3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng, thực trạng bảo vệ và phát triển rừng huyện Sơn Động.
Số liệu sau khi thu thập được xử lý thống kê thể hiện bằng hệ thống các bảng biểu, được xử lý bằng phần mềm Excel và so sánh các chỉ số về diễn biến rừng, phát triển rừng để đánh giá đúng thực trạng bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn nghiên cứu, giúp cho việc đề xuất các giải pháp có tính khả
thi, ứng dụng được rộng rãi vào thực tiễn.
3.2.3.2 Phương pháp so sánh
So sánh các chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng của Chi cục kiểm lâm, Hạt kiểm lâm huyện theo thời gian và theo không gian
để rút ra các kết luận về xu hướng phát triển của hiện tượng. Xác định số gốc để so sánh:
+ Khi nghiên cứu nghiên cứu số liệu về diễn biến tài nguyên rừng giữa các năm, số gốc để so sánh là số liệu công bố hàng năm của các cơ quan chuyên môn.
- Điều kiện để so sánh:
+ Phải thống nhất về nội dung của chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
+ Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả thời gian và giá trị.
3.2.3.3 Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Phương pháp SWOT là phương pháp dùng để đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với bảo vệ và phát triển rừng của huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang thời gian qua, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao khả năng bảo vệ rừng huyện Sơn Động thời gian tới.
- Phân tích điểm mạnh (Strengths)
Điểm mạnh là tất cả những đặc điểm, điều kiện về tự nhiên và kinh tế
xã hội của vùng nghiên cứu làm cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều thuận lợi, tốn ít công sức, tiền của mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
- Phân tích điểm yếu (Weaknesses)
Điểm yếu là tất cả những gì bất lợi về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, gây cản trở, khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, mặc dù được đầu tư tiền của, công sức,... nhưng kết quả mang lại thường không được như mong muốn.
- Phân tích cơ hội (Opportunities)
Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép người ta làm một việc gì đó. Trong việc bảo vệ và phát triển rừng, các chủ chương, chính sách của nhà nước hoặc sự đầu tư của các doanh nghiệp để phát triển du lịch sinh thái...là cơ hội để thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các phương án bảo vệ và phát triển rừng
- Phân tích cơ hội là nhằm xác định đâu là cơ hội tốt, cơ hội hấp dẫn để
từ đó có những hướng triển khai nhằm khai thác nhanh và có hiệu quả hơn những đơn vị khác.
- Phân tích nguy cơ (Threats)
Yếu tố của môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động bảo vệ và phát triển rừng. Nguy cơ thường xuất hiện song song với cơ
hội chi phối mạnh mẽ mọi hoạt động.
Các nguy cơ xuất hiện ngoài khả năng kiểm soát của tổ chức, họ chỉ có thể tránh những nguy cơ có thể xảy đến với mình và nếu phải đối mặt với nó thì cố gắng giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. Phân tích nguy cơ giúp đơn vị, tổ chức tham gia bảo vệ và phát triển rừng thực hiện những thay đổi, điều chỉnh cần thiết đối với những thay đổi, biến động có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động bảo vệ rừng và phát triển rừng.
- Các kết hợp chiến lược của S-W-O-T
Sau khi phân tích đầy đủ các yếu tốđiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ ta xây dựng các kết hợp chiến lược. Đầu tiên là sự kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (SO), mục tiêu của kết hợp này là sử dụng điểm mạnh của tổ chức
đơn vị để khai thác có hiệu quả nhất cơ hội hiện có. Sự kết hợp thứ hai là sự
kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội (WO), đây là kết hợp nhằm tận dụng cơ hội
để khắc phục điểm yếu. Thứ ba, sử dụng điểm mạnh để khắc phục hoặc hạn chế tổn thất do nguy cơ đưa ra kết hợp chiến lược điểm mạnh và nguy cơ
(ST). Cuối cùng là kết hợp (WT), kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ, đây là sự
cố gắng lớn của tổ chức, đơn vị nhằm nâng cao sức mạnh của tổ chức, đơn vị ở những khâu, những bộ phận còn yếu kém và cố gắng khắc phục, hạn chế tổn thất do nguy cơ gây ra.
- Sự kết hợp tổng hợp của bốn yếu tố SWOT
Sau khi tiến hành kết hợp các chiến lược SW, SO, WT, WO công việc tiếp theo là phải có sự kết hợp một cách tổng hợp của cả bốn yếu tố. Sự kết hợp này sẽ đưa ra những nhận định mang tính khái quát cao, có ý nghĩa lớn cho hoạch định chiến lược. Công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn tồn tại với những cơ hội, nguy cơ ở bên ngoài, có những điểm mạnh nhưng đồng thời
cũng có những điểm yếu không thể tránh khỏi. Sự kết hợp SWOT thực sự là sự kết hợp hoàn hảo giúp các nhà quản lý, các cơ quan, tổ chức tham gia bảo vệ và phát triển rừng tận dụng cơ hội, lé tránh những nguy cơ khắc phục điểm yếu và tận dụng triệt để sức mạnh của mình.