Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 28)

a) Đặc điểm địa chất

Các nhà địa chất đã nhận định rằng: Bề mặt địa hình và địa khối Đà Lạt đã có từ rất lâu đời, được hình thành từ các hoạt động kéo dài suốt 70 triệu năm của kỷ Kreta. Sang kỷ Paleogen (cách đây 25 - 67 triệu năm) chịu sự xói rửa, lắng đọng đã gọt giũa dần bề mặt địa hình Đà Lạt cổ. Đến kỷ Neogen (cách đây từ 1- 25 triệu năm), địa hình Đà Lạt mới bắt đầu hình thành [6] (hình 2.2).

Thành phố Đà Lạt là một đơn vị cấu trúc trong cấu trúc Đông Nam Bộ - Nam Bộ, nằm ở phía nam địa khối Kon Tum và phía đông nam rifter Cửu Long. Các địa tầng chính trên lãnh thổ Đà Lạt gồm hai giới: Mezozoi và Kainozoi.

- Giới Mezozoi

+ Hệ Jura, bậc giữa (J2)

Tại Đà Lạt, trầm tích Jura bị uốn nếp mạnh, nhiều nơi bị xâm nhập Kreta xuyên qua. Đồng thời ở nhiều nơi chúng bị phủ không chỉnh hợp bởi các thành tạo Kreta, Neogen và kỷ Đệ Tứ. Phân tích mặt cắt địa chất, trầm tích Jura được chia là 3 phần với độ dày toàn tập khoảng 2000m. Phần dưới là những lớp cuội kết, sạn kết và cát kết đa khoáng hạt thô đôi khi có xen lớp bột kết chứa hóa thạch động vật biển thuộc bậc Sinêmus của thống dưới hệ Jura. Phần giữa gồm bột kết, đá phiến sét, đá vôi sét và cát kết hạt mịn chứa các hóa thạch chân rìu và các hóa thạch Jura sớm. Phần trên cùng gồm các lớp phiến sét, bột kết và cát kết hạt thô chứa các hóa thạch biển thuộc phần cao của Jura sớm và bậc alen của Jura giữa.

23

+ Hệ Kreta: Quanh vùng Đà Lạt là hệ tầng Đơn Dương tuổi Kreta bao gồm các đá trầm tích và phun trào lục địa. Ở vùng Đà Lạt - Đơn Dương hệ tầng này dày khoảng 1.000 - 2.000m.

Phần dưới cùng là cuội kết, sạn kết, cuội kết tuf, xen những lớp mỏng fenzit, riolit pocfia, cát kết, bột kết màu đỏ gu, dày khoảng 200m. Tập này nằm thoải trên các khối granitoit tuổi Kreta sớm và trầm tích Jura.

Tầng kế gồm riolit pocfia, riolito - đaxit pocfia, đaxit oandezit pocfia, xen đôi lớp mỏng cát kết, bột kếp tuf và sạn hoặc cát kết, chiều dày khoảng 350 - 450m. Tiếp theo là tầng cát kết, bột kết tuf, đá phiến sét đỏ gụ xen lẫn nhau, dày khoảng 150m.Tầng trên cùng là đaxit pocfia, tuf đaxit, riolit đaxit, riolit pocfia, dày khoảng 400m.

Trong bột kết hệ tầng Đơn Dương chỉ phát hiện được loài Lygodium sp.,

Picea sp. và Oedrus sp. là các phấn hoa thường gặp trong Kreta sớm. Xuyên qua

các hệ tầng có các xâm nhập granit Kreta muộn. - Giới Kainozoi

Ở Đà Lạt không có nhiều bazan, bazan ở đây được xếp loại bazan Pleixtoxen giữa - muộn, phân bố rải rác ở phía Tây và Đông Nam thành phố Đà Lạt. Các bazan này gồm 1- 4 lớp cách nhau bởi các bề mặt phong hóa đất đỏ laterit hóa yếu, đôi khi có xen vài lớp sa khoáng vôi và vật liệu bở rời (2 - 15cm) phủ trên các thềm sông cổ.

+ Hệ Đệ Tứ: Trên lãnh thổ Đà Lạt, trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ ít phát triển. Loại bồi tích hiện đại phát triển ở nhiều nơi, dày khoảng 4 - 5m, có thành phần mặt cắt rất thay đổi gồm: cuội, sỏi, cát, bột, sét, có nơi có than bùn. Vỏ phong hóa ở đây rất phát triển và thay đổi tùy theo các thành tạo địa chất và địa hình. Chiều dày phong hóa thay đổi từ 0 đến vài chục mét, đáng chú ý là vỏ phong hóa kiểu caolinit trên một số đá axit.

 Macma xâm nhập

Trên lãnh thổ Đà Lạt, các thành tạo macma xâm nhập phổ biến và đa dạng, thường tạo ra những thể xâm nhập có diện lộ khá lớn.

24

- Xâm nhập granodiorit và granit khá phổ biến ở Đà Lạt, phân bố ở Prenn, Datanla, Tà Nung,… thường tạo thành các thể xâm nhập từ vừa đến lớn. Các thể xâm nhập thường có diện lộ không đều, có khi là những khối kéo dài theo phương đông bắc - tây nam. Thành phần thạch học của đá granodiorit và granit ở đới tiếp xúc trong phổ biến là xienit diorit, pyrotxen...

- Xâm nhập granit - granoxienit phân bố khá rộng rãi ở phía bắc và tây Đà Lạt, Cam Ly - Tà Nung, Láp - bê Nam, Trại Mát, Trại Hầm,… thường tạo thành các thể xâm nhập từ vừa đến lớn.

 Đứt gãy kiến tạo

Hoạt động đứt gãy tại thành phố Đà Lạt khá phong phú với nhiều phương khác nhau, trong đó phổ biến nhất là theo phương đông bắc - tây nam ở khu vực thác Cam Ly, thác Datanla. Đi kèm với các vết đứt gãy này là một hệ thống khe nứt dạng lông chim như đứt gãy suối Cam Ly có hệ thống khe nứt dạng lông chim tại những thung lũng hẹp dọc đồi Cù, chợ Đà Lạt, suối giữa đường Phan Đình Phùng và Hai Bà Trưng.

26

b) Đặc điểm địa mạo

 Khái quát về địa hình

Thành phố Đà Lạt có độ cao trung bình khoảng 1.500m, độ cao có xu hướng thấp dần từ 1.600m ở phía bắc xuống 1.400m về phía nam. Giới hạn về phía tây, bắc và đông bắc là các dãy núi hình cánh cung cao gần 2.000m. Khu vực nghiên cứu có thể chia thành ba dạng địa hình chính: địa hình núi thấp, địa hình đồi và thung lũng.

- Địa hình núi thấp - trung bình: bao gồm các dãy núi với độ cao khoảng 1.700m bao quanh khu vực trung tâm tạo thành vành đai che chắn gió cho thành phố. Dọc theo ranh giới giữa thành phố Đà Lạt và huyện Lâm Hà, kéo dài từ khu vực Măng Lin phía bắc đến tận hồ Tuyền Lâm ở phía nam là các dãy núi có độ cao trên 1.600m kéo dài liên tục theo hình cánh cung án ngữ phía tây thành phố, trong đó có các dãy núi như: You Lou Rouet (1.632m), Nao K’lan (1.763m), B’Nam (1.710m), B’Nam Qua (1.666m). Các khối núi cấu tạo chủ yếu là các loại đá granit, chạy theo hướng đông bắc - tây nam, giữa các dãy núi là các thung lũng sâu. Địa hình phân cắt dọc và ngang rất lớn. Đây là vùng núi thuộc phần rìa chuyển tiếp xuống cao nguyên Đức Trọng - Lâm Hà nên dốc nhiều về phía sườn tây nam. Về phía đông, các núi phân bố theo hình cánh cung chạy từ bắc xuống nam ôm lấy vùng trũng trung tâm Đà Lạt, đó là các núi: Láp-bê Bắc (1.733,7m), Láp-bê Nam (1.709m), Đỉnh Gió Hú (1.644m), Bnom R’Me (1.570m), Tan Hô (1.633m).

- Địa hình đồi: là các dải đồi đỉnh tròn, sườn thoải (độ dốc dưới 20°) phân bố tập trung ở khu vực trung tâm thành phố với độ cao phổ biến 1.500m - 1.550m, và khu vực Tà Nung với độ cao từ 1.100m - 1.200m; chiếm gần 30% diện tích tự nhiên. Khu vực trung tâm địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có một số đồi sót được hình thành do quá trình xâm thực bóc mòn, pedimen hóa, các đồi này có đỉnh tròn, sườn thoải đến rất thoải chạy theo hướng bắc - nam như khu vực sân Cù, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng,… Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Bảo tàng Lâm Đồng với độ cao 1.532 mét, còn điểm thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri

27

Phương. Đây là khu vực định cư của người dân, phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại dịch vụ.

- Địa hình thung lũng: gồm các dải đất trũng phân tán ven các suối lớn với độ phân cắt dọc khoảng 50 - 70m, phân cắt ngang 0,3 - 0,7km/km2. Tuy chỉ chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên, nhưng dạng địa hình này có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, cải tạo khí hậu và tạo nét đẹp riêng cho thành phố.

Dưới tác động của yếu tố địa mạo, địa hình, cảnh quan của thành phố Đà Lạt được tạo lập hết sức kỳ thú với núi, đèo, thung lũng, ghềnh, thác, hồ nước, rừng cây... hình thành nên các điểm tham quan du lịch tự nhiên hấp dẫn như: thung lũng Tình Yêu, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, thác Datanla, thác Prenn, thác Cam Ly... và chính yếu tố địa hình cũng tác động mạnh tới việc hình thành kiểu khí hậu hết sức đặc trưng của Đà Lạt, tạo điều kiện thuận lợi để thành phố có thể khai thác, phát triển du lịch và sản xuất nông nghiệp.

 Đặc điểm các kiểu nguồn gốc địa hình

Các kết quả nghiên cứu địa mạo ở tỷ lệ 1/500.000 (Lê Đức An và nnk, 1982) [3] và tỷ lệ 1/200.000 (Vũ Văn Ninh, 1988) [16] đều xác định khu vực Đà Lạt có các kiểu nguồn gốc địa hình: Địa hình nguồn gốc nội sinh, địa hình bóc mòn kiến trúc, địa hình bóc mòn, địa hình bóc mòn tích tụ và tích tụ (hình 2.3).

- Địa hình nguồn gốc nội sinh

Các yếu tố địa hình có nguồn gốc nội sinh tạo ra do các hoạt động tân kiến tạo, núi lửa gồm các sườn sơn nguyên, bề mặt cao nguyên, sườn vách các miền nâng.

+ Địa hình núi lửa bao gồm các sườn họng bazan phun nổ và bề mặt các lớp phủ bazan phân bố ở Tà Nung, Cam Ly và một phần nhỏ tại Xuân Trường. Sườn các họng bazan phun nổ có tuổi Pleocen, chưa bị bóc mòn nhiều, đỉnh nón có dạng hơi lõm, sườn nón dốc 10 - 200. Đá tại nón thường có cấu tạo dăm kết, tảng kết, cấu tạo bọt, bị phong hóa tạo vỏ sialferit với khoáng vật kaolin, hulusit, goetit, hematit, dày 1 - 5m. Bề mặt các lớp phủ bazan có tuổi Pleistocen giữa, độ cao phân bố từ 800 - 1000m, cường độ phân cắt sâu 0 - 100m/km2, cường độ phân cắt ngang 0 -

28

1km/km2. Bề mặt thoải bị chia cắt rửa trôi tạo đồi thấp lượn sóng, quá trình xâm thực rửa trôi không đồng nhất.

+ Địa hình sườn vách do nâng tân kiến tạo tuổi Neogen - Đệ tứ phân bố với diện tích lớn tại Đà Lạt với phân cắt sâu từ 150 - 300m, chia cắt ngang từ 1 - 3,5m, độ dốc 10° - 20° và chênh cao của các sườn là khoảng 300 - 500m

- Địa hình bóc mòn kiến trúc

+ Vách và sườn kiến tạo bị bóc mòn gia công tại thành phố Đà Lạt có tuổi Neogen - Đệ tứ, phân bố với diện tích nhỏ tại khu vực Tà Nung với sườn dốc 20 - 300.

+ Sườn bóc mòn thạch học các đá cứng chắc có tuổi Neogen, phân bố rải rác ở khu vực Thái Phiên, phường 5, phường 7 thành phô Đà Lạt. Đó là các khối núi sót cấu tạo bởi các đá có độ bền vững. Sườn dốc 20 - 300 đến 30 - 400, chênh cao các sườn từ 100 - 200m đến 300 - 400m. ĐỈnh núi thường là phần cao của sườn, thường lộ đá gốc cứng chắc hặc vỏ phong hóa vụ thô. Sườn núi phát triển vỏ phong hóa với bề dày kém ổn định và đông nhất (dày 3 - 10m), phổ biến kiểu vỏ alsiferit - gibsit, kaolin, hydromica, goetit lẫn các mảng đá phong hóa chưa hoàn toàn dày 1 -3m.

- Địa hình bóc mòn

+ Địa hình bề mặt san bằng trong khu vực Đà Lạt được xác định có 4 bề mặt san bằng: Các bề mặt tuổi Miocen sớm độ cao trung bình 1700 - 1850m, tuổi Miocen giữa độ cao trung bình 1500 - 1700m, tuổi Miocen muộn độ cao trung bình 1300 -1500m và tuổi Pliocen sớm độ cao trung bình 1000 - 1300m. Trong đó chủ yếu là các bề mặt san bằng tuổi Miocen muộn độ cao trung bình 1300 -1500m phân bố rải rác khắp thành phố Đà Lạt. Đây là bề mặt chính tạo sơn nguyên Đà Lạt. Ở khu vực Đà Lạt và lân cận bề mặt ít bị phá hủy có dạng đồi lượn sóng độ cao tương đối 20 - 100m. Bề mặt Miocen muộn bị chia cắt sâu 100 - 400m, bị phá hủy nhiều. Bề mặt Miocen muộn cắt vào nhiều loại đá, trên đó hình thành các kiểu vỏ phong hóa dày 1 - 5m và lớn hơn đến 20m.

29

+ Sườn và vách xâm thực tuổi Neogen và Neogen - Đệ Tứ phân bố với diện tích nhỏ dọc thung lũng sông Đa Nhim. Sườn dốc 20 - 300, đôi nơi tạo vách nhỏ lộ đá gốc nứt nẻ mạnh, phần trên vỏ phong hóa mỏng.

+ Sườn xâm thực tuổi Neogen phát triển rải rác xen kẽ các bề mặt san bằng ở khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt và Xuân Trường với sườn dốc 10° - 20°. Trước kia hoạt động xâm thực xảy ra tương đối mạnh nhưng nay đã yếu dần, các khe rãnh được hình thành ban đầu do nước chảy tràn rửa trôi trên mặt là chủ yếu.

- Địa hình bóc mòn tích tụ và tích tụ

Địa hình bóc mòn tích tụ phân bố chủ yếu ở thung lũng sông Cam Ly và các con suối lớn. Theo nguồn gốc có thể chia ra các nhóm sau:

+ Thềm xâm thực tích tụ của sông phát triển dọc theo các thung lũng sông Cam Ly, sông Đa Nhim. Tại thung lũng sông Cam Ly thềm tạo thành những dải hẹp với kích thước 5 - 50m kéo dài 1 - 1,5km ở khu vực thái phiên, Chi Lăng, Hồ xuân Hương, Man Ling. Độ cao tương đối của thềm từ 8 - 15m, bề dày tích tụ thềm thay đổi từ 2 - 7m.

+ Thềm tích tụ sông bậc II tuổi cuối Pleistocen muộn phát triển trên thung lung sông Cam Ly, Da Tam, và các suôi nhỏ khác. Thềm tích tụ sông Cam Ly kéo dài không liên tục từ Hồ Xuân Hương - Chân núi Thái Phiên - Đa Tiện với bề rộng thềm 5 - 150m có dạng hơi nghiêng về phía lòng suối, độ cao tương đối 4 - 6m, bề dày tích tụ thềm dày 6 - 9m. Thềm tích tụ bậc I tuổi Holocen giữa phát triển ở phía tây bắc sân bay Cam Ly và một vài thung lũng suối nhỏ khu vực Ma Ning, Thái Phiên. Bề rộng các tích tụ này từ vài mét đến 150m, kéo dài vài trăm mét. Độ cao tương đối 3 - 4m, bề dày tích tụ thềm 4 - 5m.

+ Bãi bổi sông tuổi Holocen giữa muộn phát triển rộng khắp dọc theo các dòng thường xuyên với quy mô hẹp.

+ Bề mặt Aluvi - đầm lầy tuổi Holocen muộn phát triển theo các dòng sông suối vũng Đà Lạt. Trầm tích gồm: Phần trên là bùn sét xám đen đôi nơi có than bùn có thể làm phân bón dày 1- 3m; Phần dưới là cát mịn lẫn ít sạn sỏi dày 1- 2m.

31

c) Khí hậu

Đà Lạt nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng bị chi phối bởi quy luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới, mát lạnh quanh năm, mưa nhiều, lượng bốc hơi thấp. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Trong mùa khô, Đà Lạt chịu ảnh hưởng của khối không khí biển Đông. Đây là khối không khí chủ yếu của gió mùa đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, không mưa, nhiệt độ về ban đêm hạ thấp, biên độ nhiệt lớn. Tuy nhiên, vào những tháng XI, XII và tháng I, khối không khí lạnh hoạt động mạnh khiến thời tiết Đà Lạt trở nên nhiều mây, có mưa nhỏ, gió mạnh, tốc độ gió mạnh nhất có thể lên tới trên 20m/s. Vào mùa mưa, gió mùa đông bắc hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt thay vào đó là khối không khí xích đạo. Trong mùa này thời tiết xấu, trời nhiều mây và có mưa, nhiệt độ trung bình ngày và độ ẩm không khí cao. Tuy nhiên, vào khoảng giữa tháng 7, tháng 8 nhờ có sự hoạt động của khối không khí nhiệt đới Thái Bình Dương tại Đà Lạt trong chế độ rìa cao áp mà đôi khi mùa mưa ở đây vẫn có những thời kỳ thời tiết trở nên trong sáng, tạnh ráo.

 Chế độ nhiệt

Đà Lạt có nền nhiệt độ thấp do ảnh hưởng của độ cao địa hình. Nhiệt độ trung bình khoảng 18oC - 21oC, nhiệt độ cao nhất không vượt quá 30oC và thấp nhất không dưới 5oC. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm là tương đối lớn, trung

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)