Khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 88)

Tuy không nhiều làng nghề truyền thống nhưng Lạng Sơn cũng có những làng nghề, nghề mang đậm nét đặc trưng văn hóa. Tiêu biểu như nghề làm bánh cao khô Vạn Linh; măng ớt (Chi Lăng); cao khô xã Tân Liên; nghề thổ cẩm ở xã Hòa Cư; nghề nấu rượu ở xã Công Sơn, Mẫu Sơn; nghề làm ngói (âm dương) ở xã Quỳnh Sơn (Bắc Sơn), Đại Đồng (Tràng Định) làm hương ởĐông Kinh, Bản Ngà; chế biến hồi ở Văn Quan, Bình Gia… Bên cạnh đó còn nhiều nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt, rèn, làm hương vẫn được các tầng lớp nhân dân duy trì để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế gia đình và sinh hoạt hàng ngày. Đây thực sự là những tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch làng nghề truyền thống hoặc gắn kết, là điểm đến của các loại hình du lịch hấp dẫn khác như du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 Trong những năm qua, vấn đề bảo tồn nghề thủ công truyền thống được tỉnh Lạng Sơn quan tâm và nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng, người dân. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Theo đó, trong các định hướng, quy hoạch, chương trình phát triển du lịch của tỉnh cũng đều đề cập rất rõ việc phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng. Khuyến khích phát triển các loại hình gắn với bảo tồn tự nhiên và văn hóa cộng đồng các DTTS, sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch…

Đặc biệt, trong kế hoạch của tỉnh về bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa đến năm 2015 đã đặt ra việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng và phổ biến một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu về văn hóa tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học về phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Lạng Sơn.

Lựa chọn các di sản văn hóa phi vật thể (như nghệ thuật âm nhạc, múa, lễ hội, tiếng nói, chữ viết, tập quán xã hội, các tri thức bí quyết nghề thủ công,…) bảo tồn bằng phương pháp tư liệu hóa và trao truyền qua nhiều thế hệ. Khuyến khích đội ngũ nghệ nhân trao truyền bí quyết, kiến thức di sản văn hóa cho thế hệ trẻ. Trong Đề án bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015, mục tiêu cụ thể đến năm 2015, đầu tư xây dựng từ 2 - 3 Làng văn hóa dân tộc tiêu biểu trở thành Làng văn hóa du lịch cộng đồng. Đểđạt được mục tiêu đó, sẽ tiến hành nghiên cứu, bảo tồn, phát huy các làng văn hóa tiêu biểu của dân tộc gắn với xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch.

Có thể nói, chủ trương, định hướng, mục tiêu phát triển du lịch đã có. Do đó, nếu du lịch làng nghề truyền thống được phát huy thì chắc chắn sẽ tạo ra sự phong phú, đa dạng trong nội dung loại hình du lịch văn hóa mà lâu nay vẫn được xem là thế mạnh của tỉnh. Đặc biệt, sẽ tăng thêm chiều sâu, điểm nhấn cho du lịch cộng đồng tại các làng quê Xứ Lạng và các tua, tuyến du lịch đã, đang và sẽ hình thành, phát triển. Tất nhiên, phải đặt sự phát triển làng nghề đó trong nhu cầu phát triển kinh tế của người dân sở tại và lợi ích, sự phát triển, việc làm của lao động các dân tộc tại các làng nghề này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80

4.2.3.1 Các chính sách, chương trình hỗ trợ khôi phục và phát triển làng nghề

Bảng 4.14: Một số văn bản pháp luật về chương trình phát triển làng nghề

TT Cơ quan ban hành Năm ban hành

Trích yếu I VĂN BẢN CỦA CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG

1 Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg

20/9/2009 Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thuộc hộ nghèo vùng khó khăn

2 Quyết định số

54/2012/QĐ-TTg 04/12/2012 sBan hành chính sách cho vay vản xuất đối với hộ DTTS đặc biốn phát triệt khó khểăn n giai đoạn 2012-2015

3 Quyết định số 755/QĐ-

TTg 20/5/2013 Phê duyxuất, nướệt chính sách hc sinh hoạt cho hỗ trộợđồđấng bào DTTS t ở, đất sản nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

4 Thông tư số 08/2009/TT-BNN

26/02/2009 Hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo NQ 30a

II VĂN BẢN CỦA TỈNH LẠNG SƠN

1 Nghị quyết 53/2011/NQ-

HĐND 26/7/2011 ĐềLạng S án phát triơn giai ểđn giao thông nông thôn toạn 2011-2015 ỉnh 2 Nghị quyết 24/NQ-

HĐND

15/12/2010 Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011-2020 3 Quyết định 28 /2013/QĐ-UBND 24/12/2013 Ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với DTTS vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2015 4 Quyết định 73 /QĐ- UBND

20/01/2011 Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 5 Nghị quyết 131/2013/NQ-HĐND 12/12/2013 Về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với DTTS vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2015 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014) 4.2.4.2 Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển làng nghề

Nguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng không chỉ là số lượng mà là chất lượng nguồn nhân lực. Để công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển làng nghềđược hiệu quả phải đảm bảo được một số nội dung sau:

- Công tác quy hoạch các ngành nghề phải được hoàn thiện làm căn cứ cho công tác lập kế hoạch, đầu tư về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho người lao động trong các làng nghề. Công tác quy hoạch phải gắn liền với nhu cầu thực tế của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 thị trường trong và ngoài tỉnh và định hướng xuất khẩu, phù hợp trình độ của đồng bào DTTS, bao gồm các ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới với các tiêu chí rõ ràng, từđó có kế hoạch đào tạo đúng hướng.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách của nhà nước về lao động và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động DTTS trong các ngành nghề phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh. Từđó thu hút lao động vào các ngành nghề tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động DTTS trên chính mảnh đất quê hương mình. Cần có chính sách khuyến khích và đầu tư thoả đáng cho công tác đào tạo nghề trong các ngành tiểu thủ công và các làng nghề nhằm khắc phục tình trạng tự phát, manh mún trong đào tạo nghề trong các ngành nghề và làng nghề.

Quan điểm và các chính sách đào tạo nghề trrong các ngành nghề cần phải đổi mới theo hướng phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, huy động các nguồn lực trong dân vào sự nghiệp đào tạo, trong đó nhà nước giữ vai trò chủđạo.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho công tác đào tạo và chếđộđãi ngộđối với đội ngũ giáo viên giảng dạy. Thực hiện đào tạo theo nhu cầu của ngành nghề và các làng nghề phù hợp với địa phương và sản phẩm có thị trường tiêu thụở trong nước và nước ngoài.

- Giải quyết tốt vấn đề vốn cho các trường, trung tâm dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tỉnh cần hỗ trợ các trường dạy nghề, hàng năm cần có kế hoạch dành một phần ngân sách của tỉnh đầu tư cho các trường, trung tâm dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho các chủ cơ sở ngành nghề kiến thức về kinh tế, tổ chức sản xuất, áp dụng chính sách tín dụng ưu đãi đối với các ngành nghề, trong đó khuyến khích cho vay đổi mới máy móc, chất lượng đào tạo trong các cơ sở dạy nghề.

- Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nghề cho người lao động trong các ngành nghề TTCN. Nội dung đào tạo cần tập trung vào những kiến thức chủ yếu cho việc phát triển các ngành nghề truyền thống với công nghệ hiện đại. Phương pháp đào tạo nên kết hợp lý thuyết với thực hành, truyền thống với hiện đại, phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề. Ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào các trường dạy nghề, nhằm khôi phục, bảo tồn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 các ngành nghề truyền thống và phát triển các ngành nghề mới. Giải pháp cho vấn đề này là lựa chọn đúng hướng sản xuất và những máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại phù hợp với đặc điểm sản phẩm của từng ngành nghề TTCN.

- Đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các ngành nghề TTCN đi đôi với việc nâng cao trình độ của các nghệ nhân để họ có thể sáng tạo ra nhiểu sản phẩm nhưng vẫn duy trì, phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc, có tính nghệ thuật cao và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm truyền thống trên thị trường trong nước và vươn ra thế giới. Khuyến khích mô hình dạy nghề gắn với thực tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề, làng nghề. Đây là mô hình đào tạo có hiệu quả đã được thực tế chứng minh vì khả năng học đi đôi với làm, quyền lợi gắn với trình độ tay nghề.

Bảng 4.15 Nguồn gốc học nghề của các đối tượng điều tra trong làng nghề Đối tượng Nguồn gốc học nghề SL (người) Tỷ lệ (%) Tổng 7 100 Chủ cơ sở SX

Được gia đình truyền lại 04 57,1 Học tại các cơ sở SX khác 02 28,6 Học từ người cùng làm 01 14,3

Khác (ĐH,CĐ, TC) - -

Tổng 15 100

Người LĐ

Được gia đình truyền lại 10 66,7 Học tại các cơ sở SX khác 02 13,3 Học từ người cùng làm 03 20

Khác (ĐH,CĐ, TC) - -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Đối với ngành nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh, hầu hết đồng bào DTTS biết đến nghề truyền thống là do được học và trao truyền từ những người trong gia đình và cùng làm. Như vậy, quá trình CNH - HĐH trong bối cảnh kinh tế thị trường, nghề truyền thống không những không bị mất đi mà nó còn tiếp tục được phát triển. Song hầu hết quá trình truyền nghề vẫn bó hẹp theo hướng truyền nghề trong gia đình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

4.2.4.3 Kết quả giải pháp khôi phục phát triển làng nghề đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số

Theo lãnh đạo Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có nhiều làng nghề truyền thống, gọi là làng nghề nhưng trên thực tế tỉnh chưa có làng nghề nào đạt tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà chỉ là các cơ sở quy mô hộ gia đình và một số ít doanh nghiệp. Gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới đang được triển khai đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Phát triển ngành nghề, làng nghề trên cơ sở phát huy sự tham gia của cộng đồng, với sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế. Nhà nước hỗ trợđầu tư một phần, chủ yếu vốn huy động trong nhân dân và các thành phần kinh tế. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào DTTS phù hợp với tâm lý của người lao động “ly nông, bất ly hương”. Phát triển làng nghề gắn liền với khôi phục, bảo tồn và giữ gìn nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các DTTS Lạng Sơn.

Không chỉ lưu giữ những nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc, các làng nghề còn góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động tại chỗ. Trong những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã có khá nhiều hoạt động để phát triển ngành nghề nông thôn. Trong đó, các ngành nghề mới được chú trọng phát triển. Theo thống kê, tỉnh có 841 cơ sở chế biến, bảo quản nông - lâm sản như sấy vải, chế biến gỗ ở Hữu Lũng; làm măng ớt, cao khô ở Chi Lăng; sấy hồi, làm bún, phở, xay xát ở Văn Quan; chế biến rượu ở Mẫu Sơn, Công Sơn Cao Lộc, Lộc Bình; làm hương ở Thành phố Lạng Sơn, xã Gia Cát, Cao Lộc, xã Đại Đồng, Tràng Định; làm ngói (âm dương) ở Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn, huyện Tràng Định; Dệt thổ cẩm của người Tày, Nùng; quay vịt, quay lợn; trồng rau Cải làn Mai Pha, TP Lạng Sơn, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc; làm chiếu trúc Mai Pha, thành phố Lạng Sơn…Ngành nghề lắp rắp, sửa chữa cơ khí nhỏ cũng phát triển tương đối nhanh với 848 cơ sở. Mạng lưới xây dựng, vận tải nông thôn được mở rộng, hầu hết 11 huyện, thành phố trong tỉnh đều có mạng lưới phân phối, vận tải. Cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cũng tăng lên con số 223. Cùng với sự phát triển của kinh tế rừng, trên địa bàn tỉnh đã có 32 cơ sở chế biến và sản xuất đồ gỗ với quy mô vừa và nhỏ; 212 cơ sở sản xuất đồ mộc… Đây chính là lực lượng góp phần tạo nhiều việc làm cho lao động dân tộc thiểu số.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 Bảng 4.16 Số lao động được tạo việc làm tại các cơ sở sản xuất nghề truyền thống điều tra Ngành nghề sản xuất Số cơ sở điều tra Địa phương Số LĐ được tạo VL (LĐ) Thu nhập bq/người /tháng (Đồng) Chế biến rượu 02 Công Sơn 07 5.500.000 Làm hương 01 Đông Kinh 06 2.500.000 Dệt thổ cẩm 01 Hòa Cư 03 1.000.000

Cao khô 01 Tân Liên 09 4.500.000

Chế biến hồi 02 TT Bình Gia 10 2.500.000

Tổng 07 35

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Thực tế cho thấy, tuy chưa phát triển thành các làng nghề, nhưng các ngành nghề, cơ sở sản xuất phát triển đã có những tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, phát triển kinh tế, là điều kiện để lao động dân tộc thiểu số có được việc làm vươn lên thoát nghèo trên mảnh đất quê hương mình.

Các làng nghề truyền thống không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho nhiều lao động, không những vậy một số mặt hàng truyền thống của địa phương đã có thương hiệu các tỉnh thành khác biết đến và vươn ra xuất khẩu ra nước ngoài như: Hoa hồi và các sản phẩm từ Hồi, Rượu Mẫu Sơn, Cao khô,…. Tuy nhiên nhiều nghề, làng nghề hiện nay còn thiếu vắng đội ngũ thợ lành nghề, hầu hết chủ các cơ sở sản xuất chưa được đào tạo kiến thức kinh doanh và kinh tế thị trường. Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã mở đường cho hướng đi của các cơ sởđào tạo, là điều kiện cho lao động và có tác động rất lớn cho công tác đào tạo nghề cho lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 88)