Tiểu vùng núi và sơn nguyên phía Đông Nam thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 109)

C1. Không gian ưu tiên phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao

Không gian phát triển nông nghiệp trong tiểu vùng núi và sơn nguyên phía Đông Nam thành phố Đà Lạt chiếm diện tích khoảng 36,45km2, tập trung tại vùng trung tâm xã Xuân Trường. Khu vực có địa hình đồi núi thấp, sườn thoải, độ dốc nhỏ, phổ biến là đất feralit đỏ vàng trên đá granit và đất feralit nâu đỏ trên đá bazan thích hợp với việc trồng và phát triển các loại cây trồng lâu năm: chè, cà phê và các loại rau củ và hoa. Hệ thống suối và hồ chứa nước khá dày đặc phục vụ tốt công tác tưới tiêu cây trồng. Các hồ chứa trong khu vực như: hồ Đất Làng, hồ Xuân Sươn, hồ Trường Sơn, hồ Phát Chi, hồ Trường Thọ... là những hồ chứa nước tốt, đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp vào mùa khô.

Với những điều kiện thuận lợi về phát triển nông nghiệp như trên, để ngành nông nghiệp có những bước phát triển vượt trội, khu vực này cần được đầu tư, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm mang lại năng suất và hiệu quả cho cây trồng nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần hạn chế được rủi ro khách quan về thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng. Ngoài ra, không chỉ áp dụng công nghệ cao trong qus trình nuôi trồng mà các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản cũng được đầu tư với cơ sở hạ tầng, thiết bị hiện đại nhằm phát triển ngành nông nghiệp mũi nhọn trong khu vực. Việc ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực này sẽ làm giảm áp lực nông nghiệp đối với khu vực trung tâm thành phố, tạo điều kiện phát triển đô thị du lịch Đà Lạt theo đúng nghĩa là một đô thị du lịch.

104

Các vấn đề môi trường: Diện tích đất canh tác có nguy cơ bị thoái hóa, suy

giảm chất lượng nếu sử dụng quá mức mà không có biện pháp cải tạo. Ô nhiễm môi trường do sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và các chất thải nông nghiệp khác.

Các giải pháp môi trường: Thực hiện các biện pháp quản lý môi trường như

xử lý thu gom rác thải nông nghiệp, kiểm soát quá trình sử dụng các loại phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất.

C2. Không gian ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ

Không gian ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ nằm phía Tây xã Xuân Trường và khu vực xã Trạm Hành với diện tích khoảng 66,32km2. Địa hình núi thấp với độ cao 1.200 - 1.400m, độ dốc 20° - 30°, phân cắt ngang trung bình 0,5 - 0,7km/km2, mương xói phát triển ở nhiều nơi. Bao phủ toàn khu vực là những cánh rừng lá kim phục hồi và một phần nhỏ rừng lá kim trung bình. Đất trong khu vực là đất vàng đỏ trên đá granit chứa nhiều mùn do lớp phủ thực vật dày, cùng điều kiện địa hình, khí hậu thuận lợi.

Những cánh rừng phòng hộ tại khu vực này có ý nghĩa lớn trong việc điều hòa khí hậu, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường trong các khu vực dân cư, đô thị gần kề. Có thể nói, rừng phòng hộ như một lớp vỏ che chắn và gìn giữ sự mát mẻ cho thành phố Đà Lạt. Vì vậy, định hướng không gian ưu tiên bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ là hoàn toàn đúng đắn và hết sức cần thiết đối với một thành phố du lịch xanh như Đà Lạt.

Các vấn đề môi trường: Trình độ dân trí trong khu vực chưa cao, người dân

chưa nhận thức được sự quan trọng của rừng và tác hại của việc chặt phá rừng nên hiện tượng đốt rừng mở nương rẫy vẫn thường xuyên xảy ra khiến diễn tích rừng có nguy cơ bị suy giảm. Hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất có nguy cơ xảy ra cao do địa hình có sự phân cắt.

Các giải pháp môi trường: Tăng cường công tác bảo vệ rừng và làm mới những

cánh rừng bị mất. Tuyên truyền ý thức người dân về tác hại của việc chặt phá rừng.

C3. Không gian ưu tiên thu hẹp rừng sản xuất, phát triển rừng phòng hộ

Không gian ưu tiên thu hẹp rừng sản xuất, phát triển rừng phòng hộ nằm phía Đông tiểu vùng núi và sơn nguyên phía Đông Nam thành phố Đà Lạt với diện tích

105

khoảng 48,5km2. Địa hình núi cao trung bình từ 1.300 - 1.500m, độ phân cắt khá mạnh, hình thành những sườn dốc >30° phía giáp khu vực sông Đa Nhim. Toàn bộ khu vực được bao phủ bởi rừng lá kim. Đây là khu vực rừng khá nhạy cảm, chịu sự biến động bởi các thành phần tự nhiên và nhân tạo.

Theo hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Lạt năm 2010, khu vực này đang phát triển rừng sản xuất và có xu hướng thu hẹp rừng sản xuất đến năm 2020, nhường chỗ cho rừng phát triển du lịch sinh thái cụ thể là mở rộng khu du lịch sinh thái Hang Cọp và khu du lịch sinh thái Hang Dơi. Tuy nhiên, theo đánh giá về mức độ phân cắt của địa hình và thành phần cơ giới của đất thì khu vực giáp sông Đa Nhim có độ dốc lớn, phân cắt mạnh, lớp phủ thổ nhưỡng ở mức độ trung bình nên khả năng xảy ra tai biên xói lở là tương đối cao. Vì vậy, học viên đề nghị phát triển vùng không gian này theo 2 hướng:

- Trong tương lai với tầm nhìn đến năm 2030, ngoài việc thu hẹp diện tích rừng sản xuất tăng diện tích rừng phát triển du lịch sinh thái, khu vực giáp sông Đa Nhim cần được ưu tiên phát triển rừng phòng hộ, chống xói mòn, xói lở đất lưu vực sông.

- Tiếp tục phát triển rừng sản xuất và mở rộng du lịch sinh thái rừng theo quy hoạch nhưng cần nghiên cứu những giải pháp về cách trồng rừng và khai thác rừng sao cho diện tích che phủ rừng là lớn nhất nhằm giảm thiểu tối đa các hiện tượng tai biến: xói mòn đất, trượt lở đất, lũ lụt...

Các vấn đề môi trường: Chất lượng rừng trồng chưa tốt, hiện tượng khai thác

rừng không theo quy hoạch vẫn tiếp diễn, gây ra hiện tượng xói lở và khó phục hồi lại chất lượng đất.

Các giải pháp môi trường: Tăng cường trồng rừng và mở rộng diện tích

108

KẾT LUẬN

1. Đà Lạt có vị trí địa lý thuận lợi cho mở rộng mối giao lưu với các trung tâm kinh tế của các vùng, nhất là khi các tuyến giao thông nối trực tiếp giữa Đà Lạt với Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Hà Nội và các nước trong khu vực được phục hồi và nâng cấp. Khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng, lợi thế này được phát huy cao hơn nhiều so với nơi khác nhờ ưu thế về vị trí địa lý. Rừng ở Đà Lạt vừa là thắng cảnh, vừa có giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và có vai trò quan trọng trong phát triển mạng lưới du lịch. Với nhiều cảnh quan độc đáo, kết hợp với các lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu và tài nguyên nhân văn đa dạng, rất thuận lợi cho xây dựng các cụm du lịch với những nét đặc sắc của mỗi khu vực, là ưu thế nổi trội về phát triển du lịch so với các tỉnh khác ở miền Nam.

Mặc dù có lợi thế về Tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là Tài nguyên du lịch nhưng sức hút đầu tư nước ngoài vào Lâm Đồng cũng như Đà Lạt còn ít do chỉ có giao thông đường bộ, địa hình chia cắt mạnh và ở xa cảng biển nên đã hạn chế rất nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Đất dốc, cùng với lượng mưa và cường độ mưa lớn, nên đát đai dễ bị rửa trôi và xói mòn, tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa cao nếu không được bảo vệ tốt và sử dụng hợp lý.

2. Thành phố Đà Lạt có sự phân hóa tương đối về mặt địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng và thủy văn. Có thể phân chia khu vực Đà Lạt thành 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên: Tiểu vùng sơn nguyên trung tâm Thành phố Đà Lạt; Tiểu vùng núi và sơn nguyên phía Tây Nam Thành phố Đà Lạt; Tiểu vùng núi và sơn nguyên phía Đông Nam Thành phố Đà Lạt với những đặc trưng riêng về địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, sinh vật và các hoạt động kinh tế xã hội.

3. Thành phố Đà Lạt đã và đang đứng trước nguy cơ về ô nhiễm Môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước mặt. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường Thành phố Đà Lạt hiện nay chủ yếu do hoạt động sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy cần phải nâng cao nhận thức về nguy cơ cũng như tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe và sự phát triển kinh tế xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

109

4. Trên cơ sở sự phân tích tổng hợp về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng sử dụng tài nguyên và môi trường thành phố Đà Lạt được phân chia thành 8 không gian ưu tiên phát triển khác nhau thuộc 3 tiểu vùng: (A1) Không gian ưu tiên phát triển đô thị du lịch; (A2) Không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp đô thị; (B1) Không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn; (B2) Không gian ưu tiên phát triển du lịch sinh thái; (B3) Không gian ưu tiên bảo vẹ rừng phòng hộ; (C1) Không gian ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao; (C2) Không gian ưu tiên bảo vệ rừng phòng hộ; (C3) Không gian ưu tiên thu hẹp rừng sản xuất, phát triển rừng phòng hộ. Việc phân vùng và định hướng không gian sẽ mang lại thuận lợi cho việc quy hoạch phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường đồng thời phát huy hết được tiềm năng phát triển của Thành phố Đà Lạt.

5. Trên cơ sở những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, phân vùng địa lý tự nhiên, định hướng không gian phát triển kinh tế và SDHL TNMT và các vấn đề môi trường hiện nay, các cấp cơ quan chính quyền thành phố Đà Lạt cần có những biện pháp cụ thể để sử dụng hợp lý các tài nguyên sẵn có đồng thời bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm.

Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học tiếp theo tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cũng như là tài liệu có tính thực tế cho việc hoạch định tổ chức không gian và quản lý môi trường đối của các nhà quản lý địa phương.

110

4 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tiếng Việt

1. A.G.Ixatsenko (1969), Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

2. A.G.Ixatsenko (1985), Cảnh quan học ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 3. Lê Đức An (1981), Báo cáo lập BĐ địa mạo Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 và thuyết

minh, Liên đoàn bản đồ địa chất.

4. Phạm Quang Anh, Nguyễn Cao Huần và James K.Lain (1996 - 2005), Nghiên cứu ứng dụng cảnh quan trong lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch bảo vệ Môi trường.

5. Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng (2013), Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm

2013.

6. Nguyễn Văn Cường (1986-1992), Đề án điều tra địa chất đô thị Đà Lạt năm 1996, thành lập bản đồ địa chất thủy văn thành phố Đà Lạt tỷ lệ 1:25.000.

7. Nguyễn Lập Dân (2011-2014), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng

thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước lãnh thổ Tây Nguyên, Viện Địa lý - Viện Hàn lâm KHCNVN.

8. Nguyễn Cao Huần, Hoàng Danh Sơn và nnk (2004-2006), Nghiên cứu địa lý tổng hợp ứng dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

9. Nguyễn Xuân Huyên (2011-2014) đề tài TN3/T04: Nghiên cứu một số dạng tai

biến địa chất điển hình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên,

Viện Địa chất, Viện Hàn lâm KHCNVN.

10.Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB Đại học Sư

phạm.

11. Liên Đoàn Bản Đồ Địa chất Miền Nam (1988 - 2005), Nghiên cứu cấu trúc địa

chất cao nguyên Đà Lạt, thành lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000.

111

12. Nguyễn Kim Lợi và Đinh Nguyễn Duy Quang (2011), Ứng dụng GIS phân tích

biến động diện tích rừng trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2008- 2011,Thư viện Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh.

13.Trần Quang Ngãi và các cộng sự (1986), Phân vùng địa lý tự nhiên Tây Nguyên, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

14. Phạm Trọng Nhân (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến

sinh trưởng của thông ba lá (Pinus kesya) tại Đà Lạt, Thư viện Trường Đại

Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Nguyễn Thục Nhu (2005), Cơ sở lý luận về phân vùng địa lý tự nhiên Việt Nam, giáo trình, bài giảng Đại học Huế.

16. Vũ Văn Ninh (1988), Báo cáo lập BĐ địa mạo Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 và thuyết minh.

17. Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Đà Lạt (2010), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Lạt đến năm 2020.

18. Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Đà Lạt (10/1987), Báo cáo quy hoạch nông nghiệp TP. Đà Lạt.

19. P.G Shisenko (1998), Địa lý tự nhiên ứng dụng.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam.

21. Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2010), Bản đồ và báo cáo thuyết

minh quy hoạch thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020.

22. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2010), Báo cáo hiện trạng môi

trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010.

23. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2010), Kiểm kê đất đai năm 2010.

24. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng (2008), Báo cáo kết quả rà soát,

quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2020,Quyết định

112

25. Vũ Cao Thái và Nguyễn Bá Thuận (1985), Chú giải tóm tắt bản đồ đất tỉnh Lâm Đồng, (lưu trữ) Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng.

26. Nguyễn Văn Thêm (2003), Khôi phục nhiệt độ và lượng mưa ở Đà Lạt dựa trên thông tin khí hậu từ các vòng năm của Thông ba lá, Tạp chí KHKT. NLN,

Trường ĐHNL TP. Hồ Chí Minh.

27. Tổng cục Địa chất Khoáng sản (8.2013), Kết quả rà soát của Đoàn kiểm tra hoạt động khoáng sản do Tổng cục Địa chất Khoáng sản thành lập.

28. Tạ Quang Trung (2009), Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch sinh thái thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Luận văn Thạc sỹ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

29. UBND Thành phố Đà Lạt (2010), Điều tra đánh giá đất sản xuất nông nghiệp

cho thành phố Đà Lạt tỷ lệ 1:10.000.

30. UBND Thành phố Đà Lạt (2013), Báo cáo ước Kinh tế Xã hội năm 2012-2013

thành phố Đà Lạt.

31. Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn và Phân viện quy hoạch đô thị - nông thôn Miền Nam (2014), Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

32. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1987), Bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000.

- Tiếng Anh

33. James K.Lain (2003), Integrated Environmental Planning, Technical Report.

34. Hall.P (1992), Urban & Regional Planning, Routledge, London and New York, 350p. - Các trang web 1. http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/Home/Pages/Default.aspx 2. http://dalat.lamdong.gov.vn/ 3. http://www.dalat-info.vn/ 4. http://www.dalatgis.vn/

i

PHỤ LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số hình ảnh đặc trƣng về thành phố Đà Lạt

Hoa Đà Lạt (Ảnh: Internet) Vườn hoa TP Đà Lạt (Ảnh: Internet)

Ruộng hoa được trồng trong nhà kính (Ảnh trái: Đặng Văn Bào, phải: Intenet)

ii

Thác Dak Prenn (Ảnh: Đặng Văn Bào) Khu du lịch Prenn (Ảnh Đặng Văn Bào)

Cảnh đẹp KDL Prenn (Ảnh: Đặng Văn Bào) Thác Voi (Ảnh: Đặng Văn Bào)

iii

Hầm rượu Đà Lạt (Ảnh: Thúy Hường) Sương mù sáng sớm (Ảnh: Internet)

Cảnh đẹp đồi Mộng Mơ (Ảnh: T. Hường) Góc nhỏ Hồ Xuân Hương (Ảnh: T. Hường)

iv

Đồi chè xã Xuân Trường (Ảnh: Đ.V.Bào) Toàn cảnh Đà Lạt nhìn từ xa (Ảnh: T.Hường)

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 109)