Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 46)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Sơn Động nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Giang, trung tâm huyện lỵ là thị trấn An Châu cách thành phố Bắc Giang khoảng 90 km.

- Toạđộđịa lý:

+ Từ 1060 41’ 11’’ đến 1070 02’ 40’’ kinh độĐông. + Từ 210 00’ 46’’đến 210 30’ 28’’ vĩđộ Bắc.

- Ranh giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn + Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh

+ Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh

+ Phía Tây giáp huyện Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang Với vị trí địa lý của huyện như trên, Sơn Động có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hoá với các huyện trong tỉnh cũng như với các tỉnh lân cận, với Trung Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.

3.1.1.2. Địa hình, địa thế

Sơn Động có địa hình phức tạp, quá trình vận động kiến tạo của địa chất qua nhiều thế kỷ đã tạo nên những nét đặc thù riêng ở từng khu vực. Huyện Sơn Động có độ cao trung bình khoảng 450m, nơi cao nhất là đỉnh núi Yên Tử 1.068m và các đỉnh Bảo Đài 875m, Ba Nổi 862m (thuộc dãy Yên Tử), thấp nhất là 52 m thuộc khu vực thung lũng sông Lục Nam.

Chia địa hình huyện Sơn Động thành 3 dạng chính sau:

- Địa hình núi (N): Huyện Sơn Động có 2 trong số 3 kiểu địa hình núi

đó là N2 và N3. Diện tích là 19.165,7 ha, chiếm 22,6% diện tích toàn huyện, tập trung chủ yếu ở kiểu địa hình núi thấp (N3) là 18.513,65 ha, còn kiểu địa hình núi trung bình (N2) có độ cao từ 701 – 1700m tập trung chủ yếu ở xã Tuấn Mậu, Thanh Luận và xã An Lạc thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, độ dốc bình quân < 250.

- Địa hình đồi (Đ): Có diện tích 55.799,54 ha, chiếm 65,9% diện tích tự

47,5% diện tích đồi. Thuộc địa bàn 11 xã (An Châu, An Bá, Bồng Am, Dương Hưu, Giáo Liêm, Hữu Sản, Tuấn Đạo, Vân Sơn, Vĩnh Khương, Yên

Định, Thạch Sơn), có độ dốc bình quân 150.

- Địa hình đất bằng bồi tụ thung lũng và ven sông suối (T1, T5): Có diện tích 9.699,89 ha, chiếm 11,5% diện tích toàn huyện. Tập trung nhiều ở TT. An Châu; Quế Sơn; Cẩm Đàn; Chiên Sơn; Phúc Thắng, Lệ Viễn và An Lập.

Tóm lại: Địa hình Sơn Động chủ yếu là đồi và núi thấp đến núi trung bình, là nơi có địa hình đồi núi cao nhất của tỉnh Bắc Giang, đặc điểm địa hình, địa mạo khá đa dạng cao hơn các khu vực xung quanh, độ dốc lớn là

đầu nguồn sông Lục Nam nên việc khai thác đất đai phải gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Do vậy địa hình huyện Sơn Động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện nói riêng và cả hạ lưu nói chung.

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

a. Khí hậu

Sơn Động nằm trong vùng khí hậu lục địa miền núi, hàng năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân và mùa Thu là 2 mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà, mùa Hạ nóng và mùa Đông lạnh. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của huyện thành 2 mùa:

+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, hướng gió thịnh hành gió Đông Nam, nhiệt độ cao nhất trung bình tháng là 32,90C, mưa nhiều, lượng mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7 – 8 (trung bình tháng 8 là 304mm)

+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc, nhiệt độ thấp nhất trung bình tháng là 11,60C. Lượng mưa chiếm 15% lượng mưa cả năm (tháng 1 lượng mưa trung bình chỉ đạt 15,2mm), khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, nhiệt độ xuống thấp do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của một số cây trồng, vật nuôi.

b. Thủy văn

Nguồn nước mặt được hình thành bởi 3 nhánh sông chính gặp nhau ở

Cẩm Đàn:

- Nhánh sông An Châu bắt nguồn từ khu vực 2 xã Thạch Sơn và Phúc Thắng, chảy theo hướng Bắc – Nam, dài 21km qua Yên Định và đổ về sông chính ở Cẩm Đàn.

- Nhánh sông An Châu bắt nguồn từ khu vực 2 xã Tuấn Mậu, Thanh Luận, chảy qua xã Tuấn Đạo dài 11km.

- Nhánh sông An Châu bắt nguồn từ Hữu Sản, An Lạc nơi có khu vực rừng nhiệt đới tự nhiên Khe Rỗ, đây là nguồn sinh thủy lớn nhất của sông Lục Nam.

- Nhánh sông chính chảy trong địa phận Sơn Động dài khoảng 40 km, từ Khe Rỗ chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Lệ Viễn sông đổi theo hướng Đông – Tây về Cẩm Đàn gặp các nhánh sông Thanh Luận, sông Cẩm

Đàn rồi sang đất Lục Ngạn.

Nhìn chung các suối lớn của huyện phân bố trên vùng địa hình phức tạp với độ dốc lớn, khả năng giữ nước ở vùng thượng nguồn thấp, vào mùa mưa nước chảy xiết, xói mòn mạnh gây khó khăn cho sản xuất và đời sống đặc biệt là các xã vùng cao.

3.1.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng

a) Địa chất

Trong vùng có các nhóm nền vật chất tạo đất chủ yếu sau :

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn bao gồm các loại

đá sét, phiến sét, phiến mica.

- Nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô bao gồm các loại đá Sa thạch, Cuội kết, Sỏi kết, Cát kết, Sạn kết, Dăm kết, Pút đinh.

- Nhóm các sản phẩm phù sa cũ và mới. b) Thổ nhưỡng

Căn cứ kết quảĐiều tra xây dựng bản đồ dạng đất (lập địa cấp II) của Trung tâm Tư vấn và Thông tin lâm nghiệp, tháng 7 - 8 năm 2011. Từ kết quả

điều tra 60 phẫu diện và chồng xếp các bản đồđơn tính thành bản đồ dạng đất cấp II. Tính toán diện tích và tổng hợp các dạng đất trực tiếp trên bản đồ bằng phần mềm ArGis. Tổng dạng đất trên địa bàn toàn huyện Sơn Động là 120 dạng đất được tạo bởi 2 nhóm dạng đất chính: Nhóm dạng đất Feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (Fc) và phát triển trên

đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn (Fs). Các nhóm dạng đất chính:

* Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt thô (Fc)

Bảng 3.1: Đai cao, độ dốc theo nhóm dạng đất (fc)

Nhóm đất và độ dốc Đai cao Tổng Đ1 Đ2 Đ3 N2 N3 Fc I 55,21 947,84 1.777,33 8,05 2.788,43 II 104,51 83,41 1,23 52,95 242,10 III 3.370,06 2.658,85 340,4 20,44 5.635,43 12.025,18 IV 784,19 349,73 57,12 22,17 2.422,94 3.636,15 V 62,2 285,06 187,08 2,97 308,13 845,44 Tổng cộng 4.376,17 4.324,89 2.363,16 45,58 8.427,50 19.537,30 Tỷ lệ % 22,4 22,1 12,1 0,2 43,1 100,0

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, huyện

Sơn Động – tỉnh Bắc Giang)

* Nhóm đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn (Fs)

Bảng 3.2: Đai cao, độ dốc theo nhóm dạng đất (fs) Nhóm đất và độ dốc Đai cao Tổng Đ1 Đ2 Đ3 N2 N3 Fs I 562,08 7.311,92 5.862,28 143,64 13.879,92 II 140,92 173,61 14,06 45,04 373,63 III 10.391,03 12.292,36 1.582,70 4,57 4.624,18 28.894,84 IV 3.480,78 2.272,91 308,93 11,91 4.288,17 10.362,70 V 184,21 122,83 34,71 0,03 905,45 1.247,23 Tổng cộng 14.759,02 22.173,63 7.802,68 16,51 10.006,48 54.758,32 Tỷ lệ % 27,0 40,5 14,2 0,03 18,3 100,0

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, huyện

Sơn Động – tỉnh Bắc Giang)

* Nhóm đất bằng ven sông suối và thung lũng (T1)

Là sản phẩm của sự rửa trôi, bồi tụ từ các sông, suối, diện tích 8.938,8 ha chiếm 10,6% diện tích tự nhiên. Đất phân bố chủ yếu ở TT.An Châu, xã An Lập, Long Sơn, Dương Hưu, Cẩm Đàn, Chiên Sơn, Quế Sơn... Nhóm đất này được người dân sử dụng làm đất canh tác nông nghiệp và vườn cây ăn quả (Vải, Nhãn).

* Nhóm đất bằng ngập nước sông suối, ao hồ (T5)

Diện tích 761,1ha chiếm 0,9% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này quanh năm ngập nước, phân bố chủ yếu ở ba sông lớn trên địa bàn huyện, một phần nhỏ các ao hồ, đập sử dụng nuôi thả cá và dự trữ nước tưới tiêu đồng ruộng.

* Nhóm dạng đất Feralít mùn trên núi trung bình (FH):

Loại đất này được hình thành ở độ cao > 700m đến 1.700m, có diện tích 668,9 ha, chiếm 0,8% diện tích tự nhiên của huyện. Phân bốở các xã An Lạc, Thanh Luận, Tuấn Mậu và Dương Hưu. Tính chất đặc biệt của đất có

mùn là lớp thảm mục và tầng mùn tương đối dầy, hàm lượng mùn khá cao (7- 8%). Nguyên nhân là do độ ẩm tương đối cao, nhiệt độ thấp, quá trình phân hoá yếu. Đất thường có màu nâu nhạt và hầu như không có kết von. Tuỳ theo từng loại đá mẹ mà đất Feralít mùn trên núi trung bình có đặc tính về màu sắc, thành phần cơ giới, kết cấu, độ chua và hàm lượng dinh dưỡng có khác nhau, gồm các nhóm sau: Trên địa bàn chỉ có nhóm đất Feralít mùn trên núi trung bình, màu vàng nhạt, phát triển trên đá Trầm tích và biến chất có kết cầu hạt thô (N2FHc).

Tóm lại: Đất đai Sơn Động khá đa dạng, phong phú với nhiều loại đất

được phân bố các địa hình bằng và địa hình dốc, cho phép phát triển hệ sinh thái nông – lâm nghiệp, đất có quá trình Feralít mạnh, tích lũy sắt, nhôm lớn thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và các loại cây ăn quả.

3.1.1.5. Tài nguyên thực vật rừng

1. Tài nguyên thực vật rừng

Với đặc điểm về địa hình, khí hậu đã tạo cho Sơn Động có thảm thực vật rất đa dạng và phong phú, đặc biệt ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.

Đây là vùng có hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú, có yếu tốđịa lý thực vật đặc hữu của khu hệ đệ tam Nam Trung Hoa – Bắc Việt Nam (Thái Văn Trừng 1998).

Rừng Sơn Động có có tới 20 loài cây rừng tương đối phổ biến. Một số

loài gỗ quí, có trữ lượng lớn và nổi tiếng của vùng Đông Bắc trước đây như

Lim Xanh, Giổi, Lát hoa… 2. Tài nguyên động vật rừng

Do rừng tự nhiên bị suy thoái, môi trường sống của động vật rừng bị

thu hẹp, nên các loại thú quý hiếm hầu như không còn, hiện chỉ có một số loại như: Lợn rừng, Cầy, Gà rừng, Hươu, Tắc kè....xuất hiện nhưng không nhiều.

3.1.1.6. Cảnh quan môi trường

Huyện Sơn Động luôn thực hiện tốt việc tuyên truyền, hưởng ứng các hoạt động về bảo vệ môi trường (tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, ngày môi trường thế giới). Tuy nhiên, do phát triển sản xuất đặc biệt là tại các khu, cụm sản xuất và làng nghề, khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, sử

dụng với liều lượng không hợp lý đây là những nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khỏe cho người dân, thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển hệ thực vật xanh, có chính sách khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh chặt chẽ trong từng thôn, xóm và cộng đồng.

Tỷ lệ che phủ rừng của huyện cao nhất tỉnh Bắc Giang, nhưng đã có hiện tượng suy thoái và ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái, từ việc điều hòa môi trường không khí, bảo vệ đất chống xói mòn, đến việc tạo nguồn sinh thủy và điều hòa nguồn nước.

Nhìn chung trong những năm gần đây, công tác trồng và bảo vệ rừng

đã đựơc chú trọng. Nhiệm vụ trồng và bảo vệ rừng đã được tuyên truyền, vận

động mạnh mẽ, do đó thảm thực vật rừng của huyện ngày càng được cải thiện và phát triển góp phần nâng cao chất lượng môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)