DTTS tìm kiếm, có việc làm phù hợp, ổn định.

Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động theo 3 hình thức: Công lập, dân lập, tư thục và cổ phần hóa. Nghiên cứu chuyển hóa hình thức quản lý và sở hữu cơ sở dạy nghề hoặc một số lĩnh vực trong cơ sở dạy nghề theo hướng nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy nghề. Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư và cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động dạy nghề để tăng số lượng và chất lượng lao động được đào tạo nghề hàng năm. Đảm bảo cơ cấu ngành nghề, gắn đào tạo với sử dụng lao động.

Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo nghề: Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo từ khâu giáo dục định hướng, đào tạo thợ bậc cao, rèn luyện kỹ năng nghề, tác phong kỷ luật lao động, đào tạo ngoại ngữ, pháp luật lao động. Cải tiến đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề gắn với thực tế sản xuất. Biên soạn mới và chỉnh lý chương trình nghề: giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, ngôn ngữ… phù hợp với lao động DTTS. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo cho các trường, trung tâm có đủ số lượng, chất lượng giáo viên theo quy định đồng thời có kế hoạch cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong công tác dạy nghề chất lượng cao. Khuyến khích người lao động tự học, tự nghiên cứu, tiếp cận theo phương pháp giáo dục đào tạo hiện đại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)