Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 95)

4.1.4.1. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng

Theo số liệu báo cáo của UBND huyện Sơn Động đến tháng 8 năm 2013, diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao được 9.378,57 ha. (Giao hộ gia

đình: 2.890 hộ = 6.212,4 ha; Giao cộng đồng dân cư thôn: 33 cộng đồng = 3.166,17 ha).

- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất được 495 giấy = 2.863,97 ha ở các xã: Yên Định, An Lập, An Châu, Tuấn Đạo và Bồng Am.

- Ra quyết định cấp giấy: 1.059 giấy = 3.292,252 ha ở các xã: Lệ Viễn, Vĩnh Khương, Giáo Liêm, Thạch Sơn, Vân Sơn, Yên Định, An Bá, An Lạc, Cẩm Đàn, Hữu Sản, Tuấn Đạo, Bồng Am. Đạt 35,1% diện tích đã giao.

- Hoàn thiện hồ sơ giao đất lâm nghiệp năm 2009 để cấp sổđỏ cho 877 hộ = 1.560,66 ha ở các xã: Long Sơn, Dương Hưu.

Nhìn chung công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đang được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục Nhà nước quy

định. Các tổ chức cá nhân được giao đất, giao rừng đều yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển sản xuất lâm nghiệp. Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và các tổ chức, các Doanh nghiệp được nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp.

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Sơn Động đến năm 2020)

4.1.4.2 Diễn biến diện tích đất lâm nghiệp và cơ cấu ba loại rừng

So sánh số liệu diễn biến tài nguyên rừng 2 năm 2011 và 2013 do hạt Kiểm lâm Sơn Động theo dõi, cho thấy biến động đất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng như sau:

Bảng 4.5. Biến động diện tích 3 loại rừng (Giai đoạn 2011 -2013)

Đơn vị: ha

Loại rừng Năm 2011 Năm 2013 (2011-2013)

Tăng (+); Giảm (-)

Đất lâm nghiệp 60.409,6 60.270,2 -139,4

1.Rừng đặc dụng 10.668,7 9.566,7 -1.102,0

2.Rừng phòng hộ 7.445,4 7.968,6 523,2

3.Rừng sản xuất 42.295,5 42.734,9 439,4

Nguồn: - Năm 2011: Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng 2011 - Năm 2013: Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng năm 2013

Kết quả bảng trên cho thấy diện tích đất lâm nghiệp có sựđiều chỉnh 3 loại rừng, từ đặc dụng sang phòng hộ và sản xuất, diện tích đất lâm nghiệp giảm 139,4 ha so với năm 2011. Cơ cấu 3 loại rừng không có thay đổi lớn, chủ yếu bổ sung diện tích rừng sản xuất tạo điều kiện thuận lợi phát triển lâm nghiệp trong thời gian tới.

4.1.4.3. Diễn biến diện tích các loại rừng

Bảng 4.6. Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: ha

TT Loại đất, loại rừng Năm 2011 Năm 2013 Tăng (+) Giảm (-) Diện tích đất lâm nghiệp 60.409,6 60.270,2 -139,4

1 Đất có rừng 53.034,0 58.260,9 5.226,9

- Rừng tự nhiên 37.941,7 36.583,4 -1.358,3

- Rừng trồng 15.092,3 21.677,5 6.585,2

2 Đất chưa có rừng 7.375,6 2.009,3 -5.366,3

Nguồn: - Năm 2011: Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng 2011 - Năm 2013: Số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng năm 2013

Tổng diện tích đất lâm nghiệp huyện Sơn Động năm 2011 là: 60.409,6 ha. Năm 2013, sau khi có kết quả điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng thì diện tích đất lâm nghiệp giảm xuống còn 60.270,2 ha. Trong đó, đất rừng tự nhiên giảm -1.358,3 ha do cải tạo rừng nghèo kiệt chuyển sang trồng rừng kinh tế và chuyển mục đích sang sử dụng khác. Diện tích rừng trồng tăng 6.585,2 ha, là kết quả trồng rừng của các Dự án và sựđầu tư của nhân dân trong huyện.

Vấn đề đặt ra là phải kiểm soát việc chuyển mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang các loại đất khác để giữ được diện tích đất lâm nghiệp phù hợp đảm bảo an ninh môi trường và phát triển bền vững.

Đánh giá chung về hiện trạng đất lâm nghiệp

- Công tác giao khoán đất lâm nghiệp huyện Sơn Động đã được thực hiện khá tốt. Đểđảm bảo tính pháp lý cao hơn cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất khinh doanh ổn định lâu dài.

- Những năm gần đây, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã đạt được kết quả quan trọng, đã cơ bản phủ xanh được đất trống đồi núi trọc trên địa bàn toàn huyện.

- Giá trị và chất lượng của rừng được nâng cao, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường vai trò chức năng phòng hộ môi trường, bảo vệ đất, chống xói mòn; hạn chế thiệt hại do thiên tai và lũ bão gây ra; bảo vệ

nguồn sinh thuỷ đầu mối các công trình thuỷ lợi; nâng cao hiệu quả sử dụng

đất, tạo việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân dân trong huyện.

- Công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp ngày càng được quan tâm, rừng và đất rừng đã được giao cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình kinh doanh và sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Vì vậy đã thu hút được nhiều các thành phần kinh tế trong nước đầu tư nguồn vốn để bảo vệ và phát triển

rừng (Nguồn: Báo cáo Tổng kế công tác năm 2011, 2013)

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)