Thực trạng phát triển về cơ sở vật chất của giáo dục THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2013 2020 (Trang 75 - 77)

Bảng 2.12. Thực trạng phát triển cơ sở vật chất của giáo dục THCS

Phòng học Tình trạng Tỷ lệ kiên cố (Tính theo số phòng học) Thư viện Phòng học bộ môn Hệ thống đã nối mạng Kiên cố Bán kiên cố Tạm thời Phòng đọc GV Phòng đọc HS 496 484 12 0 97.6 43 43 26 25

(Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục - đào tạo của Phòng giáo dục huyện Hoằng Hóa tháng 06-2012)

Nhận xét

Trong những năm gần đây cơ sở vật chất ở các trường đã được cải thiện nhiều hơn. Các trường đã có nhà làm việc, nhà học cao tầng, xoá dần phòng học cấp 4. Bàn ghế học sinh và giáo viên cũ, nay cũng đã và đang được thay thế bằng bàn ghế tốt. Các trường đã đầu tư nhiều vào trang thiết bị dạy học như: phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, phòng học ngoại ngữ để phục vụ cho công tác dạy và học.

Do sự phân cấp quản lý của ngành giáo dục, UBND và Phòng Giáo dục huyện Hoằng Hóa trực tiếp quản lý các trường mầm non, trường tiểu học và các trường trung học cơ sở. Cho nên hàng năm UBND và Phòng Giáo dục huyện Hoằng Hóa đã đầu tư xây dựng và từng bước nâng cấp các trường học. Bên cạnh đó vẫn còn một số trường THCS mặc dù đóng trên địa bàn và giáo dục con em huyện Hoằng Hóa nhưng chưa được sự đầu tư nhiều về cơ sở vật chất. Do vậy các trường THCS gặp một số khó khăn nhất định trong đầu tư về xây dựng trường, lớp và các trang thiết bị khác phục vụ dạy và học.

Đến nay toàn huyện có 43 trường THCS thì có 496 phòng học. Trong đó có 484 phòng học kiên cố, còn số ít là 12 phòng bán kiên cố đặc biệt không còn học tạm bợ. Trong đó thư viên các trường có 43 phòng đọc cho GV và 43 phòng đọc cho HS. Trong đó phòng học bộ môn có 26 phòng và hệ thống trường đã nối mạng là 25 trường. Qua điều tra thực tế ở các trường, khâu tận dụng, khai thác tác dụng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong công tác giảng dạy chưa cao. Đồ thí nghiệm, đồ dùng dạy học cũ, lạc hậu với chương trình, kinh phí chưa đủ để mua sắm đồ dùng dạy học hiện đại, thiết bị mới phù hợp với chương trình. Mặt khác ở một số trường không có người phụ trách thí nghiệm, giáo viên dạy ít sử dụng thiết bị thí nghiệm, dạy chay nên chất lượng giờ dạy chưa cao. Hiện nay các trường vẫn chưa đủ phòng bộ môn (phòng học bộ môn vật lý, hoá học, sinh học) cho nên có thể nói, cơ sở

vật chất và thiết bị dạy học ở các trường còn thiếu, chưa đồng bộ, khâu quản lý, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đúng với yêu cầu của Bộ quy định, còn mang tính tự do, chính vì thế những năm qua chưa thực sự đầu tư nhiều về thiết bị dạy học.

Chúng ta biết rằng muốn đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh thì cần phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Vì vậy nên Phòng GD và các trường THCS cần bổ sung ngân sách nhằm tăng cường, xây dựng bổ sung thêm các phòng học, trang thiết bị trường học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển giáo dục trung học cơ sở huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2013 2020 (Trang 75 - 77)