Thực trạng phát triển về chất lượng và hiệu quả giáo dục THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2013 2020 (Trang 69)

Nhận xét

Qua bảng số liệu (bảng 2.9 và bảng 2.10) phản ánh chất lượng giáo dục trong 5 năm qua. Nhìn chung chất lượng được giữ vững và nâng cao về mọi mặt. Thể hiện rõ nhất là chất lượng văn hoá.

Tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp loại khá, giỏi ngày càng cao. Đặc biệt số lượng học sinh giỏi các cấp tăng nhiều sau từng năm. Bộ môn, chương trình, số tiết được giảng dạy đúng theo quy định, phân phối chương trình của Bộ. Các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt chủ điểm, sinh hoạt chuyên đề được các trường tổ chức và thực hiện có chất lượng. Mặc dù các trường đã và đang triển khai đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục, song thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy học cung ứng chậm và chưa đảm bảo chất lượng hoặc thậm chí còn thiếu cho nên làm hạn chế đến chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh.

Về giáo dục đạo đức và văn hoá trong những năm qua đã được củng cố và có bước phát triển tốt. Chất lượng đại trà được giữ vững và được nâng cao một cách vững chắc. Chất lượng học sinh giỏi được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi về văn hoá và tốt về đạo đức ngày càng tăng. Đặc biệt tỷ lệ HS đạt giải HS giỏi tỉnh và quốc gia được tăng cao giữa các năm như năm học 2007 - 2008 thi HS giỏi tỉnh chỉ có 87 HS đến năm 2011 - 2012 đã có 139 HS trong số đó số HS giỏi tỉnh đạt giải nhất chiếm tỷ lệ không nhỏ. Số HS đạt giải quốc gia năm nào huyện cũng có. Đây là thành tích tự hào của Sở GD tỉnh Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa.

Bảng 2.9. Thực trạng phát triển và chất lượng giáo dục từ năm 2007 - 2008 đến 2011 - 2012 Năm học Chất lượng đại trà Hạnh kiểm (%) Học lực (%) Tốt Khá Trung bình Yếu Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 2007-2008 70,0 22,5 7,3 0,2 6,9 30,4 47,5 12,5 2,7 2008-2009 68,5 22 7,4 2,1 7,1 30,6 47 12,8 2,5 2009-2010 71,1 24,3 4,5 0,1 8,9 41,6 41,7 7,8 0 2010-2011 73,6 22,5 3,7 0,2 9,8 41,9 41,1 7,1 0,1 2011-2012 74,5 21,6 3,7 0,2 11,4 40 42,2 6,2 0,2 Tỷ lệ của tỉnh 74,9 21,4 3,5 0,2 7,8 35,6 50 6,3 0,3

Bảng 2.10. Thực trạng phát triển và chất lượng kết quả giáo dục (chất lượng mũi nhọn) từ năm 2007 - 2008 đến 2011 - 2012 STT Năm học Tổng giải Văn hóa Đặc thù HSG cấp tỉnh HSG cấp quốc gia Nhất Nhì Ba KK Tổng Nhất Nhì Ba KK 1 2007-2008 87 60 27 4 18 37 28 2 2008-2009 83 69 14 6 15 25 37 1 1 3 2009-2010 100 56 44 8 23 32 37 1 1 4 2010-2011 95 83 12 13 29 30 22 1 1 5 2011-2012 139 84 55 8 36 64 31 3 2 1

Chất lượng các mặt giáo dục THCS trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Xếp loại hạnh kiểm tốt, khá tăng mỗi năm, số HS đạt hạnh kiểm trung bình giảm (năm 2007 - 2008 là 7,3% đến năm học 2012 - 2013 có 3,7%) so với tỷ lệ của tỉnh là 3,5% nhưng tỷ lệ HS có hạnh kiểm yếu chưa giảm (năm năm 2007 - 2008 là 0,2% đến năm học 2012 - 2013 vẫn là 0,2%) so với tỷ lệ của tỉnh là 0,2%. Vì vậy Phòng GD cần khắc phục những nhược điểm trên. Hệ thống trường, lớp từng bước được cũng cố và dần hoàn thiện nhằm phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học. Tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt, văn hoá khá, giỏi ngày càng tăng.

Về học lực của HS hệ THCS trong huyện có sự chuyển biến rất nhiều đặc biệt tỷ lệ HS có hạnh kiểm giỏi tăng cao thậm trí còn cao hơn tỷ lệ của tỉnh cụ thể năm 2007 - 2008 là 6,9% đến năm học 2012 - 2013 có 11,4% so với tỷ lệ của tỉnh là 7,8%, số HS có học lực yếu giảm nhiều cụ thể năm 2007 - 2008 là 2,7% đến năm học 2012 - 2013 có 0,2% so với tỷ lệ của tỉnh là 0,2%. Qua số liệu được thống kê cho thấy HS và CBQL, GV trong huyện đã nỗ lực, cố gắng vì sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.

Ngoài ra các trường đã tăng cường giáo dục môi trường, dân số, ý thức chấp hành pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội, các phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT được quan tâm phát triển tốt, góp phần vào việc giáo dục con người toàn diện cho HS.

Bảng 2.11. Số lượng các trường THCS đạt chuẩn quốc gia

của huyện Hoằng Hóa (từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2013 - 2014)

TT Năm học Tổng Số Số trường đạt chuẩn Tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh (%) SL TL (%) 1 2007-2008 48 6 12.20 8.30 2 2008-2009 48 7 14.20 11.50 3 2009-2010 48 13 26.50 17.30 4 2010-2011 49 14 28.50 19.80 5 2011-2012 (trước tháng 7) 49 17 34.70 22.80 2011-2012 (từ tháng 7) 43 18 30.20 22.80 Nhận xét

Qua kết quả khảo sát cho thấy số trường đạt chuẩn quốc gia của huyện đạt tỷ lệ khá cao là 30,20% so với tổng số trường của toàn huyện. Đặc biệt con số đáng chú ý là số trường đạt chuẩn ngày càng cao cụ thể năm 2007 - 2008 số trường đạt chuẩn của huyện chỉ là con số khiêm tốn là 6 trường chiếm 12,20% đến nay 2012 - 2013 đã là 18 trường chiếm 30,20%. Như vậy cho thấy Phòng giáo dục và các trường THCS đã cố gắng trong việc thực hiện mục tiêu đề ra. Bộ GD - ĐT đã ra chỉ tiêu công nhận các trường THCS đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Cụ thể một trường đạt chuẩn quốc gia phải đảm bảo các tiêu chí về cần đáp ứng 5 tiêu chuẩn: tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chất lượng giáo dục; tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Mỗi trường có tối đa không quá 45 lớp, đảm bảo đủ các khối lớp của cấp học, số lượng học sinh/ lớp tối đa không quá 45 học sinh. Các tổ chuyên môn được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành của Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Hàng năm đề xuất được ít nhất hai chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên và của cả tổ chuyên môn; đạt các qui định về đào tạo bồi dưỡng nhà giáo. Đồng thời tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hàng năm không quá 5%, trong đó tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1%. Số học sinh xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên. Số học sinh xếp loại học lực khá đạt từ 35% trở lên. Số học sinh xếp loại học lực yếu, kém không quá 5%. Số học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt từ 80% trở lên. Số học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu không quá 2%. Vì vậy số trường đạt chuẩn quốc gia của huyện đã là sự cố gắng của Phòng GD huyện đồng thời CBQL, GV, HS các trường THCS. Tuy vậy số trường chưa đạt chuẩn vẫn còn nên các trường cần cố gắng thực hiện để đạt tạo chuẩn quốc gia đặc biệt tỷ lệ HS bỏ học, lưu ban và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp cho đội ngũ nhà giáo...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2013 2020 (Trang 69)