huyện Sơn Động
3.3.1.1. Chỉ tiêu tổng diện tích đất lâm nghiệp
+ Mục đích, ý nghĩa: Phản ánh thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp là căn cứ cho việc tính toán hiệu quả và tính bền vững của việc sử dụng đất lâm nghiệp; phục vụ cho công tác điều tra, thiết kế, trồng rừng và quy hoạch sử
dụng đất lâm nghiệp; xác định các biện pháp lâm sinh khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên hoặc trồng rừng trên đất đai sử dụng trong lâm nghiệp hàng năm.
+ Khái niệm: Là toàn bộ diện tích đất có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) và đất chưa có rừng được quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp như: trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệđể phục hồi tự nhiên, nghiên cứu thí nghiệm.
+ Nội dung: Bao gồm các loại đất lâm nghiệp như: diện tích đất có rừng tự nhiên và rừng trồng; đất ươm cây giống lâm nghiệp; rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ ven biển; rừng phòng hộ ven các sông, rừng dùng cho mục đích nghiên cứu, thí nghiệm; giống lâm nghiệp, vườn quốc gia, các khu rừng bảo tồn nguồn gien động, thực vật rừng, diện tích đất chưa sử dụng quy hoạch cho lâm nghiệp.
+ Phân tổ chủ yếu: Theo mục đích sử dụng: Đất có rừng, đất trống,
đồi núi không rừng, đất khác quy hoạch cho lâm nghiệp và theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Chu kỳ thu thập số liệu: Hàng năm.
+ Phương pháp thu thập: Điều tra thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp.
+ Nguồn số liệu: Số liệu được lấy từ báo cáo của các Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp&PTNT và điều tra chuyên môn thuộc ngành, Niên giám thống kê huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
3.3.1.2. Chỉ tiêu diện tích rừng hiện có
+ Mục đích, ý nghĩa: Cung cấp thông tin về mặt quy mô diện tích rừng hiện có, phục vụ cho công tác quản lý, hoạch định, phát triển lâm nghiệp và là căn cứđể tính toán các chỉ tiêu lâm nghiệp khác.
+ Khái niệm/Nội dung: Là diện tích đất có hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác. Rừng hiện có bao gồm các l oại cây, như: gỗ, tre nứa hoặc hệ
thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở
lên, gồm diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
+ Phân tổ chủ yếu: Theo loại rừng; chức năng rừng; chủ quản lý và theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Phương pháp tính: Dựa trên số liệu điều tra thực tế và báo cáo của các đơn vị chuyên ngành. Chỉ tính diện tích các hệ sinh thái có tối thiểu 10% tán che (tán lá) của cây gỗ hoặc cây tre nứa trong điều kiện phức hệ đất, hệ động vật, hệ thực vật tự n hiên nói chung và không phải là diện tích để
canh tác đất nông nghiệp.
+ Chu kỳ thu thập số liệu: Hàng năm.
+ Nguồn số liệu: Số liệu được lấy từ báo cáo của các Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp&PTNT và điều tra chuyên môn thuộc ngành, Niên giám thống kê huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
3.3.1.3. Chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng và diện tích rừng đặc dụng được bảo tồn
+ Mục đích, ý nghĩa: Chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng (tính theo %) được tính hàng năm dựa trên số liệu về diện tích rừng hiện có và tổng diện tích đất tự nhiên. Chỉ tiêu này là căn cứ để Nhà nước xây dựng, kiểm tra kế hoạch phát triển lâm nghiệp; chỉđạo các ngành, địa phương triển khai các biện pháp bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng mới rừng tập trung, trồng cây phân tán. Còn diện tích rừng đặc dụng là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, có giá trị lớn không chỉ về kinh tế mà còn đa dạng hoá sinh học, bảo tồn di tích lịch sử, nghiên cứu khoa học...
+ Khái niệm/Nội dung: Là tỷ lệ phần trăm diện tích đất có rừng hiện có so với diện tích tự nhiên của cả nước hay một vùng lãnh thổ, địa phương. Diện tích rừng hiện có bao gồm cả diện tích trồng phân tán qui đổi thành diện tích trồng tập trung trong năm báo cáo. Còn rừng đặc dụng là diện tích rừng
được bảo vệ nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của rừng quốc gia, nguồn gien thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi và du lịch. Rừng đặc dụng có hai loại: rừng tự nhiên và rừng trồng.
+ Phân tổ: Theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các huyện.
+ Chu kỳ thu thập số liệu: Hàng năm.
+ Phương pháp tính: Tổng hợp, thống kê dựa trên số liệu điều tra thực tế và báo cáo của các đơn vị chuyên ngành kiểm lâm.
+ Công thức tính:
Tỷ lệ che phủ rừng = 100 * Scr/Stn
Trong đó: - Scr là tổng diện tích có cây rừng (không bao gồm diện tích rừng mới trồng mà chưa thành rừng - thường là dưới 3 tuổi)
+ Nguồn số liệu: Chếđộ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở
Nông nghiệp và PTNT.
3.3.1.3. Diện tích rừng bị thiệt hại
+ Mục đích, ý nghĩa: Phản ánh mức độ, quy mô thiệt hại đối với tài nguyên rừng do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhằm phục vụ
công tác bảo vệ và phát triển rừng. Để xuất các chính sách hỗ trợ đối với người dân để cải thiện đời sống, giảm thiểu các tác động bất lợi đối với tài nguyên rừng.
+ Khái niệm/Nội dung: Là diện tích rừng bị thiệt hại do các nguyên nhân chủ quan và khách quan không còn khả năng khôi phục tự nhiên trong một giai đoạn nhất định. Bao gồm diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng bị thiệt hại do các nguyên nhân cháy, phá, khai thác trái phép và diện tích rừng bị mất do các nguyên nhân khác.
+ Phân tổ chính: Theo nguyên nhân chính, như: cháy, phá, chuểny đổi mục đích sử dụng và theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Chu kỳ thu thập số liệu: Hàng tháng.
+ Phương pháp tính: Tổng hợp thống kê cộng dồn đến kì báo cáo.
+ Nguồn số liệu: Số liệu từ các cuộc kiểm tra thực tế, điều tra, từ các Chi cục Kiểm lâm và số liệu báo cáo của các đơn vị chuyên ngành.
3.3.1.4. Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quí, hiếm
+ Mục đích, ý nghĩa: Nhằm quản lý, bảo tồn, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên động vật rừng, thực vật quí, hiếm.
+ Khái niệm/Nội dung: Là bản danh sách thể hiện các danh mục về các loài động, thực vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số
lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bịđe doạ tuyệt chủng.
Thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm như sau:
Nhóm I: Nhóm nghiêm ấcm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trịđặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Nhóm II: Nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Phân tổ: Phân theo mức độ nguy cấp và tên loài.
+ Chu kỳ thu thập số liệu: Hàng năm.
+ Phương pháp lập danh mục : Phân tích, đánh giá của các chuyên gia kết hợp với hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, các nhà quản lý.
+ Nguồn số liệu: Các kết quả nghiên cứu khoa học về loài.
3.3.1.5. Diện tích rừng trồng mới tập trung
+ Mục đích, ý nghĩa: Phục vụ và cung cấp kịp thời thông tin cho các ngành các cấp trong công tác quản lý lập và kiểm tra kế hoạch trồng rừng hàng năm, 5 năm, chương trình quốc gia,…và quy hoạch phát triển rừng, nhằm đáp ứng yêu cầu phòng hộ hoặc cung cấp nguyên liệu công nghiệp với khối lượng lớn.
+ Khái niệm: Diện tích rừng trồng mới tập trung là tổng diện tích rừng
được trồng mới các loài cây lâm nghệip trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp hoặc đất có khả năng lâm nghiệp trong kỳ nghiên cứu, có qui mô diện tích từ 0,5 ha trở lên. Diện tích rừng trồng mới trong kỳ không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phải phá đi trồng lại lần thứ hai, thứ ba cũng chỉ được tính một lần diện tích.
+ Nội dung: Diện tích trồng rừng mới tập trung, bao gồm: Diện tích rừng trồng mới, diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh kết hợp với trồng bổ sung (0,5 ha trở lên) trong kỳ nghiên cứu.
+ Phân tổ:
- Theo 3 chức năng: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất:
* Rừng phòng hộ: Là loại rừng dùng vào mục đích phòng hộđầu nguồn
để bảo vệđất, cái tạo môi trường, chắn sóng biển, chắn cát bay, v.v.
* Rừng đặc dụng: Là loại rừng dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học, tham quan, du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các khu vườn quốc gia.
* Rừng sản xuất: Là loại rừng được khoanh nuôi, cải tạo phục vụ
mục đích kinh doanh theo quy định của ngành.
- Theo địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Chu kỳ thu thập số liệu: Diện tích rừng trồng mới tập trung được thống kê theo chu kì tháng (ngày 15 hàng tháng).
+ Phương pháp tính: Diện tích rừng trồng mới tập trung có qui mô từ
0,5 ha trở lên, được cộng dồn từ cấp dưới lên cấp trên theo thời điểm. Cụ thể cấp xã tập hợp số liệu của cấp thôn, cấp huyện tổng hợp số liệu của cấp xã, cấp tỉnh tổng hợp số liệu của cấp huyện và cấp bộ tổng hợp số liệu của cấp tỉnh.
+ Nguồn số liệu: Được tổng hợp từ báo cáo tháng của các Sở Nông nghiệp và PTNT trong cả nước và số liệu điều tra lâm sinh.
3.3.1.6. Diện tích rừng được khoanh nuôi
+ Mục đích, ý nghĩa: Cung cấp thông tin quản lý, quy hoạch và phát triển, tạo giải pháp quản lý lâm sinh triệt để và tận dụng khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua các biện pháp ngăn chặn tác
động phá hoại của lửa rừng và chặt phá của con người.
+ Khái niệm/Nội dung: Diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi tái sinh là tổng diện tích rừng nghèo kiệt có tán che dưới 30% được khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc để phát triển thành rừng trong kỳ nghiên cứu.
+ Phân tổ:
* Rừng phòng hộ: Là loại rừng dùng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn
để bảo vệđất, cái tạo môi trường, chắn sóng biển, chắn cát bay, v.v.
* Rừng đặc dụng: Là loại rừng dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học, tham quan, du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các khu vườn quốc gia.
* Rừng sản xuất: Là loại rừng được khoanh nuôi, cải tạo phục vụ mục
đích kinh doanh theo quy định của ngành.
- Theo địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Chu kỳ thu thập số liệu: Hàng tháng.
+ Phương pháp tính: Số liệu được cộng dồn từ thời điểm báo cáo của tháng trước đến thời điểm báo cáo của tháng sau đồng thời số liệu diện tích rừng được khoanh nuôi cộng dồn từ cấp dưới lên cấp trên theo thời
điểm. Cụ thể cấp xã tập hợp số liệu của cấp thôn, cấp huyện tổng hợp số liệu của cấp xã, cấp tỉnh tổng hợp số liệu của cấp huyện và cấp bộ tổng hợp số liệu của cấp tỉnh.
+ Nguồn số liệu: Được tổng hợp từ báo cáo tháng của các Sở Nông nghiệp và PTNT trong cả nước và số liệu điều tra lâm sinh.
3.3.1.7. Diện tích rừng được bảo vệ, chăm sóc
+ Mục đích, ý nghĩa: Rừng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đam bảo an ninh môi trường phát triển, đồng thời có tác dụng chi phối điều chỉnh các nhân tố môi trường khác, như: đất, nước, không khí. Chính vì vậy việc bảo vệ và chăm sóc rừnđược đặc biệt chú ý. Chỉ tiêu này
cung cấp thông tin quản lý rừng bền vững, phát huy hiệu quả tài nguyên rừng bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng, phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước.
+ Khái niệm/Nội dung: Là diện tích rừng được các chủ rừng ngăn chặn những tác nhân xâm hại đến rừng, ngăn chặn người ở các địa bàn khác đến
phá rừng làm rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn thôn và hành vi chứa chấp những việc làm sai trái đó. Loại rừng này bao gồm những khu rừng bảo vệ nguồn nước quan trọng, những khu rừng lịch sử, phong cảnh, tín ngưỡng của cộng đồng.
+ Phân tổ chính: Theo 3 chức năng: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất, theo cấp quản lí, như: Doanh nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng, xí nghiệp liên doanh, hộ gia đình, lực lượng vũ trang, UBND, khác và theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Chu kỳ thu thập số liệu: Hàng tháng.
+ Phương pháp tính: Diện tích rừng trồng được bảo vệ, chăm sóc bao gồm diện tích rừng trồng được làm cỏ, vun gốc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh trong thời gian 3-4 năm đầu sau khi trồng (Trên một diện tích nếu trong năm được chăm sóc 2 -3 lần cũng chỉ được tính 1 lần diện tích) được tính trong kỳ nghiên cứu.
+ Nguồn số liệu: Được tổng hợp từ báo cáo tháng của các Sở Nông nghiệp và PTNT trong cả nước và số liệu điều tra về rừng.
3.3.1.8. Sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ khai thác
+ Mục đích, ý nghĩa: Nhằm phục vụ nhu cầu quản lý về mặt kết quả
kinh tế trong việc khai thác rừng; là cơ sở để đánh giá đóng góp kinh tế từ tài nguyên rừng, từ các hoạt động khai thác gỗ và lâm sản trong cơ cấu giá trị
sản xuất và giá trị tăng thêm của ngành lâm nghiệp.
+ Khái niệm: Sản lượng gỗ và lâm sản là khối lượng gỗ tròn, gỗ ở dạng thô như: gỗ cưa khúc, gỗ thanh, gỗ cọc tà vẹt đường ray; củi, tre, nứa, vầu, luồng... và các sản phẩm hoang dại từ rừng, các nguyên liệu tr ong rừng như: cánh kiến, nhựa cây thường, nhựa cây thơm, quả có dầu, quả có hạt,... được khai thác và thu nhặt từ rừng tự nhiên và rừng trồng trong một thời kỳ nhất định.
+ Nội dung: Là tổng sản lượng gỗ và các loại lâm sản khác được khai thác từ rừng trồng và rừng tự nhiên.
- Khai thác gỗ, sản xuất gỗ tròn ở dạng thô như cưa khúc gỗ thanh, gỗ
cọc đã được đẽo vỏ, tà vẹt đường ray hoặc củi làm nhiên liệu. Vận chuyển gỗ
trong rừng đến bãi II kết hợp khai thác gỗ và sơ chế gỗ trong rừng.
- Khai thác lâm sản khác: tre, luồng, nứa hàng, nứa nguyên liệu giấy,… - Thu nhặt các nguyên liệu rừng gồm: cánh kiến, nhựa cây thường, nhựa cây thơm quả dầu và các loại quả hạt khác.
+ Phân tổ: Theo loại lâm sản, loại rừng, cấp quản lí, tỉnh/T.p - Phân theo loại lâm sản:
• Sản lượng gỗ và lâm sản khác khai thác; Gỗ tròn, gỗ giấy, gỗ trụ
mỏ, củi, tre, luồng, nguyên liệu giấy, nứa hang, nhựa thông,…
Sản lượng sản phẩm thu nhặt từ rừng gồm: cánh kiến, nhựa cây thường, nhựa cây thơm quả dầu và các loại quả hạt khác.
- Phân theo loại rừng: Rừng tự nhiên và rừng trồng