Kinh nghiệm của một sốn ước về giải quyết việc làm cho lao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 26)

2.2.1.1 Trung Quốc

Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là một quốc gia thống nhất đa dân tộc, với số dân hơn 1,3 tỷ người gồm 56 dân tộc, trong đó dân tộc Hán chiếm gần 92%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 dân số cả nước, 55 dân tộc còn lại chỉ chiếm hơn 8% và được gọi là DTTS. Hiện nay, các nhóm dân tộc thiểu sốở Trung Quốc phân bố chủ yếu ở các tỉnh và khu tự trị: Nội Mông, Tân Cương (Duy Ngô Nhĩ), Ninh Hạ (Hồi), Quảng Tây (Choang), Tây Tạng, Vân Nam, Quý Châu, Thanh Hải, Tứ Xuyên, Cam Túc, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hồ Nam, Hồ Bắc, Hải Nam và Đài Loan. Số người dân tộc thiểu số sống trong các khu tự trị chiếm 75% số người DTTS của cả nước, ở những khu vực này đặc biệt là các vùng núi, nông thôn, vấn đề thiếu việc làm, thu nhập thấp cũng là vấn đề lớn. Bằng nhiều chính sách hỗ trợ như xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi, hệ thống thị trấn, thị tứ, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các giống cây trồng vật nuôi mới có năng xuất cao...đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết đáng kể việc làm cho người lao động. Đặc biệt đáng chú ý là việc xây dựng các “xí nghiệp Hương trấn”. “Xí nghiệp Hương trấn” là loại hình xí nghiệp kinh tế do nông dân tự nguyện thành lập ngay trên quê hương mình trên cơ sở những lợi thế về nguồn tài nguyên, lao động và các nguồn lực kinh tế khác dưới sự quản lý của chính quyền các cấp, sự lãnh đạo của Đảng và quan tâm giúp đỡ của nhà nước. Hệ thống “xí nghiệp Hương trấn” chủ yếu sản xuất các hàng hoá tiêu dùng nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân. Việc phát triển “xí nghiệp Hương trấn” có ý nghĩa rất to lớn. “Xí nghiệp Hương trấn” đã thu hút 120 triệu lao động (chiếm 26,9% lực lượng lao động cả nước) với mức thu nhập 2500 NDT/lao động/ tháng (Lê Hữu Tùng, 2013).

Trong bối cảnh chuyển sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế,bản thân nông nghiệp của Trung Quốc cũng phải tự đổi mới để thích nghi để giải quyết mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất nhỏ lẻ của nông dân với những thay đổi nhanh chóng và khó dự báo trước của thị trường. Qua một số thử nghiệm và chọn lọc, Trung Quốc đưa ra chính sách về “Sản nghiệp hóa nông nghiệp” nhằm tìm lời giải cho phát triển nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc. Sản nghiệp hóa nông nghiệp ở Trung Quốc được hiểu là việc tổ chức kết hợp giữa nông hộ với công ty hoặc nông hộ kết hợp với tập thể, nông hộ cùng với các tổ chức kinh tế khác tiến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 hành liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, kết hợp giữa nông nghiệp- công nghiệp và thương mại, kết nối các khâu thành một dây chuyền.

Trong hai thập kỷ qua, chính sách về sản nghiệp hóa nông nghiệp đã mang lại thành tựu quan trọng. Từ năm 1997 đến 2001 số tổ chức kinh doanh sản nghiệp hóa nông nghiệp đã tăng từ 11834 lên hơn 66000 với các loại hình tổ chức này ngày càng đa dạng. Đến năm 2002 số các tổ chức sản nghiệp hóa đã lên tới 94000, trong đó phân theo ngành gồm: trồng trọt 44,8%, chăn nuôi 24,1%, thủy sản 8,2%, lâm nghiệp 10,4% và các loại hình khác 10,5%. Về hình thức liên kết, phương thức hợp đồng chiếm 51,9%, hợp tác 12,6%, cổ phần 13,3% và các phương thức khác khoảng 20%. Các tổ chức sản nghiệp hóa nông nghiệp đã thu hút được 7,2 triệu hộ nông dân tham gia (chiếm 30,5% tổng số hộ nông dân toàn quốc).

2.2.1.2 Thái Lan

Thái Lan có diện tích 513.000 km2, với dân số trên 67 triệu người với hoảng 75% dân số là dân tộc Thái, còn lại là người gốc Hoa, Mã Lai, Môn, Khmer, các bộ tộc khác là những nhóm DTTS, họ sống chủ yếu ở khu vực nông thôn. Thái Lan có nhiều chính sách hỗ trợ khu vực này để sớm phát triển tương đồng với các vùng khác, trong đó đáng chú ý là chương trình hỗ trợ mỗi làng một triệu Baht (tương đương 22.000 đô la) đã được chính thức đưa vào triển khai từ tháng 11/2001 trên toàn quốc. Chương trình này sẽ được áp dụng cho 7.000 làng với mục đích là các làng được hỗ trợ vốn sẽ tự xem xét, cân nhắc và quyết định việc sử dụng nguồn vốn này cho phát triển làng xã mình. Mặc dù, các tiêu chí để tiếp cận nguồn vốn này chưa rõ ràng, cụ thể, tuy nhiên qua nghiên cứu của các học giả trường đại học Chulalongkorn cho thấy những làng đã thành công trong một số các chương trình phát triển cộng đồng thì có thể dễ dàng được tiếp cận quỹ hỗ trợ này.

Học tập mô hình mỗi làng một sản phẩm được học tập từ kinh nghiệm của Nhật Bản để áp dụng thí điểm ở một vài làng nông thôn (Tambon) ở Thái Lan, bắt đầu từ năm 2001. Đây là mô hình mà trong đó mỗi làng sẽ phải tập trung vào sản xuất một mặt hàng làm thế mạnh của làng, nhằm tránh tình trạng thặng dư nguồn cung sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay, đang có khoảng 200 làng thí điểm theo mô hình này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 Các cơ quan chức năng sẽ xem xét hiện trạng và tiềm năng của từng làng, sau đó đề cử một số sản phẩm chính cho từng làng để lựa chọn. Sau khi quyết định sản phẩm đặc thù cho từng làng, bước tiếp theo là sẽ chuyển giao một số công nghệ khoa học cần thiết, giám sát về chất lượng sản phẩm, xử lý cây trồng và hỗ trợ marketing, nguồn hàng tiêu thụ,… Chủ trương này sẽ giúp cho các làng của Thái Lan có thể phát huy được lợi thế cạnh tranh của địa phương mình, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và đảm bảo ổn định việc làm cho bộ phận lao động làm nông nghiệp.

Về cơ bản Thái Lan vẫn là nước nông nghiệp, tuy đóng góp của nông nghiệp trong GDP dưới 10% nhưng nông nghiệp vẫn là ngành thu hút và tạo việc làm cho 44% lực lượng lao động toàn xã hội và khu vực nông thôn còn là địa bàn sinh sống của gần 70% dân cư. Đa dạng hóa hoạt động nông nghiệp gia tăng việc làm thông qua các họat động thương mại. Mặc dầu nhận được sựđầu tư của cả nhà nước và tư nhân, nhưng do lợi nhuận thấp, rủi ro cao, nông nghiệp và nông thôn Thái Lan đang phát triển theo hướng đa dạng hóa. Trong chính sản xuất nông nghiệp, việc đa dạng hóa được thực hiện bắt đầu bằng việc trồng nhiều loại cây thay vì chỉ trồng lúa và cao su như trước đây; bước tiếp theo là đa dạng hóa trong nội bộ ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sang hệ thống canh tác đa dạng, nhờđó danh sách hàng nông sản xuất xuất của Thái Lan được mở rộng từ hai hàng hóa truyền thống là lúa và cao su sang bột sắn, gà đông lạnh, tôm tươi đông lạnh .v.v.

Từ năm 2000 đến nay, tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm đều và tỷ trọng lao động phi nông nghiệp tăng. Phần lớn các công việc phi nông nghiệp ví dụ như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy, đồ dùng gia đình và cá nhân (chiếm 11,9%), chế tạo (9,2%). Khu vực nông thôn có tới 73% người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 27% phi nông nghiệp.

2.2.1.3 Hàn Quốc

Hàn Quốc với phần lớn là người Triều Tiên, một bộ phận nhỏ là người gốc Hoa. Tuy nhiên chính sách mà Hàn Quốc phát triển khu vực nông thôn, nơi mà ở Việt Nam đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu là vấn đề cần được nghiên cứu học tập áp dụng cho khu vực này ở Việt Nam. Ởđây Chính phủ đẩy mạnh phát triển cơ sở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 hạ tầng nông thôn thông qua phong trào Saemaul Undong: Phong trào làng mới (Saemaul Undong) một phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đã được triển khai rất thành công ở Hàn Quốc. Việc phát triển công nghiệp nông thôn dựa vào phát triển các nhà máy vệ tinh của các tập đoàn kinh tế. Sự nối kết này cũng chính là sự nối kết giữa nông thôn và thành thị theo nguyên tắc thành thị phát triển sẽ đem đến sự phồn thịnh cho nông thôn. Đầu tư của Chương trình được tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng nằm giúp cho hình thành các doanh nghiệp nhỏ đồng thời làm tăng năng suất nông nghiệp, làm ổn định đời sống của người dân làm nông nghiệp, không tạo ra các mâu thuẫn khi lao động được rút sang họat động phi nông nghiệp. Chương trình “Làng mới” sử dụng chiến lược tiếp cận từ trên xuống trong lập kế họach nhưng triển khai thực hiện lại từ dưới lên một cách dân chủ với sự tham gia đóng góp cả tài chính vào lao động của người dân địa phương. Nhà nước chỉ đầu tư một khối lượng nhỏ ban đầu bằng hiện vật như xi măng và sắt thép. Cũng chính Chương trình này đã làm cho công nghiệp xi măng và sắt thép của Hàn quốc phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đầu. Càng về sau các dự án môi trường càng được tăng thêm. Hiệu quả của dự án trước được nghiên cứu rất kỹ để triển khai tiếp các dự án mới. Nhà tranh vách đất dần được thay thế bằng nhà mái ngói và tường xây, khắp nơi trên các làng xã đường phố được mở rộng, đê điều được tu bổ và cầu cống được xây dựng, làng xã phát triển chóng mặt, người dân nông thôn lấy lại sự tự tin vốn có. Ngoài ra Chính phủ còn cho xây dựng các nhà máy ở nông thôn để gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân, các kỹ thuật canh tác tiên tiến cũng được người dân chú trọng và làm theo, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể. Đến năm 1974 thu nhập ở nông thôn cao hơn thành thị, năm 1977, 98% xã có thểđộc lập về kinh tế. Các khoản tiết kiệm của người dân nông thôn tăng lên khoảng 30 lần từ 1971-1979. Quan điểm của Hàn Quốc là không kêu gọi đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp vì lo ngại lợi nhuận các công ty hưởng còn nông dân suốt đời làm thuê. Chủ trương của chính phủ là đầu tư hạ tầng để nông dân tự mình đứng lên, sản xuất chế biến tại chỗ. Nông dân là người chủ đích thực. Cùng lúc đó Chính phủ Hàn Quốc áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản, cho nông dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 thuê máy nông nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác...Năm 2005 Nhà nước có hẳn đạo luật mọi hoạt động của các bộ, ngành, chính quyền phải hướng về nông dân. Mỗi làng một doanh nghiệp hoặc vài doanh nghiệp gắn đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Các ngành phải trợ giúp nông nghiệp nâng cao đời sống nông dân và ngư dân. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, sản phẩm nông sản hàng hóa của Hàn Quốc phải cạnh tranh với nông sản của nước ngoài ngay cả ở thị trường trong nước. Nông dân Hàn Quốc bắt đầu sử dụng công nghệ tiên tiến, họ phải sản xuất theo định hướng thị trường và phải cẩn thận trong việc sử dụng vật liệu đầu vào để sản xuất nông sản có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường. Trong thế kỷ 21, Saemaul Undong tập trung vào thiết lập một cộng đồng hợp tác thông qua đó các thành viên sẽ nỗ lực để giải quyết một loạt các vấn đề xã hội với nhau. Chú trọng đến đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống, Saemaul Undong đi đầu trong phong trào về môi trường và cải cách các tư tưởng để hình thành sựđoàn kết trong nhân dân. Ngoài ra Saemaul Undong còn chia sẻ kinh nghiệm của mình với các quốc gia kém phát triển góp phần vào sự thịnh vượng và phát triển của toàn thế giới.Hàn Quốc đẩy mạnh Phát triển công nghiệp hóa nông thôn ngay những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ 20, Hàn Quốc đã có chính sách khuyến khích phát triển các họat động này để thu hút lao động nông nhàn trong đó chính sách tập trung vào khuyến khích các họat động chế biến nông sản và các tài nguyên thiên nhiên tại địa phương. Chính phủ cung cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật đối với các họat động tạo việc làm phi nông nghiệp và việc tổ chức sản xuất theo hình thức hợp tác.

Vào những năm 70 của thế kỷ 20 chính phủ Hàn Quốc tập trung xây dựng nhà máy ở nông thôn. Các nhà máy được khuyến khích chuyển về khu vực nông thôn để giải quyết việc làm và tạo thêm thu nhập phi nông nghiệp cho nông dân; Chính phủ đã lên kế hoạch đưa ít nhất một nhà máy về một làng. Những nhà máy đưa về vùng nông thôn được nhận ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, được nhận hỗ trợ xây dựng nhà máy và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, thực hiện chính sách di dời nhà máy về nông thôn theo phương châm “mỗi làng một nhà máy” không đạt được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 như mục tiêu đề ra do chi phí quá cao về xây dựng cơ sở hạ tầng để đặt nhà máy tại từng làng. Hơn nữa do các nhà máy phân tán trên các vùng nông thôn làm nảy sinh chi phí cho công tác marketing cũng như tiếp cận các dịch vụ cần thiết khác về ngân hàng, thông tin cho sản xuất và thị trường, thu hút công nhân lành nghề...

Đến những năm 80, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách phát triển cụm công nghiệp nông thôn. Dự án phát triển cụm công nghiệp nông thôn đầu tiên được thực hiện vào năm 1984 và là dự án đầu tiên trong triển khai thực hiện Luật Phát triển nguồn thu nhập phi nông nghiệp. Nhờ rút ra bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ đưa nhà máy về từng làng ở nông thôn của thập kỷ trước, dự án phát triển cụm công nghiệp ở nông thôn giúp giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, từng nhà máy trong cụm công nghiệp cũng giảm được chi phí họat động nhờ sử dụng các trang thiết bị dùng chung. Chính quyền địa phương thiết kế xây dựng các cụm công nghiệp theo quy định của luật pháp, sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng tại cụm công nghiệp, chính quyền địa phương bán mặt bằng trong cụm công nghiệp cho nhà đầu tưđến xây dựng nhà máy. Các dự án công nghiệp về nông thôn được hưởng ưu đãi về miễn giảm thuế trong một số năm và nhận được hỗ trợ tài chính ưu đãi từ Chính phủ. Các dự án này đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và nhất là góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Hàn Quốc.

Hỗ trợ cho các hộ nông dân giảm thiểu rủi ro trong trường hợp gặp thiên tai đã được tăng cường, nhằm giúp ổn định cuộc sống của người nông dân chính phủ Hàn Quốc phát triển chương trình bảo hiểm cây trồng và vật nuôi chương trình bắt đầu bằng bảo hiểm cây trồng, áp dụng cho 2 loại cây chính là táo và lê, được thực hiện trong 7 năm từ năm 2001 đến 2006. Chương trình bảo hiểm cây trồng dự kiến sẽ nâng tổng số loại cây trồng lên 30 loại vào năm 2011. Ngoài ra, còn xây dựng một hệ thống đánh giá các loại mức độ rủi ro cho cây lúa và một số loại cây trồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh lạng sơn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)