Tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 92)

bn đồ và trên thc địa đến đơn v hành chính xã

Theo Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của UBND tỉnh Bắc Giang, về việc phê duyệt kết quả Điều chỉnh Quy hoạch ba loại rừng tỉnh Bắc Giang, quy hoạch ba loại rừng huyện Sơn Động như sau:

Bảng 4.4. Diện tích đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng

Đơn vị: ha Loại đất, loại rừng Tcộổng ng Phân theo chức năng Ngoài 3 loại rừng Cộng Rđặừng c dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng diện tích 68.643,4 60.270,2 9.566,7 7.968,6 42.734,9 8.373,2 A. Đất có rừng 66.584,3 58.260,9 9.301,9 7.692,3 41.266,7 8.323,4 I. Rng t nhiên 40.184,8 36.583,4 9.211,1 6.733,1 20.639,2 3.601,4 1. Rừng gỗ 39.034,4 35.433,0 8.764,1 6.536,9 20.132,0 3.601,4 - Rừng giàu 1.784,6 1.784,6 1.697,4 87,2 - Trung bình 4.399,9 4.399,9 2.938,5 304,5 1.156,9 - Nghèo 9.428,9 9.428,9 1.358,9 3.412,0 4.658,0 - Phục hồi 23.421,0 19.819,6 2.769,3 2.820,4 14.229,9 3.601,4 2. Rừng tre nứa 43,2 43,2 26,6 16,6 3. Rừng hỗn giao gỗ+ tre nứa 1.107,2 1.107,2 420,4 196,2 490,6 II. Rng trng 26.399,5 21.677,5 90,8 959,2 20.627,5 4.722,0 1. Rừng trồng có trữ lượng 14.222,1 12.530,7 7,1 561,9 11.961,7 1.691,4 2. Rừng trồng chưa có trữ lượng 12.177,4 9.146,8 83,7 397,3 8.665,8 3.030,6 B. Đất chưa có rừng 2.059,1 2.009,3 264,8 276,3 1.468,2 49,8 1. Nương rẫy 0,0 0,0

2. Không có gỗ tái sinh 1.644,8 1.595,0 246,4 276,3 1.072,3 49,8

3. Có gỗ tái sinh 414,3 414,3 18,4 395,9

Số liệu bảng trên cho thấy tổng diện đất quy hoạch cho lâm nghiệp của huyện Sơn Động là 68.643,4 ha, chiếm 80,8% diện tích tự nhiên. Trong đó đất quy hoạch 3 loại rừng là 60.270,2 ha, chiếm 87,8% và đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 8.373,2 ha, chiếm 12,2% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Chi tiết từng loại rừng như sau:

4.1.3.1 Rừng đặc dụng

* Diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn huyện Sơn Động là 9.566,7 ha chiếm 15,9% diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho 3 loại rừng (thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử).

- Rừng tự nhiên 9.211,1 ha chiếm 96,3% diện tích rừng đặc dụng. Theo

đơn vị xã thì xã An Lạc có diện tích lớn nhất trên 5 nghìn ha, còn lại xã Thanh Luận; Tuấn Mậu; TT Thanh Sơn.

- Rừng trồng 90,8 ha chiếm 0,9%;

- Diện tích đất trống không còn nhiều, chiếm khoảng 32,8% tổng diện tích rừng đặc dụng.

Hiện nay công tác bảo vệ rừng tại Khu BTTN Tây Yên Tử đang gặp nhiều khó khăn do nằm trong khu vực phát triển công nghiệp nhiệt điện, khai thác mỏ than... nên không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực tới rừng.

* Trữ lượng rừng đặc dụng

Tổng trữ lượng: 897.880 m3 trong đó (rừng tự nhiên: 897.880 m3), thời gian tới cần tăng cường công tác làm giàu rừng, quản lý bảo vệ rừng.

4.1.3.2. Rừng phòng hộ

* Qua số liệu tại bảng trên cho thấy: Tổng diện tích quy hoạch rừng phòng hộ là 7.968,6, chiếm 13,2% tổng diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho 3 loại rừng, thuộc địa bàn 4 xã (An Lạc, Dương Hưu, Long Sơn, Thanh Luận);

- Diện tích đất có rừng 7.692,3 ha, chiếm 96,5% diện tích rừng phòng hộ. - Diện tích đất chưa có rừng 276,3 ha, chiếm 3,5%. Đây là đối tượng cần đưa vào khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng trong những năm tới.

Nhìn chung diện tích đất trống còn lại thường phân bố trên các dông đỉnh núi cao xa, do vậy việc trồng rừng phòng hộ trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn.

* Trữ lượng rừng phòng hộ

Tổng trữ lượng: 203.215 m3 (rừng tự nhiên: 201.928 m3, rừng trồng: 1.287 m3). Nhìn chung diện tích rừng tự nhiên phân bố nơi cao xa độ dốc lớn, không còn khả năng cung cấp lâm sản, cần đóng cửa rừng bảo vệ nghiêm ngặt

để rừng có thời gian phục hồi trong giai đoạn tới.

4.1.3.3. Rừng sản xuất

* Diện tích rừng sản xuất: 42.734,9 chiếm 71,9% diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho 3 loại rừng, phân bố hầu hết các xã trong huyện.

- Diện tích đất có rừng 41.266,7 ha, chiếm 96,6% diện tích rừng sản xuất. - Diện tích đất chưa có rừng 1.468,2 ha, chiếm 3,4% diện tích rừng sản xuất. Đối với trạng thái Ic mật độ cây tái sinh đảm bảo, tiến hành khoanh nuôi tái sinh tự nhiên. Đối với trạng thái đất trống cây bụi (Ia, Ib) tiến hành trồng rừng nguyên liệu trong những năm tới để cung cấp lâm sản.

* Trữ lượng rừng sản xuất

Tổng trữ lượng là 854.912 m3 (rừng tự nhiên 636.730 m3, rừng trồng 218.182 m3). Qua kết quả điều tra trữ lượng rừng tự nhiên và rừng trồng cho thấy trữ lượng rừng bình quân cho trạng thái như sau:

- Rừng trung bình: 110 m3/ha; - Rừng nghèo: 25m3/ha;

- Rừng phục hồi: 25m3/ha;

- Rừng trồng có trữ lượng: 60 m3/ha;

Kết quảđiều tra cho thấy diện tích rừng tự nhiên hiện nay không có khả

năng cung cấp lâm sản, diện tích rừng trồng trữ lượng thấp khả năng cung cấp lâm sản hạn chế.

* Xác định sản phẩm kinh doanh ở rừng sản xuất: Việc xác định các sản phẩm kinh doanh chỉ mang tính chất tương đối, vì trong một lô rừng tự

nhiên hoặc lô rừng trồng có thể cho nhiều sản phẩm khác nhau với giá cả

khác nhau tuỳ theo nhu cầu của thị trường và từng thời điểm. Nếu phân chia rừng sản xuất theo định hướng sản xuất các nhóm loại gỗ khác nhau có thể

xác định theo hai nhóm gỗ chính sau:

- Nhóm gỗ lớn: D > 30cm: Sử dụng làm gỗ xẻ, bóc, đóng đồ mộc… - Nhóm gỗ nhỏ: D < 30cm: Sử dụng làm ván ghép thanh; gỗ trụ mỏ; gỗ

nguyên liệu giấy, dăm gỗ, củi. Rừng sản xuất gỗ lớn:

Rừng sản xuất gỗ lớn hiện nay được xác định là rừng trồng các loài cây bản địa ở các khu vực có địa hình cao, xa, dốc; Rừng này có thể cung cấp các loại gỗ lớn có D >30cm làm nguyên liệu gỗ xẻ, đóng đồ mộc….

Rừng sản xuất gỗ nhỏ và nguyên liệu:

- Hầu hết diện tích rừng sản xuất là rừng trồng có khả năng cung cấp gỗ

nhỏ và gỗ nguyên liệu (trụ mỏ, dăm gỗ ,ván gép thanh...) gỗ xây dựng (cột chống, cốp pha..) đây là nhóm rừng quan trọng nhất hiện nay của huyện Sơn Động.

- Trong rừng sản xuất hiện nay có 997,0 ha Vải lấn rừng bị bỏ hoang hoá, cần phải trồng rừng thay thế bằng cây nguyên liệu mang lại hiệu quả

kinh tế cao hơn. (Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Sơn Động

đến năm 2020)

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)