lý bảo vệ rừng đối với huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Phân tích thực trạng của hệ thống quản lý rừng và đất lâm nghiệp đang áp dụng ở Việt Nam, có thể rút ra một số bài học sau:
- Hệ thống quản lý cần phải được xây dựng trên một quan niệm đúng
đắn vềđối tượng và cần chú ý đến tương quan tổng thể, toàn cầu.
Về đối tượng: Bản chất kinh tế của rừng thể hiện ở 3 tính chất sau: (i) Rừng vừa là sản phẩm, vừa là tư liệu sản xuất và là một khối thống nhất của hai yếu tố này; (ii) Rừng có giá trị sử dụng tổng hợp; (iii) Giá trị sử dụng của rừng mang tính tiềm năng, (lợi ích của rừng được xác định bao gồm giá trị sử
dụng của các lâm sản, dịch vụ và khả năng tái sản xuất ra những sản phẩm trên). Về tương quan tổng thể: Theo quan niệm hiện nay, giá trị tổng hợp của rừng có thể chia thành 5 chức năng: (1) Chức năng sản xuất (kinh tế); (2) Chức năng phòng hộ môi trường; (3) Chức năng giải trí (du lịch); (4) Chức năng môi sinh; và (5) Chức năng bảo vệ đa dạng sinh học. Thứ tự tầm quan trong của các chức năng này sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, theo từng nơi và theo từng đối tượng rừng.
Hệ thống quản lý rừng cần dựa trên sự hài hoà giữa kinh tế quốc dân (nhà nước) và kinh tế doanh nghiệp. Bất kỳ một khu rừng nào cũng có khả
năng cung cấp lợi ích kinh tế và lợi ích sinh thái. Về nguyên tắc thì lợi ích kinh tế không mâu thuẫn với lợi ích sinh thái, nếu giữa kinh tế quốc dân và
kinh tế doanh nghiệp không tạo ra các hệ thống độc lập với nhau. Kinh tế
doanh nghiệp chịu sự ràng buộc của các sản phẩm có thể bán trên thị trường.
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh nghề rừng, sản phẩm có thể bán ra thị trường chủ yếu là các sản phẩm vật chất (gỗ và các lâm sản ngoài gỗ). Các sản phẩm phi vật chất của rừng (mặc dầu có giá trị rất lớn cho cộng đồng và xã hội) cho đến nay và có thể trong một thời gian dài nữa vẫn chưa được thị trường hoá. Sự ràng buộc của thị trường lâm sản sẽ dẫn đến: (i) Các doanh nghiệp được quản lý rừng còn nhiều tài nguyên sẽ có rất nhiều lợi thế trong kinh doanh. Vì lợi nhuận của họ phụ thuộc vào thị trường lâm sản vốn rất biến động. Các nguy cơ có thể xẩy ra là: khai thác quá mức cho phép các loài cây có giá trị hàng hoá cao; vi phạm các nguyên tắc bền vững theo nghĩa đa dạng sinh học. (ii) Các doanh nghiệp quản lý rừng nghèo, đất trống thì phải
đầu tư rất lớn cho công tác trồng rừng, cải tạo làm giàu rừng... đó là những
đầu tư cần thời gian rất dài mới thu hồi được vốn. Điều này buộc họ phải chọn những loài cây sinh trưởng nhanh có giá trị kinh tế cao, từ đó có nguy cơ vi phạm nguyên tắc bền vững (xét theo nghĩa đa dạng sinh học và chức năng khác của rừng). (iii) Các ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, hoạt
động dựa vào nguồn kinh phí sự nghiệp được cấp rất hạn chế. (iv) Rừng được giao cho hộ gia đình, sự ràng buộc về kinh tế cũng rất phức tạp (do người dân không thể vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư mà thời gian thu hồi quá dài); nguy cơ vi phạm nguyên tắc bền vững càng cao hơn.
Giải pháp duy nhất là đẩy mạnh sản xuất lâm sản hàng hoá và thị
trường hoá các sản phẩm/dịch vụ phi vật chất của rừng. Việc tồn tại nhiều nhóm quyền lợi khác nhau trong quản lý rừng đòi hỏi phải có những chính sách hài hoà được các lợi ích kinh tế quốc doanh (lợi ích chung của toàn xã hội) và lợi ích riêng của từng doanh nghiệp (mục tiêu kinh doanh của chủ rừng).
Hệ thống quản lý rừng cần một môi trường chính sách/thể chế thông thoáng và hợp lý. Các vấn đề quan trọng nhất trong việc tạo môi trường chính
sách thể chế là: (i) giải quyết mối quan hệ sở hữu và quyền sử dụng rừng; (ii) Làm rõ trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành; (iii) Cơ chế quản lý phải tạo được quyền chủđộng cho các doanh nghiệp và chủ rừng.
Hệ thống quản lý rừng phải dựa trên các cơ sở khoa học về lâm sinh. Hệ thống quản lý rừng phải dựa vào toàn dân (xã hội hoá nghề rừng) Bên cạnh những kinh nghiệm nêu trên, một số nhận thức trong quản lý rừng bền vững cần được hiểu đầy đủ như sau: (i) Rừng không chỉ là nơi sản xuất gỗ và các lâm sản khác, nó còn là nhân tố phát triển ở dạng một giá trị
tiềm năng tổng hợp, đa chức năng.
Các nguyên tắc quản lý rừng bền vững cần phải được bổ sung cho các chức năng khác nhau của rừng; (ii) Các nhân tố cơ bản của sự sống (không khí, nước, khí hậu...) có thể bị suy thoái mà rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các nhân tố này. Vì vậy rừng không thể là đối tượng chỉ cho mục tiêu kinh doanh lâm sản thuần tuý. Đối với rừng cần phải có hai thành phần sở hữu: sở hữu riêng (chủ kinh doanh lấy sản xuất lâm sản làm lợi ích chính) và sở hữu chung (thụ hưởng các chức năng phi vật chất của rừng). Cần phải có các nghiên cứu về mối quan hệ này và xây dựng các phương pháp lượng giá các giá trị phi vật chất của rừng; (iii) Khái niệm về rừng và các chức năng của nó cần phải được nghiên cứu hoàn thiện để có quan niệm đúng hơn về đối tượng; (iv) Các cơ sở lâm học về rừng nhiệt đới còn rất hạn chế,
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU