a) Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Đà Lạt chủ yếu là các loại sa khoáng như thiếc gốc, vàng gốc; khoáng sản phi kim loại như cao lanh, sét chịu lửa, than bùn; và các loại vật liệu xây dựng khác phân bố rải rác trên khắp khu vực nghiên cứu (hình 2.9).
43
Hình 2.9. Sơ đồ các điểm khoáng sản tại thành phố Đà Lạt
Khoáng sản kim loại
- Quặng thiếc: Phân bố chủ yếu ở phía Bắc thành phố, tập trung ở phường 8, 9 và phường 12 với trữ lượng khoảng 1,15 triệu tấn. Quặng thiết ở Đà Lạt có tỷ lệ thu hồi quặng cao có chỗ lên tới 25%, hàm lượng thiết trong quặng từ 55 - 70%. Các mạch quặng phân bố trong trầm tích Jura trung hệ tầng Trà Mỹ.
Hình 2.10. Khai thác quặng thiếc tại khu vực suối Đạ Tro và hồ Chiến Thắng (Ảnh: Internet)
44
- Vàng gốc: Phân bố ở phía Bắc Đà Lạt với quy mô khoáng sàng nhỏ. Quặng vàng gốc chủ yếu là kiểu mạch thạch anh - sulfur - vàng xuyên cắt trong các đá trầm tích hệ tầng Trà Mỹ. Hàm lượng Au = 0,1 - 18g/t, Ag = 1 - 94,6g/t. Vàng gốc ở đây gồm các thành hệ:
+ Thành hệ thạch anh - sunfua vàng phát triển khá rộng rãi và chiếm tỷ trọng
lớn. Các mạch thường có kích thước vài centimet đến 1 mét, phân bố theo dạng mạch đơn hoặc tạo thành đới mạch, hàm lượng 0,8 - 5,5g/tấn, phân bố ở khu vực Đa Thiện, Trại Hầm.
+ Thành hệ thạch anh - asen vàng có nguồn gốc nhiệt dịch cao. Vàng phân bố trong các mạch thạch anh, chiều của mạch thạch anh 1 - 2cm, có nơi đạt 50cm, đá vây quanh là granit biotit phức hệ Ankroet bị greizen hóa. Hàm lượng vàng: 2,55 g/tấn, bạc: 4,8 g/tấn.
+ Thành hệ sunfua vàng - bạc phát triển tương đối phổ biến trong đá phun trào hệ tầng Đơn Dương, hàm lượng thấp (0,1 - 1,7 g/tấn), phân bố ở khu vực Datanla.
Khoáng sản không kim loại
- Kaolin: Đây là loại khoáng sản có tiềm năng lớn trong khu vực, phân bố chủ yếu ở Trại Mát, Prenn với trữ lượng khoảng 2 triệu tấn. Kaolin trên địa bàn thành phố Đà Lạt có nguồn gốc phong hóa từ hai loại đá: Phong hoá từ đá xâm nhập granitoid phức hệ Ankroet, Cà Ná, có khoáng sàng Trại Mát và phong hoá từ đá phun trào của hệ tầng Đơn Dương có khoáng sàng Đa Pren
Các khoáng sàng và biểu hiện khoáng sản nguồn gốc phong hóa có bề dày rất thay đổi từ 1- 3m đến 7 - 14m tuỳ thuộc vào đặc điểm địa hình - địa mạo của vùng. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu gồm kaolin, hyđromica, chất lượng quặng khá tốt. Hàm lượng kiềm thấp, nhôm cao, sắt thấp - trung bình và titan thấp: K2O + Na2O <2%; Al2O3 = 16,67 - 34,46%; SiO2 = 49,67 - 73,04%; Fe2O3 = 1,08 - 1,88%; TiO2 = 0,26 - 0,29%. Độ thu hồi qua ray 0,1mm đạt từ 45,74% - 58,55%.
- Sét chịu lửa: Sét chịu lửa ở thành phố Đà Lạt được phát hiện và đăng ký được 01 khoáng sàng lớn và 1 khoáng sàng nhỏ. Chúng có nguồn gốc phong hóa từ
45
đá phiến sét hệ tầng Trà Mỹ. Trong đới phong hóa từ đá phiến sét hệ tầng Trà Mỹ, đới sét kaolin dày 8,5m, đôi khi lẫn kết vón laterit. Thành phần hóa(%): SiO2: 22,5 31,22; Al2O3: 36,22 40,52; Fe2O3: 13,2 14,07; TiO2: 1,54 1,84; MKN: 11,91 16,11; nhiệt độ chịu lửa: 1320 14350C.
Vật liệu xây dựng
- Đá xây dựng: Đá xây dựng được khai thác ở Tà Nung, Phường 5, Phường 7, đá chẻ vùng Cam Ly, Pang Bị. Ở đây chủ yếu là các loại đá hoa cương trên địa khối thuộc nhóm đá phun trào ryolit - dacit hệ tầng Đơn Dương. Chúng có độ hạt vừa đến mịn, sáng màu, các chỉ tiêu sức bền vật liệu tốt : cường độ kháng nén tự nhiên đạt 1385 - 1420kg/cm2 đến 2217 - 2699 kg/cm2, tỷ trọng 2,68g/cm2, độ hút nước 0,12 - 0,31%, độ ẩm tự nhiên 0,46%, thích hợp cho xây dựng và trang trí các công trình kiến trúc.
- Cát xây dựng: Trên địa bàn thành phố Đà Lạt không có nhiều loại khoáng sản cát xây dựng. Chúng phân bố rải rác dọc các con sông suối lớn như Camly... Trong các tích tụ, tầng sản phẩm cát xây dựng có bề dày không lớn thường thay đổi từ 1-3m đến 4-6m. Với đặc điểm địa hình địa mạo của thành phố gồm chủ yếu là núi và cao nguyên nên nhìn chung cát xây dựng thường có bề dày mỏng, qui mô không lớn.
- Sét xi măng: Tại thành phố Đà Lạt hiện đăng ký được 1 khoáng sàng với quy mô lớn sét xi măng tại Man Linh. Sét xi măng là sản phẩm trong vỏ phong hóa từ các đá trầm tích lục nguyên - biển nông hệ tầng Sông Phan. Bề dày của lớp sét phong hóa >10m.
Sét có màu vàng, vàng nâu đôi khi loang lổ trắng. Trong sét rải rác gặp các tàn dư chưa bị phong hóa của các đá phiến sét, cát kết. Thành phần độ hạt sét < 0,1mm đạt >95 - 98%. Thành phần khoáng vật chính của sét gồm: kaolinit (43%); hydromica (20%). Thành phần hoá (%): SiO2 = 43,1 - 46,76; Al2O3 = 29,58 - 31,96; TiO2 = 1,22 - 1,27; Fe2O3 = 9,91 - 10,56; CaO = 0,0 - 0,05; MgO = 0,17 - 0,22; K2O = 2,32 - 2,88; Na2O = 0,13 - 0,18; MnO = 0,06 - 0,07; SO3 = 0,18 - 0,37...
46
b) Tài nguyên đất
Theo bản đồ đất Tp. Đà Lạt tỉ lệ 1/25.000 được lập trên cơ sở kế thừa tài liệu và bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp [32] để điều tra bổ sung, toàn Thành phố có 5 nhóm đất với 12 đơn vị phân loại đất (hình 2.9).
Bảng 2.6. Diện tích các loại đất ở Tp. Đà Lạt
STT Hạng mục Ký hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
* Tổng diện tích tự nhiên 39.439 100,00 I I. Nhóm đất phù sa 414 1,05 1 1. Đất phù sa chua P-c-h 284 0,72 2 2. Đất phù sa gley P-gl-h 130 0,33 II II. Nhóm đất gley 409 1,04 3 3. Đất gley chua Gl-c-h 409 1,04 III III. Nhóm đất đỏ 1.360 3,45
4 4. Đất đỏ chua giàu mùn Fđ-c-hu 284 0,72
5 5. Đất đỏ chua tầng mặt giàu hữu cơ Fđ-c-um 561 1,42
6 6. Đất đỏ chua nghèo Bazơ Fđ-c-vt 515 1,31
IV IV. Nhóm đất đen 558 1,41
7 7. Đất đen giàu mùn R-hu-h 558 1,41
V V. Nhóm đất xám 36.004 91,29
8 8. Đất xám X-cn-h 3.415 8,66
9 9. Đất xám rất chua sỏi sạn X-cn-sk1 420 1,06
10 10. Đất xám đỏ vàng X-cr-h 21.851 55,40
11 11. Đất xám giàu mùn tích nhôm X-hu-nh 8.834 22,40
12 12. Đất xám tầng mặt giàu mùn rất chua X-um-nn 1.484 3,76
VI VI. Sông, suối 694 1,76
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
- Độ phì nhiêu đất đai ở Đà Lạt tương đối khá, diện tích đất bị thoái hóa chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
- Các loại đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp về đại thể là phân bố khá tập trung, thuận lợi cho tổ chức khai thác và bảo vệ.
47
Bảng 2.7. Tỷ lệ diện tích đất phân theo tầng dày
Hạng mục Đơn vị Toàn quốc Lâm Đồng Đà Lạt
Tổng diện tích % 100 100 100
Tầng dày trên 100 cm % 48,01 59,46 72,50
Tầng dày từ 50-100 cm % 23,55 28,73 26,91
Tầng dày dưới 50 cm % 27,44 11,80 2,04
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp [32]
Độ dốc lớn, cùng với lượng mưa và cường độ mưa lớn nên đất dễ bị rửa trôi và xói mòn, tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa nếu không được bảo vệ tốt và sử dụng hợp lý.
Bảng 2.8. Tỷ lệ diện tích đất phân theo độ dốc
Hạng mục Đơn vị Toàn quốc Lâm Đồng Đà Lạt
Tổng diện tích % 100 100 100
Độ dốc < 80 % 46,30 20,66 2,53
Độ dốc từ 8-200 % 11,65 16,56 27,22
Độ dốc > 200 % 42,05 62,78 70,25
Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp [32]
Khả năng giữ nước và dinh dưỡng của đất không cao, kể cả đất Bazan, cần đặc biệt chú trọng biện pháp bảo vệ và nâng cao hàm lượng hữu cơ trong đất.
48
c) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt
Đà Lạt nằm ở vị trí đầu nguồn của hệ thống sông Đồng Nai, thuộc lưu vực của 4 nhánh sông - suối lớn là: Đa Nhim, Đa Tam, Cam Ly, Suối Vàng.
- Sông Đa Nhim: sông Đa Nhim nằm ở phía Đông thành phố Đà Lạt, là một trong 2 nhánh chính của hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa phận Lâm Đồng; phần lưu vực nằm trong địa phận Đà Lạt có diện tích khoảng 116 km2. Các phụ lưu sông Đa Nhim trong lưu vực thuộc thành phố Đà Lạt xuất phát từ khu vực xã Xuân Thọ, Xuân Trường có độ cao 1.450 - 1.550m chảy theo hướng tây - đông. Trên lưu vực sông Đa Nhim mạng lưới suối khá dày do địa hình phân cắt lớn, phần lớn là các suối nhỏ chảy men các thung lũng giữa núi, có nước thường xuyên do lớp phủ rừng khá dày. Do chảy trên phần rìa của bậc địa hình nên độ chênh cao 400 - 500m, chiều dài các suối 4 - 6 km nên độ dốc lớn, lòng sâu và có nhiều ghềnh thác.
- Suối Đa Tam: nằm ở khu vực phía Nam, có 2 nhánh chính là suối Đatanla và suối Prenn, diện tích lưu vực phần nằm trên địa phận Đà Lạt khoảng 121 km2. Suối Datanla có nhiều nhánh, lưu vực là địa hình đồi núi cao với thảm thực vật là rừng thông dày. Đến gần thác Datanla, suối đổi hướng tây bắc - đông nam, chảy trên địa hình rất dốc, men theo thung lũng ven đèo Prenn. Suối chảy trên nền đá granit có nhiều đứt gãy địa chất nên có lòng sâu, bờ dốc đứng, có nhiều thác ghềnh. Hạ lưu thác còn có nhiều thác nhỏ nhưng chưa được khai thác do bờ dốc đứng. Suối Prenn bắt nguồn từ khu vực gần đường Hùng Vương, có độ dài 11,7km, lưu lượng khá điều hòa, chảy theo hướng bắc - nam. Về phía hạ lưu, dưới chân đèo Prenn có thác Prenn. Đây là một thác đẹp và gần đường giao thông nên được nhiều du khách ghé thăm.
49
Hình 2.12. Thác Prenn mùa khô (trái) và mùa mưa (phải) (Ảnh trái: Internet; Ảnh phải: Thúy Hường)
- Suối Cam Ly: suối Cam Ly dài 64,1km, bắt nguồn từ các dãy núi phía Đông - Bắc của Thành phố, chảy qua khu vực trung tâm, sau đó đổ về sông Đa Dâng qua địa phận Tà Nung và khu vực Nam Ban thuộc huyện Lâm Hà. Diện tích lưu vực trong địa phận Đà Lạt khoảng 150 km2, dòng chảy trung bình nhiều năm tại hồ Xuân Hương là 0,7 m3/s, tổng lượng nước đến bình quân hàng năm là 22,1 triệu m3. Đây là nguồn cung cấp nước chính và đồng thời là trục tiêu chính cho khu vực trung tâm của Thành phố. Hiện nay, trên lưu vực này đã xây dựng nhiều hồ nước có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố như Xuân Hương, Đa Thiện, Chiến Thắng, Than Thở, Thái Phiên ...
Hình 2.13. Thác Cam Ly mùa khô (trái) và mùa mưa (phải) (Ảnh trái: Internet; Ảnh phải: Thúy Hường)
50
- Suối Vàng: suối Vàng là một nhánh của sông Đa Dâng, bắt nguồn từ khu vực phía Tây dãy Lang Biang, lưu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyện Lạc Dương, hiện có 2 hồ lớn nằm ở phía Tây Bắc Thành phố là hồ Suối Vàng và hồ Đan Kia. Với sức chứa khoảng 20 triệu khối nước đây là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho thành phố. Ngoài ra, hồ Suối vàng còn được dùng để vận hành tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện Ankroet với công suất năm đạt 15 triệu kw/h. Nơi đây còn có nhà máy nước Suối Vàng khá hiện đại do Đan Mạch giúp xây dựng với sự kiểm nghiệm thường xuyên của Trung tâm Y tế dự phòng xác nhận nước đầu nguồn luôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết. Nó được hoàn thành vào năm 1984 với công suất 18.000m3/giây.
Hình 2.14. Hồ Suối Vàng (Trái: Thúy Hường, phải: Internet)
Hồ ở Đà Lạt chủ yếu là hồ nhân tạo, phân bố rải rác. Các hồ lớn ở Đà Lạt thường sử dụng vào việc tạo thắng cảnh, tạo nguồn nước tưới như: Hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Suối Vàng...
Nhìn chung, Đà Lạt có nhiều vị trí thuận lợi cho xây dựng hồ chứa nước để điều tiết dòng chảy và giữ lại cho mùa khô, nhưng cũng có hạn chế là địa hình bị chia cắt nên chi phí cho xây dựng công trình dẫn nước khá tốn kém.
Tài nguyên nước ngầm
Đà Lạt có trữ lượng nước ngầm khá cao bao gồm cả nước lỗ hổng và nước khe nứt.
51
+ Tầng chứa nước lỗ hổng: hình thành trong các trầm tích bở rời tuổi Đệ Tứ phân bố ở khu vực Cô Giang, Thái Phiên, Cam Ly, Nam Thiên với diện tích hẹp, bề dày không quá 10 m, lưu lượng mạch nước từ 0,1 - D 0,2 l/s, thành phần hóa học thuộc kiểu Bicarbonnat, độ khoáng hóa từ 0,08 - 0,1g/l.
+ Tầng chứa nước khe nứt phát triển trên các đá phun trào, trầm tích axit, riolit, cuội kết, sạn kết …, độ sâu tầng nước tĩnh khoảng 30 - 50m, mức độ giàu của nước ở tầng này không đều, lưu lượng từ 0,1 - 1,0 l/s, nếu khoan sâu hơn cũng chỉ đạt 0,5 - 2,0 l/s, chất lượng tốt, hiện chưa được khai thác.
d) Tài nguyên rừng
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên nổi bật và hết sức quý giá đối với thành phố Đà Lạt. Đất rừng ở Đà Lạt khoảng 24 660ha chiếm 61,25% diện tích đất tự nhiên (2010) và chủ yếu là rừng lá kim . Rừng là kim đây chủ yếu là rừng thông, trải dài trên các ngọn đồi trong thành phố, và trên những triền núi cao nguyên. Trong rừng thông, tầng chiếm ưu thế sinh thái là loại thông ba lá, tầng này thường cao tới 30m; tầng gỗ nhỏ chủ yếu là một số loại cây gỗ như dẻ, thanh mai, thầu dầu..; tầng cây bụi thường là những loài hòa thảo. Trong rừng thông ít có dây leo nhưng thường xuất hiện một số loài dương xỉ, địa y.
Bên cạnh rừng lá kim, rừng hỗn giao đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc rừng. Kiểu rừng hỗn giao phân bố khắp các thung lũng quanh Đà Lạt và ven các khe suối với diện tích khoảng 2 682ha. Rừng hỗn giao giàu về thành phần loài, mật độ cây dày đặc, sự phân tầng khá rõ nét. Tầng chiến ưu thế sinh thái gồm các loài dẻ, Kim giao, thông tre, Long não... cao khoảng 30m, tầng gỗ nhỏ thuộc các loại họ Na, thầu dầu, Thị..; tầng cây bụi gồm các loại mua...; tầng cỏ là các loài dương xỉ, địa y.
Không chỉ phong phú về các loại thực vật, rừng Đà Lạt cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật. Theo thống kê, Đà Lạt có khoảng 40 - 50 loài thú, hơn 100 loài chim và rất nhiều loài côn trùng, bò sát... Đà Lạt đã từng là nơi có số lượng đáng kể các loài nai xám, hươu vàng, lợn rừng, thỏ rừng, gà rừng, tắc kè, kỳ đà và
52
một số loài động vật quý hiểm như tê giác, bò tót, gấu chó. Tuy nhiên, những năm gần đây, nạn săn bắn bừa bãi đã làm giảm đi nhanh chóng số lượng các loài thú lớn. Rừng Đà Lạt có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch, bảo vệ môi trường, bổ sung các nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp thành phố. Rừng Đà Lạt còn là nơi cung cấp rất nhiều các cây thuốc quý như: kinh giới, nam sâm, thu hải đường, lông cu li.... động vật cung cấp dược liệu như: cao khỉ, mật gấu, mật ong rừng, mật kỳ đà, nhung hươu...