Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất sử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 103)

tuyn dng lao động

4.4.3.1 Phát triển mạnh các mô hình trang trại

- Thực hiện các chính sách ưu tiên vềđất đai để mở rộng sản xuất.

- Các hỗ trợ của Nhà nước về tín dụng, vốn vay và khoa học công nghệđể gia tăng năng suất và ổn định chất lượng đầu ra.

- Hỗ trợ mạng lưới cung cấp thông tin thị trường đầu ra. Sản xuất gắn với nhu cầu thị trường, gắn với việc bảo vệ môi trường và tận dụng nguồn tài nguyên theo nguyên tắc bảo đảm, duy trì sự phát triển lâu dài.

- Hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật cần thiết.

4.4.3.2 Phát triển doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

- Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vươn lên đảm nhiệm vai trò hạt nhân trong những việc cụ thể như: thăm dò xác định nhu cầu của thị trường, dịch vụ vốn và kỹ thuật, công nghệ, hướng dẫn cách thức sản xuất nông sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 theo nhu cầu thị trường cho nông dân, chế biến, tiêu thụ nông sản.

- Có các nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung chính sách, giải pháp nhằm tạo ra sự liên kết bền vững giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích việc hình thành các mô hình liên kết theo từng sản phẩm, ngành hàng cho từng khu vực cụ thể. Tiến tới tạo được những mối quan hệ bền vững, cùng thụ hưởng lợi ích, cùng chia sẻ rủi ro thông qua hợp đồng kinh tế giữa hộ nông dân và các cơ sở chế biến, dịch vụ, tiêu thụ nông sản.

- Khuyến khích trả lương theo trình độ tay nghề cho người lao động, tạo môi trường làm việc lành mạnh, đồng thời phải cho thấy được sự chênh lệch lớn giữa thu nhập của lao động có trình độ tay nghề thấp và lao động có trình độ tay nghề cao. Tạo động lực trong nhu cầu nâng cao chất lượng nhân lực trong cơ sở.

- Các doanh nghiệp cần chủđộng tiếp cận với các cơ sởđào tạo nghề, với Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp để kết hợp mở các khóa đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp, và người lao động trong cơ sở sản xuất. Như vậy, cơ sở sẽ dễ dàng tuyển được lao động có trình độ chuyên môn cao hơn, cũng như giảm chi phí trong khâu đào tạo lại sau khi tuyển dụng.

- Đổi mới cơ sở, tuyển dụng LĐ dựa trên trình độ tay nghề và kinh nghiệm làm việc, có quy định ưu tiên người có bằng hoặc chứng chỉ nghề về lương, thưởng và các chếđộ khác vào làm việc tại cơ sở.

- Khuyến khích lao động gắn bó với doanh nghiệp, ưu tiên tuyển chọn con em lao động trong doanh nghiệp tiếp tục vào làm việc ở doanh nghiệp.

- Chủ các doanh nghiệp cần tham gia các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của cơ sở trên thị trường bằng các cách xúc tiến thương mại. Thường xuyên cập nhật thông tin đổi mới dây truyền máy móc công nghệ nhằm tăng hiệu quả sản xuất của DN.

- Chủđộng liên kết DN, hộ gia đình với các trung tâm đào nghề cho người LĐ để có thể nâng cao chất lượng tay nghề người LĐ một các thường xuyên và hiệu quả nhất để các khóa đào tạo được diễn ra ngay tại địa phương. Từ đó giảm được chi phí trong đào tạo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95

4.4.3.3 Phát triển hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần tiếp tục liên hệ chặt chẽ với các thị trường lao động, đặc biệt là những thị trường có nhu cầu lao động phù hợp với khả năng và chất lượng của lao động DTTS.

- Các kế hoạch tuyển dụng, hợp đồng tuyển dụng đi lao động xuất khẩu, yêu cầu của phía tuyển dụng đối với chất lượng cũng như trình độ ngoại ngữ của người lao động cần được thông báo kịp thời cho người dân, sớm có kế hoạch bồi dưỡng đểđáp ứng được yêu cầu lao động lâu dài.

- Kết hợp với các cơ sởđào tạo nghề, liên kết trong việc đào tạo nghề, học ngoại ngữ để người lao động thuận tiện trong việc chuẩn bị đi XKLĐ, đặc biệt đối với lao động DTTS trình độ ngoại ngữ, giao tiếp xã hội, trình độ tay nghề còn nhiều hạn chế.

- Cần có sự quản lý lao sang làm việc tại thị trường Trung Quốc đảm bảo đúng quy định, tránh những thiệt thòi cho người dân khi lao động trái phép tại Trung Quốc. Các cơ quan chức năng cần có các giải pháp giúp người lao động làm việc đúng theo quy định của pháp luật và khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh với nhu cầu lao động của thị trường Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)