Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi
TT Giải pháp RKT KT KKT ĐTB TB
1
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp về sự cần thiết phải phát triển giáo dục THCS Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2020
91,0 7,0 2,0 2,89 1
2
Phát triển mạng lưới trường lớp THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2013 - 2020 một cách hợp lý
60,0 10,0 30,0 2,3 5
3
Phát triển đội ngũ GV, nhân viên và CBQL THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng
80,0 7,5 12,5 2,65 2
4
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá
70,0 7,0 23,0 2,47 3
5
Đảm bảo các điều kiện để phát triển giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá
60,0 25,0 15,0 2,45 4 Nhận xét:
Kết quả khảo sát tính khả thi cho thấy ở giải pháp “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các cấp về sự cần thiết phải phát triển giáo dục THCS Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2020” có ĐTB = 2,89 có tính khả thi nhất. Sau đó là “Phát triển đội ngũ GV, nhân viên và CBQL THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng” có ĐTB = 2,65 tiếp theo “Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá” có ĐTB = 2,47. Giải pháp “Phát triển mạng lưới trường lớp THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2013 - 2020 một cách hợp lý” và “Đảm bảo các điều kiện để phát triển giáo dục THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá” có ĐTB = 2,45 còn giải pháp “Phát triển mạng lưới trường lớp THCS huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá
giai đoạn 2013 - 2020 một cách hợp lý” thì mức độ khả thi còn thấp. Nhận xét chung:
Kết quả bảng 3.1 và 3.2 cho thấy nội dung của 5 giải pháp đều có kết quả trung bình với chỉ số rất cao, từ 2,30 trở lên đến 2,89 (trong 3 mức đặt ra), nghĩa là từ mức cần đến mức rất cần. Nội dung của mỗi giải pháp có những tham số khác nhau được chúng tôi sắp xếp từ cao xuống thấp, thể hiện mức độ quan trọng giảm dần theo từng tiêu chí
Như vậy những giải pháp chúng tôi nêu trên rất phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của các trường THCS huyện Hoằng Hóa. Như chúng ta đã biết trong tình hình đổi mới giáo dục hiện nay, việc đưa ra các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển GD các trường THCS là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và những bất cập về hiệu quả công tác phát triển trước đó, góp phần vào việc nâng cao hiệu quản quản lý của các nhà trường THCS trên địa bàn huyện. Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống các nhóm giải pháp mà chúng tôi đề xuất là phù hợp và có
khả năng thực hiện cao, đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục hiện nay. Tuy nhiên để nhóm các giải pháp đó thực sự là những cách làm mới có hiệu quả đối với công tác phát triển GD, cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các cơ quan hữu quan, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện các nhóm giải pháp, trong đó Phòng Giáo dục & Đào tạo chịu trách nhiệm chính. Mặt khác, hiệu trưởng nhà trường phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình đội ngũ hiện có và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy được tiềm năng và thế mạnh của tập thể sư phạm nhà trường, nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển.
Tiểu kết chương 3
Như trên chúng tôi đã tổng kết đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển GD trường THCS huyện Hoằng Hóa, những giải pháp này căn cứ vào tính hình chung của trường THCS và căn cứ vào các nguyên tắc như nguyên tắc đảm bảo tính cấu trúc, tính thực tiễn và tính hiệu quả.