a) Hiện trạng phát triển ngành du lịch và dịch vụ
Ngành du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế chủ lực của Thành phố chiếm đến 73,3% trong cơ cấu GDP Đà Lạt. Năm 2013 ước giá trị tăng thêm ngành dich vụ đạt 2.262 tỷ đồng (GCĐ), tương đương 7.012 tỷ đồng (GHH), tăng trưởng ngành dịch vụ là 16,40% [5].
Về phát triển thương mại - dịch vụ
Cơ sở vật chất phục vụ thương mại tiếp tục phát triển. Công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu được chú trọng. Năm 2013, ước tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 8.024,67 tỷ đồng tăng 20,29% so với năm 2012. Giao thông vận tải phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng, mở thêm các tuyến xe liên tỉnh, xe buýt, xe taxi. Doanh thu vận tải đạt 513,02 tỷ đồng tăng 3% so với năm 2012. Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển mạnh; dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tư vấn không ngừng mở rộng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Xuất khẩu phát triển khá, nhiều đơn vị đã mở rộng thị trường, bước đầu thâm nhập vào thị trường một số nước trong khu vực và thị trường có tiềm năng khác. Năm 2013, xuất khẩu ước đạt 38,3 triệu USD trong đó khu vực kinh tế tư nhân 8,63 triệu USD; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 29,61 triệu USD; kinh tế Nhà nước 68 ngàn USD chiếm 0,17%. Hàng xuất khẩu chủ yếu gồm rau quả 4,87 triệu USD; hoa các loại 64,44 triệu cành; trà đạt 716 ngàn USD; hàng dệt may 3,97 triệu USD.
Về phát triển du lịch
Thành phố Đà Lạt có nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng. Đà Lạt là trung tâm du lịch lớn của tỉnh Lâm Đồng cũng như của cả nước với các danh lam thắng cảnh đẹp, các công trình kiến trúc xinh đẹp, những cánh rừng thông xanh
63
mướt cùng thời tiết quanh năm mát mẻ, dễ chịu. Đây là những yếu tố hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Trong vài năm qua, chương trình du lịch chất lượng cao được đẩy mạnh và đạt kết quả tốt. Năm 2013, khách đến Đà Lạt ước đạt 3,35 triệu lượt, tăng 8% so với năm 2012, trong đó khách nước ngoài có 239.870 lượt chiếm 7,1 %, số ngày lưu trú bình quân 2,4 ngày/lượt khách. Hệ thống cơ sở lưu trú cơ bản đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách du lịch trong các dịp cao điểm. Chất lượng dần được nâng cao, số khách sạn đạt tiêu chuẩn sao có xu hướng tăng.
Bảng2.9. Bảng thống kê cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Đà Lạt (2011-2013)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng CSLT (cơ sở) 643 638 635 Số phòng (phòng) 10.441 10.759 11.053 Khách sạn chuẩn 3*-5* (cơ sở) 19 20 20 Khách sạn chuẩn 1*-2*(cơ sở) 154 165 199 Nhà nghỉ du lịch(cơ sở) 263 232 220 Biệt thự du lịch(cơ sở) 16 21 23
Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (cơ sở) 151 161 149
Chưa thẩm định, thẩm định lại (cơ sở) 40 39 24
Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Đà Lạt [30]
Bảng 2.10: Bảng thống kê lượng khách du lịch đến thành phố Đà Lạt (2011-2013)
Đơn vị: Lượt
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng khách 2.700.000 3.100.000 3.350.000
Nội địa 2.457.000 2.914.000 3.110.130
Quốc tế 243.000 186.000 239.870
Số ngày lưu trú bình quân
2,3 ngày đêm/khách 2,4 ngày đêm/khách 2,4 ngày đêm/khách
Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Đà Lạt [30]
Hoạt động lữ hành vận chuyển du lịch đã có nhiều bước phát triển. Hiện trên địa bàn thành phố có 32 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 03 công ty lữ hành quốc tế, 29 công ty lữ hành nội địa. 18 khu, điểm du lịch trên địa bàn có nhiều hoạt
64
động đầu tư nâng cấp, đa dạng hoá sản phẩm nhằm ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
Như vậy có thể thấy, hoạt động du lịch tại thành phố Đà Lạt đang có chiều hướng tăng trong 3 năm gần đây tuy nhiên tăng không đáng kể, chưa có sự đột phá lớn, còn gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế:
- Cơ chế chưa đồng bộ, sự thống nhất giữa các ngành chưa cao trong khâu quản lý môi trường.
- Rác thải vẫn xả tự do không theo quy định. Việc xây dựng nhà cửa còn tùy tiện, các công trình xây dựng còn dẫm đạp lên nhau.
- Khả năng mở rộng khu vực du lịch của Đà Lạt chưa được quan tâm đúng mức tuy tiềm năng và sức chứa còn nhiều, chưa khai thác hết.
- Hoạt động du lịch còn bình dân, nhỏ lẻ. Đội ngũ quản lý và nhân viên còn yếu kém về năng lực và nghiệp vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Các khu du lịch, điểm du lịch chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất, sang sửa và cải tạo môi trường.
b) Hiện trạng phát triển ngành nông lâm nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn nông nghiệp Đà Lạt bắt đầu có những sự thay đổi. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo định hướng ứng dụng công nghệ cao trên các vùng nông nghiệp, hình thành những mô hình kinh tế nông nghiệp có hiệu quả; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp với tôn tạo và làm đẹp cảnh quan, môi trường, góp phần phát triển du lịch của thành phố Đà Lạt.
Tính đến năm 2013, thành phố Đà Lạt có diện tích đất canh tác nông nghiệp khoảng 9.445,92ha chiếm 23,95% tổng diện tích đất tự nhiên toàn thành phố. Trong đó tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 4.080ha, chiếm trên 40% diện tích đất canh tác hàng năm.
Hiện nay, bình quân hàng năm Đà Lạt sản xuất khoảng 3.716ha hoa, 7.125ha rau, 3.575ha cà phê và 490ha chè. Sản lượng nông sản hàng hóa sản xuất mỗi năm bao gồm 55,13 triệu cành hoa, 285 ngàn tấn rau, 9.772 tấn cà phê nhân và 4.200 tấn
65
chè búp tươi. Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu Rau Đà Lạt cho 22 đơn vị và Giấy chứng nhận nhãn hiệu Hoa Đà Lạt cho 76 đơn vị. (Tổng cục thống kê năm 2013) [5].
Sản xuất lâm nghiệp
Thành phố Đà Lạt có khoảng 24.276,26 ha đất rừng chiếm 61,55% tổng diện tích đất toàn thành phố, trong đó đất rừng sản xuất khoảng 4.675,51 ha chiếm 19,26% diện tích rừng toàn thành phố, đất rừng phòng hộ 19.600,39 ha, chiếm 80,7% diện tích rừng toàn thành phố.
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại thành phố Đà Lạt đang được trú trọng trong những năm gần đây. Năm 2013, đã tiến hành trồng được 7,1 ha rừng. Giao khoán bảo vệ 14.929,39 ha rừng cho 02 tập thể và 518 hộ gia đình. Đã phát hiện xử lý 189 vụ vi phạm luật BV & PT rừng, tăng 13 vụ so với năm 2012 gây thiệt hại 4,348 ha rừng; xử lý tịch thu 60,07 m3 gỗ tròn, 44,58 m3 gỗ xẻ và 9 phương tiện; Phạt hành chính 824,4 triều đồng và nộp ngân sách 362 triệu đồng tiền bán lâm sản tịch thu; lập hồ sơ xử lý 184 trường hợp; giải toả 349 vụ/31,42ha rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. (Tổng cục thống kê năm 2013 [5]).
c) Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp - xây dựng hiện chiếm tỷ trọng lớn thứ 02 trong tổng quy mô nền kinh tế toàn Thành phố và đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao trong năm 2013, khoảng 15 - 16 %/năm.
- Công nghiệp của Thành phố chủ yếu là chế biến nông sản, thực phẩm, rượu, may mặc; tiểu thủ công nghiệp tập trung vào các loại hàng mỹ nghệ phục vụ du lịch. Một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã dần tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường trong, ngoài nước như chè cao cấp, trà Artisô, rượu vang, tranh thêu...
- Xây dựng dân dụng, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt được đầu tư từ nhiều nguồn vốn. Trong đó, vốn ngân sách dành cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 - 2010 đạt trên 1.000 tỷ đồng, tập trung vào lĩnh vực giao thông, giáo dục, y tế, thủy lợi,...
66
3 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT