Tiểu vùng sơn nguyên trung tâm thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 103)

A1. Không gian ưu tiên phát triển đô thị du lịch Đà Lạt

Không gian phát triển đô thị du lịch Đà Lạt có diện tích khoảng 44,3km2, là vùng trung tâm thành phố Đà Lạt với địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp, độ cao trung bình 1.500m. Kiểu nguồn gốc địa hình chủ yếu là các bề mặt san bằng cao 1.400 - 1500m tuổi Miocen giữa. Dưới tác động của các yếu tố địa hình, địa mạo kết hợp với khí hậu ôn đới quanh năm mát mẻ đã tạo nên những cảnh quan hết sức kỳ thú trong tiểu vùng: thác, ghềnh, hồ nước, rừng... Đất trong khu vực chủ yếu sử dụng cho việc phát triển đô thị và xen kẽ một phần nhỏ là đất nông nghiệp trồng hoa và rau.

Các loại tài nguyên như: tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên du lịch trong khu vực đang được khai thác khá triệt để đặc biệt là tài nguyên du lịch. Đây là khu đô thị có nhiều ưu thế về phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng với bầu không khí quanh năm mát mẻ, hệ thống công viên rừng, công viên thành phố, công viên cảnh quan dọc các tuyến mặt nước đa dạng, phong phú. Các địa điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực phải kể đến như hồ Xuân Hương,

98

Vườn hoa Thành phố, Đồi Mộng Mơ, Thung lũng Tình yêu...Bên cạnh đó, khu vực này còn có các di sản kiến trúc cảnh quan và các khu biệt thự có giá trị văn hóa cao đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động du lịch đặc sắc như: festival hoa, hội thảo, hội nghị du lịch... Với việc ưu tiên phát triển đô thị du lịch, tài nguyên khoáng sản trong khu vực đã và đang bị hạn chế nhiều về thăm dò và khai thác đặc biệt là các loại khoáng sản xây dựng.

Với nhiều tiềm năng về du lịch, định hướng phát triển đô thị du lịch Đà Lạt trong tiểu vùng là hoàn toàn hợp lý. Với định hướng này, đô thị Đà Lạt sẽ có những diện mạo, thay đổi mới theo hướng tích cực nhằm phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng và kết hợp với bảo tồn các khu di sản kiến trúc cảnh quan: khu biệt thự, dinh thự và khu vực đường sắt.... Điều này cũng góp phần giúp cho 1 đô thị phát triển xanh hơn, sạch hơn.

Các vấn đề môi trường nổi cộm: Hiện nay ô nhiễm môi trường nước mặt tại

đây là điều đáng lo ngại nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển đô thị du lịch của tiểu vùng. Các hồ có giá trị du lịch như: hồ Xuân hương, hồ Than thở, hồ Chiến thắng... đang bị ô nhiễm nặng nề do nguồn rác thải sinh hoạt và rác thải do hoạt động du lịch. Ngoài ra, việc xây dựng các công trình nhà ở, cơ sở hạ tầng không theo quy hoạch đã gây nên nhiều vấn đề mâu thuẫn về kiến trúc cảnh quan và môi trường.

Các giải pháp bảo vệ môi trường: Cần có các biện pháp quản lý môi trường

như thu gom, xử lý nước thải, rác thải trước khi thải ra môi trường; Cải tạo lại chất lượng nước tại các hồ chứa; Quản lý chặt chẽ các công trình, dự án xây dựng trong khu vực.

A2. Không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp đô thị

Ngoài không gian ưu tiên phát triển đô thị du lịch, một phần không gian trung tâm Đà Lạt được ưu tiên để phát triển nông nghiệp. Không gian phát triển nông nghiệp đô thị có diện tích khoảng 68,7km2 gồm phần trung tâm xã Xuân Thọ và khu vực bao quanh vùng không gian đô thị du lịch (A1). Khu vực này có địa hình đồi thoải, đôi khi xuất hiện những đồi núi sót đỉnh tròn, đất chủ yếu là đất nâu đỏ và đất nâu vàng trên đá bazan, thích hợp trồng các loại cây nông nghiệp rau, củ,

99

quả và hoa. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu cho phát triển nông nghiệp thì hệ thống thủy văn cũng là một nhân tố quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài những lợi thế về phát triển nông nghiệp, khu vực này còn là nơi hội tụ của rất nhiều các loại khoáng sản khác nhau: Vàng, thiếc, cao lanh, khoáng sản vật liệu xây dựng với trữ lượng tương đối lớn. Việc triển khai thăm dò, khai thác đã được tiến hành từ rất lâu và hiện nay, toàn bộ khoáng sản trong khu vực đều nằm trong khu vực cấm khai thác và hạn chế khai thác.

Nông nghiệp đô thị là quá trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng môi trường. Vì vậy không gian phát triển nông nghiệp đô thị sẽ là giải pháp và là hướng đi chiến lược cho sự phát triển nhanh, bền vững của thành phố ĐàLạt trong tiến trình đô thị hóa hiện nay. Việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp đô thị là cơ hội để đạt được các mục tiêu: Nâng giá trị sản xuất trên 1ha diện tích canh tác; tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao sức cạnh tranh cho các loại sản phẩm trong điều kiện kinh tế hội nhập; tạo ra môi trường sản xuất - kinh doanh thân thiện với con người và môi trường.

Việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đang là hướng đi của nông nghiệp đô thị Đà Lạt. Và việc gắn sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với sự phát triển du lịch sinh thái là một trong những điểm nhấn của nông nghiệp đô thị Đà Lạt. Ví dụ: Tại các làng nghề trồng hoa lâu đời trong khu vực như làng nghề Thái Phiên, Vạn Thành, Xuân Thọ... là điểm đến yêu thích của rất nhiều khách du lịch. Họ đến để ngắm các cánh đồng hoa bạt ngạt, học cách trồng và chăm sóc cây...

Các vấn đề môi trường: Vấn đề rác thải nông nghiệp: các loại rau, củ, quả

hỏng được xả ra các bãi rác mà không có hình thức thu gom khi phân hủy bốc mùi hôi thối làm ô nhiễm môi trường; vỏ các loại bao bì con giống, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật không được thu gom và xử lý đúng quy trình gây ô nhiễm nguồn nước và thoái hóa đất. Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với hệ thống mái che khiến lượng nước mưa gom lại thành dòng chảy lớn gây tình trạng sạt lở, ngập úng, bên cạnh đó lượng khí nhà kính từ đó cũng tăng đáng kể; Vấn đề khai thác khoáng

100

sản trái phép đã gây ra nhiều tổn hại tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm nguồn nước và làm mất đi cấu trúc cảnh quan môi trường.

Các giải pháp bảo vệ môi trường: Cần phải nghiên cứu và có những chủ

trương, giải pháp cụ thể, lâu dài cho ngành sản xuất nông nghiệp. Cần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp Đà Lạt theo hướng nông nghiệp đô thị. Đẩy mạnh, mở rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp như hợp tác xã, liên kết giữa các doanh nghiệp với nông dân. Cần phải có chính sách phát triển nông nghiệp đô thị bền vững, bảo đảm cảnh quan, góp phần cải thiện môi trường sinh thái theo hướng xanh - sạch - đẹp, hài hoà giữa thiên nhiên với con người. Ngoài ra, thắt chặt hơn nữa công tác kiểm tra và giám sát các hoạt động khoáng sản trong khu vực.

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 103)