Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 81)

4.2.1.1. Công tác khoán bảo vệ rừng

Bảng 4.1. Khối lượng thực hiện khoán bảo vệ rừng

Hạng mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng

Khoán bảo vệ rừng

- Số hộ 259 1.232 817 2.308

- Diện tích 2.912,7 9.410 7.002 19.325 - Vốn đầu tư (triệu đồng) 500 770,5 700,2 1.970,7

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020,

huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang)

Rừng được thiết kế giao khoán bảo vệ là rừng tự nhiên ở đặc dụng, phòng hộ và rừng tự nhiên là rừng trung bình trở lên ở rừng sản xuất.

Giai đoạn 2011-2013, Hạt kiểm lâm huyện Sơn Động đã tiến hành rà soát và thiết kế khoán với tổng diện tích 19.325 ha rừng tự nhiên cho 2.308 hộ

gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn 16 xã (An Bá, An Lập, Bồng Am, Cẩm Đàn, Lệ Viễn, Thạch Sơn, Vĩnh Khương, Tuấn Đạo, An Lạc, An Châu, Yên Định, Thanh Luận, Dương Hưu, Hữu Sản, Long Sơn, Vân Sơn).

Tổng vốn đầu tư là: 1.970,7 triệu đồng

Nhìn chung các khu rừng giao khoán được bảo vệ tốt, rừng sinh trưởng và phát triển mạnh; đây là một giải pháp kinh tế kỹ thuật đã đem lại hiệu quả về nhiều mặt như: Bảo vệđược rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn việc khai thác rừng trái phép, tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng, phát triển và tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương.

4.2.1.2. Công tác phát triển rừng

Bảng 4.2. Khối lượng thực hiện phát triển rừng

Hạng mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng Trồng rừng tập trung - Số hộ 361 1.073 1.081 2.515 - Diện tích 448,5 809,6 1.050 2.308 - Vốn đầu tư (triệu đồng) 735,3 12.144 15.750 28.629 Trồng cây phân tán Số cây cấp phát 361.214 333.333 422.000 1.116.547 Số hộ nhận cây 750 1.215 842 2.807

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020,

huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang)

Từ năm 2011-2013, Hạt kiểm lâm tiến hành thiết kế trồng rừng kinh tế

và ký hợp đồng trồng rừng (đối với rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ ký, rừng đặc dụng do ban quản lý rừng đặc dụng ký) với các hộ gia

đình, cá nhân trên địa bàn huyện với tổng diện tích là 2.308 ha cho 2.515 hộ

gia đình trên địa bàn 22 xã, thị trấn (Thạch Sơn, Phúc Thắng, Giáo Liêm, Cẩm Đàn, Yên Định, Tuấn Đạo, Bồng Am, TT. Thanh Sơn, Thanh Luận, Tuấn Mậu, Long Sơn, Dương Hưu, An Lạc, An Lập, An Bá, An Châu, Vĩnh Khương, Lệ Viễn, Vân Sơn, Hữu Sản, Quế Sơn,TT. An Châu)

- Cấp phát 1.116.547 cây trồng phân tán cho 2.807 hộ gia đình trên địa bàn 22 xã đạt 100% kế hoạch giao;

Tổng vốn đầu tư 28.629 triệu đồng

Đến nay toàn bộ diện tích rừng trồng tập trung, cây trồng phân tán đều sinh trưởng và phát triển tốt.

4.2.1.3. Hỗ trợ gạo cho hộ nghèo tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng

Thực hiện chính sách hỗ trợ gạo cho hộ nghèo thuộc chương trình xóa

tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực

để hỗ trợ.

Bảng 4.3. Kết quả rà soát số hộ nghèo được hỗ trợ gạo tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng

Hạng mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng

- Số hộ 291 729 729 1.749

- Số khẩu 1.370 3.443 3.379 8.192

- Mức hỗ trợ kg/người 43,8 9,28 4,3

- Kinh phí đầu tư (triệu đồng) 823,312 400 201,396 1.424,7

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020,

huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang)

Kết quảđã rà soát 1.749 hộ gia đình = 8.192 khẩu cần phải hỗ trợ gạo. Tổng kinh phí đầu tư là: 1.424,7 triệu đồng.

Nhìn chung, chính sách hỗ trợ gạo, giúp cho các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng và trồng rừng từng bước thoát nghèo, và sống được từ phát triển rừng.

4.2.1.4. Công tác bảo vệ và thừa hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng

a. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

- Trên cơ sở tình hình PCCCR tại địa phương, Hạt kiểm lâm huyện Sơn

Động đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2011-2013. Kiện toàn Ban chỉđạo các vấn đề cấp bách về

bảo vệ rừng, PCCCR do đồng chí phó chủ tịch TT UBND huyện làm trưởng ban; thành viên là trưởng các ban ngành, đoàn thể và chủ tịch UBND các xã, cơ quan thường trực là Hạt Kiểm lâm Sơn Động.

- Chủ động xây dựng cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn huyện vào những ngày, những tháng cao điểm để thông báo cho nhân dân biết và có biện pháp phòng, chống cháy rừng kịp thời; duy trì 63 km đường băng cản lửa cũ;

bảo dưỡng 3,0 km đường băng trắng cản lửa sau năm 2, làm mới 6,0 km

đường băng trắng cản lửa, duy trì 10 bảng tin tuyên truyền, 36 bảng bảo vệ

rừng; 69 biển cấm lửa rừng ...

- Chuẩn bị phương tiện giao thông, thông tin liên lạc phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng như: Ô tô, xe máy và điện thoại di động…; các dụng cụ phục vụ cho công tác PCCCR như: Máy cưu xăng, Dao phát, giầy đi rừng, loa pin cầm tay, vỉ dập lửa, máy thổi gió, mũ bảo hộ, túi cứu thương ....

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công tác PCCCR và tác hại của việc cháy rừng gây ra cho người dân hiểu và chủđộng thực hiện các biện pháp phòng cháy nên giai đoạn 2011- 2013 đến nay trên

địa bàn huyện xảy ra 13 vụ cháy nhỏ, thiệt hại 8,9 ha tại các xã Long Sơn, Dương Hưu, An Châu, Vân Sơn, Tuấn Đạo, tổng số người tham gia chữa cháy 612 người.

b. Công tác quản lý, giám sát khai thác, sử dụng rừng Khai thác gỗ và lâm sản:

Năm 2013 lâm sản khai thác trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung là khai thác tận thu lâm sản trên nương bãi của các hộ gia đình trồng rừng; khai thác gỗ gia dụng và khai thác gỗ rừng trồng, khai thác lâm sản phụ... Hạt kiểm lâm đã thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng khai thác theo đúng lô, khoảnh theo hồ sơ thiết kếđã phê duyệt và đảm bảo đúng những quy định của Nhà nước và của ngành. Kết quả cụ thể là:

Khai thác Gỗ rừng tự nhiên: 188,3 m3 Củi RTN 996,0 ste

Gỗ rừng trồng 20.599,1 m3

Củi rừng trồng 18.510,5 ste Tre giàng 170.000 cây

c. Công tác cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt

- Thực hiện văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tạm dừng việc thẩm định cấp phép Cải tạo rừng tự nhiên. Hạt Kiểm lâm Sơn Động đã tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện. Không nhận đơn, kiểm tra, thẩm định và tham mưu cho UBND huyện cấp phép cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện. d. Công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và khai thác than, khoán sản trong rừng

Trên địa bàn huyện Sơn Động, từ nawm-2013 có 5 công ty khai thác than và khoán sản ở các xã Giáo Liêm, Cẩm Đàn và An Bá với tổng diện tích cấp phép là 732,61 ha. Trong đó:

- Xã Cẩm Đàn 01 công ty (Công ty TNHH Tam Cường)

- Xã Giáo Liêm 02 công ty (Công ty TNHH Tam Cường và Công ty cổ

phần Anh Phong)

- Xã An Bá 02 công ty (Công ty TNHH Tam Cường và Công ty thương mại và dịch vụ DP)

Các công ty đều có đủ hồ sơ cấp phép theo quy định, việc khai thác khoáng sản cũng như việc tận thu lâm sản trên diện tích khai thác đều được thực hiện theo đúng thiết kế và trình tự, thủ tục theo quy định.

e. Quản lý, kinh doanh chế biến lâm sản và gây nuôi động vật hoang dã

Năm 2013, trên địa bàn hiện có 33 xưởng chế biến lâm sản các loại, trong đó có 03 xưởng băm dăm keo còn lại chủ yếu là các xưởng đóng đồ

mộc gia dụng và chế biến nhỏ.

Có 50 cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trong đó: (05 hộ nuôi Lợn rừng, 03 hộ nuôi rắn, 04 hộ nuôi Hươu sao và 38 hộ nuôi Nhím)

Nhìn chung các cơ sở chế biến lâm sản thực hiện nghiêm túc việc chế

biến và xuất nhập lâm sản; việc mở sổ theo dõi xuất nhập được thực hiện theo

Các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã đều có đăng ký nuôi nhốt và đã

được Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang cấp phép theo quy định. Việc xuất bán vận chuyển đều được kiểm tra, xác nhận nguồn gốc theo quy định.

4.2.1.5. Công tác khác

a. Công tác hành chính, tài chính, xây dựng cơ bản

- Thực hiện xây dựng kế hoạch và chương trình công tác tháng, quý, năm

đầy đủ, đúng thời gian quy định. Thực hiện chếđộ báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất kịp thời, đầy đủ và chính xác.

- Công tác hành chính văn thư, lưu trữ: Mở sổ sách theo dõi công văn đi,

đến; quản lý con dấu, soạn thảo và lưu trữ văn bản theo đúng quy định, và đảm bảo chất lượng.

- Việc quản lý sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác của đơn vịđược thực hiện tốt.

- Việc chấp hành chếđộ kế toán - thống kê và quản lý tài chính, tài sản công theo đúng quy định.

- Công tác xây dựng cơ bản cũng được đơn vị thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và chếđộ chính sách hiện hành.

b. Công tác hoạt động của các đoàn thể và văn hóa, TDTT

- Các tổ chức như Công đoàn, Đoàn thanh niên, CCB đều được quan tâm, tạo điều kiện hoạt động đều đặn và có hiệu quả.

- Duy trì các phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT; Hưởng ứng đầy đủ các cuộc vận động do cấp trên phát động...

- Các ngày tết, ngày lễ đơn vị đều có vật chất và tinh thần để động viên CBCC trong đơn vị. Tổ chức tặng quà cho các cháu thiếu nhi là con em CBCC trong đơn vị vào ngày lễ 1/6, tổ chức trao giải thưởng cho con em CBCC trong

4.2.1.6. Đánh giá chung

a. Ưu điểm

- Có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện Sơn Động; sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành chức năng, Đảng uỷ, UBND các xã và được sự ủng hộ của đại đa số nhân dân trong huyện trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.

- Hệ thống văn bản chính sách của Đảng và Nhà nước về lâm nghiệp nói chung và Luật Bảo vệ và phát triển rừng nói riêng dần được hoàn thiện hơn, chặt chẽ hơn.

- Lực lượng Kiểm lâm dần được nâng cao về trình độ, ổn định về tổ

chức, tạo tư tưởng yên tâm công tác cho cán bộ công chức trong đơn vị.

- Có sự cố gắng, lỗ lực của cán bộ công chức trong đơn vị, có tinh thần

đoàn kết cùng nhau phấn đấu hoàn thành nhiệm vụđược giao. b. Hạn chế, khuyết điểm

- Trong năm có lúc, có nơi còn để xảy ra tình trạng khai thác lâm sản, chặt phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép (đặc biệt là tình trạng khai thác Lim non) như ở các xã An Lạc, An Bá, An Châu, Tuấn Đạo, Bồng Am, Thanh Luận, TT. Thanh Sơn, Tuấn Đạo, Tuấn Mậu.…

- Việc chế biến, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra

ở nhiều địa bàn mà đặc biệt là tình trạng vận chuyển lâm sản trái phép bằng ô tô, xe máy.

- Trách nhiệm của một số công chức kiểm lâm địa bàn chưa cao, nhiều

địa bàn còn để xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép nhưđịa bàn xã (An Lạc, An Bá, Bồng Am, Tuấn Đạo, Tuấn Mậu).

c. Nguyên nhân tồn tại

- Việc kiểm tra, giám sát của Kiểm lâm địa bàn còn hàn chế dẫn đến để

- Trách nhiệm của một số cán bộ kiểm lâm địa bàn chưa cao, công tác tham mưu cho chính quyền địa phương về thực hiện quản lý Nhà nước về

rừng còn nhiều hạn chế.

- Trách nhiệm của một số Chính quyền địa phương chưa cao, chưa thực sự quan tâm đến công tác QLBV&PTR, còn phó mặc cho lực lượng Kiểm lâm.

- Tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt, trong khi đó nhu cầu sử dụng gỗ

của nhân dân ngày một lớn tạo sức ép rất lớn về gỗ và lâm, đặc sản dẫn đến hiện tượng khai thác gỗ nén lút xảy ra.

- Trình độ dân trí thấp, ý thức của nhân dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng chưa cao.

Hình 4.1. Ông Bàn Vũ Quyền, ở bản Mùng, xã Dương Hưu, huyện Sơn Động chăm sóc rừng trồng

4.2.1.7. Một số mô hình nông lâm kết hợp đã trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

1. Mô hình trồng cây dược liệu: Ba Kích

Qua kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đã chọn 15 hộ tại thôn Đồng Chu, xã Yên Định, huyện Sơn Động tham gia thực hiện mô hình. Với phương châm “Cầm tay chỉ việc” giúp cán bộ và các hộ tham gia thực hiện mô hình có những kiến thức nhất định về quy trình trồng, chăm sóc và sinh trưởng của cây Ba kích, nhóm nghiên cứu đã tổ chức cho các hộ thăm quan mô hình trồng ba kích tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và cấp phát 10.000 cây giống bảo đảm tiêu chuẩn cho các hộ dân tham gia mô hình.

Hình 4.2. Ông Nguyễn Duy Lượng - Phó chủ tịch thường trực Hội Nông dân TW

Sau một năm trồng và theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển, cây ba kích đã hoàn toàn thích nghi với đất đai khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất nơi

đây và bắt đầu hình thành củ. Xác định được những lợi ích về khoa học và kinh tế mà cây ba kích sẽ mang lại, năm 2013 Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã quyết định phê duyệt xây dựng mô hình vườn ươm Ba Kích ngay tại các hộ dân đã tham gia, đồng thời tiếp tục theo dõi quá trình phát triển của mô hình đã triển khai trồng trên thực địa. Để có kinh nghiệm xây dựng vườn

đi thăm quan mô hình vườn ươm giống quy mô hộ gia đình có nhiều năm kinh nghiệm, tại Tam Dương, Vĩnh Phúc và tổ chức tập huấn kỹ thuật về xây dựng vườn ươm, nhân giống ba kích.

Sang năm thứ hai thực hiện mô hình, đến nay mỗi gốc Ba kích có thể đạt 0,6 – 0,8 kg trên 1 gốc. Anh Chu Văn Tuyển, người tham gia mô hình cho biết “Nếu giá của Ba kích khoảng 200.000đ/1kg, gia đình tôi trồng 700 gốc, mỗi gốc năm thứ 3 có thểđạt 1– 2kg đến khi thu hoạch nhà tôi được gần 1 tấn và thu khoảng 200.000 triệu đồng thì không những thoát nghèo mà từ nay có thể làm giàu từ cây Ba kích”. Tiếng lành đồn xa, năm 2013 đã có hơn 10 đoàn khách từ các tỉnh, huyện lân cận đến thăm quan và học tập mô hình. Đặc biệt mô hình đã được đồng chí Bùi Văn Hạnh – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, đồng chí Nguyễn Duy Lượng – Phó chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp đến thăm và đánh giá cao hiệu quả của mô hình. Các đồng chí đã nhấn mạnh đây là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế của vườn rừng của người dân các xã vùng cao của huyện Sơn Động

đồng thời các đồng chí cũng đề nghị Hội Nông dân tỉnh tiếp tục quan tâm, tìm

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)