Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển giáo dục THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2013 2020 (Trang 47)

Sự phát triển của giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để làm tốt công tác phát triển giáo dục THCS cần các căn cứ đó là:

* Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước

Các quan điểm cơ bản của Nghị quyết 4 - BCHTW Đảng khoá VII (Tháng 1/1993) và Nghị quyết 2 - BCHTW Đảng khoá VIII (tháng 12/1996), Kết luận của nghị quyết 6 - BCHTW Đảng khoá IX (tháng 06/2002), Luật giáo dục (năm 1998), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 (tháng 12/2001), đó là:

Một là, GD - ĐT là quốc sách hàng đầu.

Hai là, GD - ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Ba là, phát triển giáo dục vừa gắn với thực tiễn đất nước vừa phù hợp với xu thế tiến bộ cuả thời đại, xây dựng nền giáo dục cho mọi người, để mọi người đều được học tập, học tập liên tục, học tập suốt đời.

Bốn là, đa dạng hoá các hình thức GD - ĐT.

Năm là, giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp GD - ĐT và trong các chính sách nhất là chính sách công bằng xã hội.

Sáu là, GD - ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và toàn dân.

* Dân số và số dân trong độ tuổi cấp THCS

Đây là cơ sở rất quan trọng và cơ bản làm căn cứ để xây dựng quy hoạch phát triển GD - ĐT. Bởi mức tăng, giảm dân số nói chung, sự di cư dân số, thành phần dân tộc và phân bố dân cư ở thành thị, nông thôn, vùng lãnh thổ,… đều ảnh hưởng đến dân số học đường.

* Quy mô học sinh.

Quy mô học sinh phát triển bình thường thì việc xây dựng quy hoạch sẽ thuận lợi, nếu quy mô học sinh chênh lệch nhau quá lớn, không ổn định sẽ ảnh hưởng đến công tác quy hoạch phát triển giáo dục. Do vậy cần quan tâm đến các lớp đầu cấp tiểu học, tạo điều kiện cho các em đến tuổi được đi học, đó là căn cứ để xây dựng quy hoạch các cấp học tiếp theo. Quy mô học sinh còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác như mặt bằng dân trí của khu vực, đời sống KT - XH của cộng đồng dân cư địa phương sở tại, …

* Cơ sở vật chất trường lớp.

Cơ sở vật chất, trường lớp đó chính là một bộ phận của cơ sở hạ tầng, nó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo, quyết định đến số lượng các lớp học, có ý nghĩa rất quan trọng như: để xác định quy mô từng lớp, việc bố trí giáo viên cho phù hợp,…

Điều kiện để nâng cao chất lượng giáo viên có những điều kiện cơ bản, đó là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất - trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học còn nghèo nàn, lạc hậu, thiếu các phòng chức năng và phòng bộ môn, điều đó đã làm cản trở việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

* Thu nhập quốc dân và đầu tư cho giáo dục THCS.

Đây là nhân tố quan trọng có tác động rất mạnh đến quy mô phát triển giáo dục THCS. Thu nhập quốc dân và đầu tư cho giáo dục tăng thì nhu cầu đến trường của học sinh tăng, việc đáp ứng những yêu cầu về điều kiện học

tập của HS và giảng dạy của GV sẽ thuận lợi hơn. Cơ sở vật chất trường lớp được đảm bảo, đời sống được cải thiện thì giáo viên yên tâm “yêu nghề, yêu trẻ”, khi đó chất lượng học sinh sẽ được tăng lên.

Tiểu kết chương 1

Phát triển giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng là công tác có vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra các khái niệm về giáo dục, giáo dục THCS, mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò của giáo dục THCS và sự cần thiết phải phát triển giáo dục THCS. Tuy nhiên đây là cơ sở lý luận để nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phát triển giáo dục THCS có hiệu quả, chúng tôi nghiên cứu thực trạng trong chương 2 từ đó có thể đưa ra các biện pháp có tính khả thi và cần thiết.

Chương 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2013 2020 (Trang 47)