Cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 131)

Hiện nay, cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng ở

huyện Sơn Động đã được đầu tư, nâng cấp gồm: 110 km đường băng cản lửa; 16 bảng tin, 10 bảng dự báo cấp cháy rừng, 38 biển báo bảo vệ rừng; 101 chiếc biển cấm lửa rừng … Tuy nhiên, để phục vụ tốt công tác quản lý bảo vệ

rừng cần tiếp tục được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất:

a) Cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy - Dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng.

Đầu tư nâng cấp phòng dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng đặt tại Hạt kiểm lâm, nhằm cải thiện và nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo nguy cơ

cháy rừng, xác định chính xác các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Cụ thể:

Đầu tư máy móc thiết bị và nâng cấp phần phềm dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng;

Xây dựng và biên tập hệ thống bản đồ phân vùng trọng điểm nguy cơ

cháy rừng trên nền hiện trạng rừng đến từng khoảnh và tiểu khu gắn với ranh giới hành chính xã, huyện.

Nâng cao chất lượng công tác dự báo thông qua việc: thu thập số liệu quan trắc từ các trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn trên địa bàn huyện; nhập dữ liệu vào phần mềm để xử lý và thiết lập cơ sở dự liệu về vật liệu cháy trên cơ sở dữ liệu về theo dõi tài nguyên rừng để dự báo nguy cơ cháy rừng theo

các cấp dự báo cháy rừng của từng khu vực, từ đó triết xuất, đưa ra bản dự

báo cháy rừng hàng ngày, theo các cấp dự báo cháy trên nền bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng.

Tổ chức thông tin rộng rãi cấp dự báo nguy cơ cháy rừng, đặc biệt là phối hợp với Đài truyền hình huyện, Đài phát thanh xã, huyện thông báo thường xuyên cấp dự báo cháy rừng trên chương trình thời sự.

- Phát hiện sớm và xác định điểm cháy tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng.

Tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng, nghiên cứu lắp đặt hệ thống quang trắc (bằng hệ thống quan sát quang học), nhằm chủ động phát hiện sớm và chính xác điểm cháy rừng, để ngăn chặn kịp thời, giảm thiệt hại do cháy rừng gây ra, cụ thể:

Lựa chọn và xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng (quy mô tối đa 10.000ha), để nghiên cứu lắp đặt hệ thống quang trắc. Trong đó ưu tiên cho các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ;

Đầu tư lắp đặt hệ thống quang trắc;

Xây dựng cơ chế quản lý, cung cấp thông tin và phương án tác chiến khi cháy rừng xảy ra.

b) Củng cố tổ chức và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác bảo vệ rừng, PCCCR

- Củng cố tổ chức

- Nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.

Đối tượng đào tạo là các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên ngành về bảo vệ rừng và PCCCR, cán bộ phụ trách công tác PCCCR của chính quyền các cấp, ngành có liên quan; chủ rừng; tổđội quần chúng bảo vệ rừng và các tình nguyện viên. Nội dung đào tạo:

Đào tạo kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đào tạo các biện pháp cứu hộ, cứu nạn trong phòng chống cháy rừng.

Đào tạo nghiệp vụ tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đào tạo các kỹ thuật khắc phục hậu quả của cháy rừng. c) Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho công tác PCCCR

- Nguyên tắc đầu tư

Tăng cường đầu tư phương tiện, trang thiết bị PCCCR cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành và cơ sở là cần thiết trong giai

đoạn hiện nay, quá trình đầu tư phải đảm bảo đồng bộ, thống nhất và theo nguyên tắc sau:

Việc đầu tư mua sắm trang thiết bị bảo đảm theo đúng yêu cầu thực tế

của từng đơn vị và địa phương, thực hiện theo phương châm hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.

Phương tiện, thiết bị đảm bảo đồng bộ, thống nhất; dễ sử dụng, hiệu suất cao, cơ động được tối đa trên địa hình phức tạp và an toàn cho người sử

dụng và môi trường.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, ưu tiên đầu tư cho các địa phương trong khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao; có các khu rừng đặc dụng, phòng hộ và các vùng rừng tập trung quy mô lớn ….

- Nội dung đầu tư

Đầu tư trang thiết bị và nâng cấp phần mềm dự báo, cảnh báo cháy rừng tại Cục Kiểm lâm.

Đầu tư trang thiết bị nhằm tăng cường số lần thu ảnh viễn thám trong ngày; nâng cấp phần mềm phát hiện sớm lửa rừng, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng khoanh vẽ đến từng khoảnh, tiểu khu và ranh giới xã, huyện, tỉnh trên hệ tọa độ rõ ràng nhằm xác định chính xác điểm cháy.

Đầu tư xây dựng các trạm quang trắc tại các khu vực trọng điểm cháy (bằng hệ thống quan sát quang học).

phòng cháy, chữa cháy rừng từ trung ương đến cơ sở.

Đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơ quan Kiểm lâm vùng thành nơi đào tạo, bồi dưỡng và huấn luyện nghiệp vụ và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy rừng.

Xây dựng mô hình quản lý lửa rừng thống nhất và hiệu quả.

Đầu tư xây dựng và biên soạn các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn việc thực thi pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Nghiên cứu đề xuất phương án đầu tư mua sắm máy bay phục vụ cho công tác chỉđạo, kiểm tra và tuần tra trinh sát phát hiện sớm điểm cháy.

4.3 Giải pháp tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Sơn Động thời gian tới

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)