Tiểu vùng núi và sơn nguyên phía Tây Nam thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 106)

B1. Không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn

Không gian là vùng trũng dọc theo suối Cam Ly thuộc xã Tà Nung với diện tích khoảng 15,6km2. Không gian nằm chủ yếu trên hệ tầng Xuân Lộc (BQ12xl) và một phần nhỏ trầm tích Aluvi (aQ13) dọc theo suối Cam Ly. Địa hình sườn độ dốc thấp, đặc biệt trong khu vực xuất hiện những khối địa hình nguồn ngốc núi lửa với các sườn họng và bề mặt các lớp phủ bazan. Toàn bộ diện tích khu vực là đất nâu vàng và nâu đỏ trên đá bazan có tầng dày >100m độ dốc từ 5°-20° thích hợp trồng các loại cây lâu năm như cà phê, và cây lương thực: lúa nước, rau các loại. Hệ thống suối Cam Ly là hệ thống suối chính cung cấp nguồn nước cho các hồ chứa: hồ Thiêng, hồ Cam Ly thượng, hồ Bãy Sậy và là nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng nông nghiệp. Như vậy, ngành nông nghiệp trong tiểu vùng có khá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Hướng phát triển nông nghiệp tập trung chính vào phát triển bền vững cây cà phê và cây lương thực. Bên cạnh đó, đẩy mạnh các khu chăn nuôi tập trung trong khu vực để nông nghiệp nông thôn phát triển một cách toàn diện nhất.

Dân cư trong khu vực khá thưa thớt, tập trung chủ yếu tại vùng trung tâm xã Tà Nung hình thành nên không gian nông thôn tập trung gắn kết với không gian nông nghiệp chuyên canh. Các khu dịch vụ công cộng nông thôn được bố trí tại trung tâm của xã tạo kết nối thuận lợi với trục giao thông tới trung thâm thành phố Đà Lạt.

101

Bên cạnh việc ưu tiên phát triển nông nghiệp, không gian này có khá nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và thủy điện. Các khu du lịch sinh thái tiềm năng trong tương lai có thể kể đến như khu du lịch hồ Tà Nung, khu du lịch sinh thái hồ Bãi Sậy, khu du lịch hồ Cam Ly thượng. Nhà máy thủy điện Tà Nung nằm trên suối Cam Ly đã góp phần bổ sung nguồn năng lượng vào hệ thống lưới điện quốc gia gần 8 triệu kWh/năm và điều hòa nguồn nước, tạo nên mội khu du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng tuyệt vời trong khu vực.

Các vấn đề môi trường: Nguy cơ thoái hóa đất do hoạt động sản xuất nông

nghiệp; Ô nhiễm nguồn nước suối Cam Ly. Suối Cam Ly chảy khu vực trung tâm thành phố vì vậy nó cuốn theo rất nhiều rác thải và nước thải từ vùng đô thị xuống khiến nước suối Cam Ly bị ô nhiễm nặng nề.

Các giải pháp môi trường: Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn; Tiến

hành thu gom xử lý các chất thải giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm cho suối Cam Ly, có biện phảm cải tạo và làm sạch nguồn ngước đã bị ô nhiễm.

B2. Không gian ưu tiên phát triển du lịch sinh thái

Không gian ưu tiên phát triển du lịch sinh thái nằm phía Đông Nam tiểu vùng (B), cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía Nam, có diện tích khoảng 40km2. Khu vực được ưu tiên phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng do sự có mặt của hồ Tuyền Lâm, hồ Prenn kết hợp với điều kiện khí hậu mát mẻ và hệ sinh thái rừng phát triển. Lớp phủ thổ nhưỡng trong khu vực chủ yếu là đất mùn vàng đỏ trên đá granit với tầng mùn khá dày do có độ che phủ rừng lớn. Khu vực có khá nhiều các mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng và cao lanh tuy nhiên trong quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, khu vực này được khoanh vi là vùng cấm hoạt động khoáng sản. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để du lịch sinh thái phát triển.

Như vậy, khu vực có đầy đủ các yếu tố và điều kiện để phát triển du lịch sinh thái. Đây được coi là một quần thể khu du lịch sinh thái với khu du lịch hồ Tuyền Lâm, núi Voi, thác Datanla, Thiền viện Trúc Lâm, khu du lịch dã ngoại Đá Tiên, khu du lịch Nam Qua, khu du lịch hồ Prenn... Theo quy hoạch thành phố Đà Lạt đến

102

năm 2020, khu vực này sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng sang trọng, cao cấp. Chỉ riêng khu vực hồ Tuyền Lâm diện tích đất được phân bổ cho phát triển du lịch sinh thái như sau: khu biệt thự 150ha, khu nghỉ dưỡng cao caaos 550ha, khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, hội nghị 346ha, khu trung tâm đón tiếp 29,6ha, khu sân golf 160,2ha, khu du lịch tôn giáo 26ha...

Song song với việc phát triển du lịch sinh thái là vấn đề bảo vệ hệ sinh thái rừng giúp điều hòa không khí, mang lại không gian xanh cho khu vực. Hạn chế mở rộng đô thị và khai thác khoáng sản.

Các vấn đề môi trường: Xuất hiện tảo lam ở hồ Tuyền lâm khiến nguồn nước

trong hồ đang bị ô nhiễm; Phía thượng nguồn sông, suối trong khu vực là các khu dân cư đô thị lớn vì vậy các dòng suối bị ô nghiễm do nguồn rác thải và nước thải sinh hoạt từ các hộ dân. Khai thác khoáng sản vật liệu trong vùng vẫn tiếp tục diễn ra làm ô nhiễm môi trường. Hiện tượng chặt phát rừng, mở rộng diện tích đất ở và đô thị gây mất cân bằng sinh thái và hiện tượng xói lở, xói mòn đất.

Các giải pháp môi trường: Kiểm soát nguồn thải và xử lý nước thải trước khi

đổ vào hồ. Cấm hoàn toàn việc khai thác khoáng sản và có những biện pháp mạnh trong công tác xử lý vi phạm. Tăng cường bảo vệ và mở rộng diện tích rừng.

B3. Không gian ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ

Không gian ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ có dạng địa hình đồi núi cao trung bình với độ cao từ 1400 - 1500m đến 1700m, độ dốc từ 20° diện tích khoảng 68,2km2. Kiểu nguồn gốc địa hình bóc mòn tổng hợp dốc > 20°là chủ yếu, xen kẽ với các vách và sườn kiến tạo dốc > 30°. Khu vực nằm trên phức hệ Ankroet và một phần nhỏ nằm trên phức hệ Đăk-Rium. Các loại khoáng sản: vàng, thiết, cao lanh, sét chịu nhiệt tập trung khá nhiều trong tiểu vùng tuy nhiên theo quy hoạch đều bị khoanh vùng hạn chế khai thác.

Toàn bộ không gian được bao phủ hoàn toàn bởi các cánh rừng tự nhiên với lớp phủ thổ nhưỡng dày, đất chủ yếu là đất mùn vàng đỏ trên đá granit với mật độ che phủ rừng lớn có tác dụng điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư và đô thị. Rừng trong khu vực được chia thành 4 loại: rừng lá kim giàu,

103

rừng lá kim trung bình, rừng lá rộng thường xanh trung bình, rừn g lá rộng thường anh phục hồi và rừng trồng.

Các vấn đề môi trường: Hiện tượng phá rừng, khai hoang, mở rộng diện tích

đất nông nghiệp và khai thác các mỏ khoáng sản dẫn đến hiện tượng sạt lở đất, xói mòn đất và ngập lụt khu vực trung tâm thành phố.

Các giải pháp môi trường: Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng

phòng hộ. Tuyên truyền cho người dân hiểu về mức độ ảnh hưởng của việc chặt phá rừng bừa bãi.

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 106)