phải phát triển giáo dục THCS Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2020
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện tốt nghị quyết TW2 (khóa VIII) và các Nghị quyết của Đảng về chiến lược phát triển giáo dục để mọi người nhận thức sâu sắc rằng: trong giai đoạn cách mạng hiện nay, muốn xây dựng thành công CNXH cần phải đi từ giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trước mắt phải tập trung ưu tiên nhất về các phương diện: chính sách, tổ chức, quản lí, đội ngũ cán bộ giáo viên và đầu tư cho giáo dục - đào tạo.
Việc nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho CBQL các cấp về sự cần thiết phải phát triển trường THCS. Làm được điều này sẽ huy động được các lực lượng chủ yếu vào công tác phát triển giáo dục đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu đề ra của công tác này.
Làm cho đội ngũ CBQL các cấp, các tổ chức Đoàn thể nhà trường nhìn nhận sâu sắc hơn về tầm quan trọng và sự cấp thiết của phát triển trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung giải pháp
Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Các nước chậm tiến muốn phát triển nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển. Chỉ có một chiến lược phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước
thuộc thế giới thứ ba thoát khỏi sự nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã nói nhân dịp khai giảng năm học 1995 - 1996: “Con người là nguồn lực quý báu nhất, đồng thời là mục tiêu cao cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của con người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”. Do vậy, giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tử đối với mỗi quốc gia.
Sở dĩ cần phải phát triển GD bởi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã mang lại những thành tựu vĩ đại, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ điều khiển, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano và hơn cả là sự xuất hiện máy tính hiện đại cùng hệ thống Internet v.v…Những thành tựu ấy đã tạo điều kiện để từng bước hình thành một nền kinh tế mới: kinh tế tri thức (Knowledge Economy). Càng ngày sự phân hóa giữa các nước phát triển và chậm phát triển càng gia tăng. Tại diễn đàn kinh tế OECD năm 2001, Ban thư ký OECD đã có một báo cáo, trong đó nói rằng: những quốc gia có chính sách phát triển kinh tế tri thức đã tăng trưởng rất nhanh, còn những quốc gia khác đã tụt hậu ngày càng rõ rệt hơn. Đầu thế kỷ XX, khoảng cách thu nhập bình quân giữa nước giàu nhất so với nước nghèo nhất là 10 lần, thì đầu thế kỷ XXI khoảng cách đó là 400 lần. Sự không cập nhật tri thức mới trong quá trình lão hóa tri thức tăng tốc, nhất là sự bất cập với công nghệ mới, công nghệ cao là yếu tố hàng đầu của sự phân hóa phát triển - kém phát triển. Khoảng 30 năm lại đây, lượng kiến thức nhân loại thu được về khoa học và công nghệ bằng tổng số kiến thức đó trong hai ngàn năm trước đó. Theo dự báo, đến năm 2020 những tri thức khoa học sẽ tăng khoảng 4 lần so với năm 2000.
Để giải quyết bài toán phát triển, Việt Nam phải tính đến yếu tố con người, năng lực sáng tạo tri thức mới, từ đó cần phải học tập và cập nhật kiến thức mới và cần phải phát triển giáo dục.
Nâng cao nhận thức cho CBQL các cấp về sự cần thiết cần phát triển trường THCS hiện nay. Giúp họ hiểu được công tác phát triển THCS là nhiệm vụ của toàn xã hội và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CBQL các cấp nhằm phát triển trường THCS trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước.
Cán bộ quản lý, cán bộ chủ chốt và các lực lượng trong nhà trường phải quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành, hướng dẫn của các cơ quan QLGD về công tác phát triển giáo dục THCS.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp
- Phải nắm vững các văn bản của cấp trên về phát triển GD THCS, quán triệt trong CB - GV - NV, học sinh và CMHS một cách đầy đủ, kịp thời. Chỉ đạo, vận động các lực lượng trong nhà trường cùng tham gia thực hiện công tác này có hiệu quả hơn.
- Xây dựng kế hoạch phát triển GD trường THCS trong giai đoạn 5 năm, 10 có tính khả thi.
Muốn vậy Hiệu trưởng phải nắm vững thực trạng phát triển GD THCS nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác giáo phát triển GD, chất lượng giáo dục của nhà trường, những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và yếu, những biện pháp quản lý đã thực hiện.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị về công tác phát triển giáo dục THCS. Bố trí hợp lý về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức và cách thức tiến hành. Thành phần tham dự gồm CB lãnh đạo Sở GD tỉnh Thanh Hóa, Phòng GD huyện Hoằng Hóa, CB - GV - NV, Ban đại diện CMHS, đại diện chính quyền địa phương và các đoàn thể. Qua đó đề ra được những hình thức và giải pháp thích hợp để phát triển giáo dục THCS.
- Nhà trường cần trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về vai trò giáo dục. Vai trò giáo dục đối với cá nhân, gia đình và xã hội những ảnh
hưởng tiêu cực nếu không phát triển giáo dục đặc biệt giáo dục THCS. Những nội dung này phải được chuyển tải đến học sinh một cách mềm dẻo, linh hoạt, tránh khô cứng, máy móc.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng, cán bộ quản lý cần nắm vững các văn bản về chủ trương, nghị quyết của Đảng, những định hướng phát triển giáo dục của ngành, địa phương và của các cơ quan quản lý giáo dục.
Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, sự ủng hộ và phối hợp hành động của chi bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, giáo viên là tiền đề cho việc phát triển giáo dục THCS.
3.2.2. Phát triển mạng lưới trường lớp THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2013 - 2020 một cách hợp lý
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Phát triển mạng lưới GD nói chung và phát triển mạng lưới trường THCS nói riêng là công tác rất cần thiết bởi giáo dục luôn gắn liền và phát triển cùng xã hội, giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Đồng thời cần phát triển mạng lưới giáo dục THCS nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân.
3.2.2.2. Nội dung giải pháp
Đối với đồng bằng, thành thị, khâu tuyên truyền về GD là phương pháp được sử dụng thì đối với huyện như Hoằng Hóa càng cực kì quan trọng. Đảng bộ chính quyền huyện đã chỉ đạo các xã, các cơ quan ban ngành của huyện phải đề ra biện pháp cụ thể của từng ngành, từng xã, phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức xã hội đối với các thành viên của mình. Cụ thể đó là: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Hội người cao tuổi.... Có biện pháp cụ thể để các thành viên của Hội có trách nhiệm như thế nào trong việc tuyên truyền vận động nhân dân đưa con
em ra lớp đi học phổ thông, bổ túc văn hóa. Như trên đã đề cập, đối tượng phổ cập giáo dục THCS là đối tượng thanh niên độ tuổi từ 11 - 18, độ tuổi này là lứa tuổi có sự khủng hoảng tâm lý nên việc tổ chức hướng dẫn các em tích học học tập cần chú ý. Các tổ chức không chỉ tuyên truyền cho các thành viên của tổ chức mình am hiểu, quyết tâm thực hiện mà còn phải trực tiếp phụ trách một thôn cụ thể của xã mình, tổ chức họp dân hàng tháng tuyên truyền vận động để dân hiểu việc có lợi khi có con học và bất lợi không khi có học. Với một huyện như Hoằng Hóa, sau tuyên truyền là việc kí cam kết giữa chính quyền huyện với xã, với thôn, giữa các ngành với địa phương. Tức là tuyên truyền để hiểu và tự giác thực hiện là chính, nhưng với trường hợp cố tình không đi học thì bản cam kết là bắt buộc.
Phối hợp giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy để mở rộng mạng lưới trường, lớp, đáp ứng nhu cầu THCS của những người trong độ tuổi. Tiếp tục vận động và tổ chức cho những HS bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn được theo học các lớp bổ túc THCS. Tiếp tục vận động các nhà giáo, cán bộ nhân dân tham gia tổ chức lớp học, tham gia giảng dạy cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn theo phương thức không chính quy, đóng góp hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất cho công tác phổ cập. Xây dựng mối liên hệ giữa ngành giáo dục với các ngành, các tổ chức đoàn thể, các dự án, các chương trình để nâng cao chất lượng và hiệu quả THCS.
- Tiếp tục duy trì thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra định kì, sơ kết tổng kết và đánh giá việc duy trì, củng cố và nâng cao chuẩn chất lượng THCS.
- Xây dựng mạng lưới trường THCS đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từng bước xây dựng và hoàn thiện những trường hiện có theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để tăng năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo, tập
trung đầu tư để nâng cấp và phát triển các trường THCS chất lượng cao, tập trung xây dựng phát triển trường chuyên của huyện đang có đồng thời phát triển tăng thêm trường THCS chuyên của huyện phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Điều chỉnh mạng lưới trường thuộc xã, thị trấn phù hợp với nhu cầu nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài và theo vùng miền. Xây dựng quy hoạch phát triển lớp điểm của những trường THCS ở vùng sâu, vùng xa.
Các trường THCS chất lượng còn hạn chế so với tỷ lệ của tỉnh vì vậy phát triển mạng lưới các trường lớp cần chú ý nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả giáo dục.
Việc mở rộng quy mô các trường THCS, tăng số lượng cần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo THCS bằng các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo, đổi mới phương pháp giảng dạy, cải tiến nội dung chương trình tự làm thiết bị dạy học, phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” được duy trì và đẩy mạnh, tổ chức hội thi học sinh giỏi, hội giảng giáo viên dạy giỏi, bồi dưỡng tập huấn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học... cho đội ngũ giáo viên dạy THCS.
Phát triển và hoàn thiện mạng lưới trường THCS: tăng cường tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV và khuyến khích đội ngũ GV học nâng cao, xây dựng trường lớp đảm bảo cả xây dựng, bổ sung trang CSVC, thiết bị dạy học như phòng thí nghiệm, đồ dùng thí nghiệm, đồng thời nâng cao chất lượng HS….
Phát triển mạng lưới trường THCS cần chú ý: Thường xuyên phân tích đúng thực trạng về mạng lưới trường lớp THCS và thực trạng các biện pháp xây dựng và phát triển mạng lưới trường THCS. Từ đó thấy được ưu điểm và hạn chế của công tác này và đưa ra chiến lược phát triển cụ thể. Trong đó cần dự báo số GV đảm nhận các các môn học cần giảng dạy trong học kỳ, trong năm cũng như kế hoạch lâu dài từ 3 - 5 năm hoặc kế hoạch dài hơn, từ 10- 20 năm. Đồng thời dự báo số HS từ 3 - 5 năm học.
- Thực hiện các chính sách, kế hoạch chương trình quản lý đội ngũ GV hàng năm.
- Kiểm tra, đánh giá tình hình việc thực hiện công tác phát triển mạng lưới trường lớp THCS
Như vậy quá trình phát triển mạng lưới trường lớp THCS là quá trình phát triển giáo dục của huyện nói chung. Để thực hiện được điều này CBQL các cấp cần xây dựng lộ trình 3 năm, 5 năm. Kết thức mỗi lộ trình cần đánh giá hiệu quả.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Phát triển GD trường THCS là việc xây dựng kế hoạch trường lớp, đội ngũ giáo viên và các nhu cầu vật chất khác phục vụ cho mục tiêu phát triển GD. Để phát triển GD đầu tiên là quy hoạch số lượng học sinh cần áp dụng một số phương pháp dự báo như tính toán số mỗi học sinh hoặc là lên lớp, hoặc là lưu ban, hoặc là bỏ học đồng thời tỷ lệ nhập hàng năm.
Việc mở rộng quy mô các trường THCS này cần có sư quản lý chặt chẽ của nhà nước thông qua các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Nếu trường nào mà đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định về đội ngũ GV và trang thiết bị phù hợp, cơ sở vật chất diện tích trường lớp học đáp ứng nhu cầu thì có thể phát triển lớp học chất lượng cao của trường. Đồng thời chú ý tăng cường kiến thức thực hành và giảm thiểu lượng kiến thức hàn lâm, khoa học.