Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 72)

a) Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản

Các loại khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Lạt bao gồm: Thiếc, Cao lanh, Đá xây dựng, Cát xây dựng... hiện đã vào đang được tiến hành thăm dò và khai thác. Công tác khai thác và sử dụng khoáng sản ở Đà Lạt do một số doanh nghiệp tiến hành, được cấp phép khai thác và thăm dò bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Tính đến ngày 18/08/2014, số giấy phép khai thác Khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã hết hạn, không đủ điều kiện gia hạn đã bị thu hồi là 35 giấy phép. Tổng số giấy phép khai thác cón hiệu lực là 18 giấy phép (bảng 3.1).

Qua các số liệu trên có thể thấy số lượng và trữ lượng tài nguyên khoáng sản được thăm dò và khai thác của Đà Lạt là không nhiều, phân bố không đồng đều, chủ yêu tập trung tại Phường 5, phường 7, xã Tà Nung. Các khoáng sản được khai thác chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như: đá xây dựng, cát xây dựng, cao lanh...Công tác khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn đều là khai thác nhỏ cơ giới kết hợp thủ công. Sản lượng khai thác nhỏ chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ. Công nghệ chế biến các loại khoáng sản chưa được đầu tư trang thiết bị hiện đại.

67

Bảng 3.1. Các giấy phép khai thác và thăm dò Khoáng sản còn hiệu lực trên địa bàn thành phố Đà Lạt đến ngày 18/08/2014[27] STT Giấy phép số Thời gian cấp phép Loại KS Thời hạn khai thác (năm) Diện tích (ha) Trữ lƣợng/ Công

suất (m3) Địa điểm Tồn tại, hạn chế

1 89/GP-

UBND 10/2008

Đá Xây

dựng 20 9 2.053.000/100.000 Phường 5 Chưa có thiết kế mỏ

2 30/GP-

UBND 03/2009

Đá Xây

dựng 15 3 680.985/40.000 Phường 11 Giám đốc điều hành mỏ không đúng quy định

3 05/GP-

UBND 01/2010

Đá Xây

dựng 20 2,84 1.108.000/40.000 Phường 5 Chưa có thiết kế mỏ

4 07/GP-

UBND 01/2010

Đá Xây

dựng 23 2 590.650/25.000 Phường 7 Chưa có thiết kế mỏ, chưa làm thủ tục về đất

5 27/GP-

UBND 03/2011 Đá chẻ 3 3,88 50.000/15.000 Phường 5

Chưa có thiết kế mỏ, không có Giám đốc điều hành mỏ

6 83/GP-

UBND 06/2011

Đá Xây

dựng - 4,85 500.000/40.000 Phường 7 Chưa có thiết kế bản vẽ thi công

7 116/GP-

UBND 06/2011 Đá chẻ 5 4,8 100.000/100.00 Phường 7 + 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không có thiết kế khai thác, không có giám đốc điều hành

8 122/GP-

UBND 06/2011 Đá chẻ - 0,75 20.000/2.200 Phường 7

Không có thiết kế mỏ, Chưa làm thủ tục về đất, Không có giám đốc điều hành mỏ

68

UBND đất, GĐĐH mỏ không đúng quy định

10 162/GP-

UBND 07/2011 Đất san lấp 5 3,2 160.000/10000 Phường 11

Chưa có thiết kế bản vẽ thi công, Chưa làm thủ tục về đất.

11 163/GP-

UBND 07/2011 Đá xây dựng 5 2,1 60.000/10000 Xã Tà Nung

Chưa có thiết kế bản vẽ thi công, Chưa làm thủ tục về đất, không có giám đốc điều hành mỏ

12 167/GP-

UBND 07/2011 Đá chẻ 5 0,8 18.000/3.000 Xã Tà Nung

Chưa có thiết kế mỏ, Chưa làm thủ tục thuê đất theo quy định, Giám đốc điều hành mỏ bổ nhiệm không đúng chuyên môn

13 194/GP-

UBND 08/2011 Đá chẻ 5 0,785

20.000/

2000 Xã Tà Nung

Chưa có thiết kế bản vẽ thi công, Chưa làm thủ tục về đất, không có giám đốc điều hành mỏ

14 197/GP-

UBND 08/2011 Đá chẻ 3 0,975

10.000/

10000 Phường 7

Không có thiết kế mỏ,

Chưa làm thủ tục về đất theo quy định, Không có giám đốc điều hành mỏ

15 18/GP-

UBND 09/2013

Đá Xây

dựng 25 4 1.082.000/45.000 Phường 7 Mới cấp phép đang hoàn thiện thủ tục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16 25/GP- UBND 10/2013 Đá Xây dựng 14 1,2 200.000/10.000 Phường 5 17 35/GP- UBNDND 12/2013 Đá Xây dựng 14 2,55 650.719/ 50.000 Phường 11

- Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng

- Các tồn tại nêu trên dựa trên các phiếu rà soát của Đoàn kiểm tra hoạt động khoáng sản do Tổng cục Địa chất Khoáng sản thành lập tháng 8/2013 và kết quả rà soát của phòng ngày 23-25/10 đối với các đơn vị khai thác khoáng sản

69

b) Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên đất

Theo kết quả kiểm kê đất đai 2010 của ngành Tài nguyên và Môi trường, tổng diện tích đất tự nhiên Thành phố Đà Lạt là 39.439ha [23], được chia thành 02 nhóm sử dụng đất chính: nông nghiệp và phi nông nghiệp và 04 chỉ tiêu trung gian: Đất đô thị, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất khu du lịch, đất khu dân cư nông thôn.

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của Thành phố Đà Lạt

STT Chỉ tiêu Toàn thành phố

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 39.439 100,00 1. Đất nông nghiệp NNP 33.790 85,68 2. Đất phi nông nghiệp PNN 5.326 13,50

3 Đất chƣa sử dụng CSD 323 0,82

** CHỈ TIÊU TRUNG GIAN

4 Đất đô thị DTD 19.584 49,66

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT

6 Đất khu du lịch DDL 6.903 17,50

7 Đất khu dân cƣ nông thôn DNT 710 1,80

Nguồn: - Kiểm kê đất đai năm 2010 - Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng.

- Chỉ tiêu đất khu du lịch được tổng hợp từ diện tích các điểm, khu du lịch trên địa bàn Thành phố.

Ghi chú: - Các chỉ tiêu trung gian không cộng vào diện tích tự nhiên.

- Đất cây hàng năm còn lại không nằm trong chỉ tiêu đánh giá của cấp thành phố nhưng là đặc thù của Đà Lạt nên Thành phố đề nghị đưa vào.

 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Là trung tâm tỉnh lỵ và là đô thị loại I nhưng do đặc thù của Đà Lạt nên nhóm đất nông nghiệp chiếm cơ cấu lớn trong tổng diện tích tự nhiên (chiếm 85,68% tổng DTTN). Nhóm đất nông nghiệp được phân chia thành 05 chỉ tiêu đất: Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất [29].

70

Bảng 3.3. Hiện trạng các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 TP Đà Lạt

Số thứ tự Hạng mục Diện tích tự nhiên Nhóm đất Trong đó Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Rừng phòng hộ Rừng sản xuất * Thành phố Đà Lạt 39.439 33.790 85,68 19 4.276 5.167 19.601 4.676 1 Phường 1 179 2 Phường 2 125 3 Phường 3 2.736 2.418 88,37 27 253 2.138 4 Phường 4 2.927 1.937 66,18 164 45 1.728 5 Phường 5 3.481 3.080 88,46 505 301 2.267 6 Phường 6 172 25 14,42 23 2 7 Phường 7 3.441 2.871 83,46 952 126 1.794 8 Phường 8 1.784 1.202 67,37 289 913 9 Phường 9 467 108 23,03 87 1 19 10 Phường 10 1.372 1.012 73,77 71 516 425 11 Phường 11 1.655 1.274 77,02 543 732 12 Phường 12 1.244 1.106 88,89 413 17 669 13 Xuân Thọ 6.266 5.926 94,57 835 509 414 4.134 14 Xuân Trường 3.452 3.207 92,88 861 1.804 541 15 Trạm Hành 5.565 5.348 96,10 81 1.507 3.756 16 Tà Nung 4.571 4.276 93,55 19 286 1.030 2.941

Nguồn: Thống kê đất đai ngày 01/01/2011 - Sở TN&MT Lâm Đồng.

Đất trồng lúa: có quy mô nhỏ và hiệu quả kinh tế không cao so với các loại

hình sử dụng đất nông nghiệp khác trên địa bàn Thành phố Đà Lạt nhưng có vai trò xã hội rất quan trọng cho cộng đồng dân tộc thiểu số ở khu vực Tà Nung 2, cung ứng lương thực tại chỗ cho đồng bào. Theo kết quả thống kê đất đai, diện tích đất lúa chỉ có 19ha, tập trung ở xã Tà Nung, sản xuất 02 vụ lúa/năm.

Đất cây hàng năm: Có diện tích 4.276ha, trong đó diện tích canh tác rau các

loại 3.11 9ha; diện tích hoa các loại là 750ha; cây lương thực và loại cây khác là 337ha; cây dược liệu 70ha. Hiện toàn thành phố có 3.000 ha diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 1.348ha nhà kính, nhà lưới; 2.727ha tưới tự động. Đất sản xuất rau hoa ở Đà Lạt cho hiệu quả kinh tế vượt trội nhiều lần

71 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

so với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cũng như trong cả nước, khẳng định lợi thế của Đà Lạt so với các vùng còn lại.

Đất cây lâu năm: Có diện tích khoảng 5.167ha, trong đó cà phê khoảng 3.495ha, chè 511ha và cây ăn quả khoảng 800ha, còn lại là các loại cây khác. Diện tích cà phê tập trung nhiều ở Tà Nung, Trạm Hành, Xuân Trường, Xuân Thọ, Phường 10. Chè phân bố chủ yếu ở Trạm Hành và cây ăn quả chủ yếu ở Phường 3, Phường 4, Phường 5 và Phường 7.

Đất rừng phòng hộ: Có diện tích lớn, khoảng 19.601ha, chiếm đến 49,7%

DTTN, phân bố 14/16 phường, xã thuộc địa bàn Thành phố Đà Lạt. Chủ yếu do Ban quản lý rừng Tà Nung, Ban quản lý rừng Lâm Viên và Ban quản lý khu du lịch hồ Tuyền Lâm quản lý.

Đất rừng sản xuất: Có diện tích khoảng 4.676ha, chiếm 11,81% DTTN,

phân bố ở Xuân Thọ và Xuân Trường, do Công ty cổ phần giống lâm nghiệp Tây Nguyên quản lý.

 Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao, đất phi nông nghiệp trong những năm qua không ngừng tăng thêm. Năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp toàn Thành phố là 5.326ha, chiếm 13,5% DTTN cao hơn rất nhiều so với bình quân toàn Tỉnh (5,3%) [23]. Khu vực trung tâm (Phường 1, Phường 2, Phường 6, Phường 9, một phần phường 3, 4, 5,10) đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao và gần như không còn không gian để bố trí các công trình xây dựng mới để phục vụ dân sinh nên trong phương án bố trí đất đai trong những năm sắp tới cần nghiên cứu mở rộng trung tâm Thành phố để giảm sức ép lên khu vực trung tâm.

Trong đất phi nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất thành phố quản lý, đánh giá 13 chỉ tiêu. Riêng trên địa bàn thành phố Đà Lạt không có 03 chỉ tiêu: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ; đất hoạt động khai thác khoáng sản; đất xử lý chất thải nên còn lại 10 chỉ tiêu.

72

Trong đất phi nông nghiệp thì đất phát triển hạ tầng chiếm tỷ lệ lớn (28,6%) trong đó đất giao thông chiếm tỷ lệ lớn (57,27%), kế đến là đất cơ sở giáo dục, đào tạo (11,65%), đất cơ sở thể dục, thể thao (8,56%), đất công trình năng lượng (7,21%), các loại đất còn lại chiếm tỷ lệ nhỏ.

Tóm lại: Mặc dù trong những năm gần đây xu thế chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp khá nhanh, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về mặt bằng cho phát triển không gian của Thành phố. Khu vực trung tâm quá tải trong khi các vùng lân cận hạ tầng chưa được đầu tư đầy đủ để có thể mở rộng không gian đô thị. Trong điều kiện Đà Lạt đã được công nhận là đô thị loại I, tiến tới là thành phố trực thuộc Trung ương nên nhu cầu đất phi nông nghiệp cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu dân cư, khu du lịch trong những năm tới là rất lớn.

 Hiện trạng sử dụng đất du lịch

Đà Lạt nổi tiếng là thành phố du lịch của cả nước nên diện tích đất du lịch liên tục được mở rộng. Theo số liệu tổng hợp từ các khu, điểm du lịch hiện hữu trên địa bàn Thành phố, hiện có 63 điểm, khu du lịch với tổng diện tích khoảng 6.903ha, chiếm khoảng 17,5% DTTN. Trong đất khu du lịch thì đất xây dựng các công trình chiếm khoảng 14,2%, đất mặt nước chuyên dùng 8,1% và đất rừng phòng hộ chiếm 77,7%.

c) Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước

Hiện nay, các nguồn nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt đều được khai thác và sử dụng cho các mục đích khác nhau: cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, chạy máy phát điện....Trong đó, nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính là nước hồ Đan Kia và hồ Chiến Thắng.

Hồ Đan Kia: Nằm cách trung tâm Thành phố 10,5 km và cách biệt với các khu dân cư, dung tích chứa nước trong hồ 20 triệu m3. Hồ Đan Kia cung cấp nước cho nhà máy nước Suối Vàng khá hiện đại do Đan Mạch giúp thành phố Đà Lạt đầu tư xây dựng với công suất thiết kế giai đoạn 1: 25.000 m3/ngày đêm, có thể mở rộng lên 42.000 m3 /ngày đêm. Qua kiểm nghiệm chất nuớc tại nhà máy này, các cơ quan

73

chức năng đều xác nhận nguồn nước ở đây đạt tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết. Bên cạnh chức năng cung cấp nước uống cho nhân dân thành phố, hồ Đan Kia còn đuợc dùng để chạy máy phát điện cho nhà máy thủy điện Ankroet với công suất thiết kế 3.100kW/giờ.

Hình 3.1. Hồ Đan Kia nhìn từ đỉnh Langbiang (Ảnh: Thúy Hường)

Hồ Chiến Thắng: Nằm ở phía Đông - Bắc Thành phố, dung tích chứa nước 3,6 triệu m3, dung tích hữu ích 2 triệu m3, cung cấp nước cho nhà máy nước Hồ Xuân Hương với công suất thiết kế 8.000 m3 /ngày đêm, công suất thực tế 6.000 m3 /ngày đêm.

Ngoài ra, thành phố Đà Lạt còn xây dựng một số nhà máy nước khác như : Nhà máy nước Đa Thiện, Đankia II và các trạm xử lý cấp nước để cấp cục bộ cho từng khu vực, từng cơ sở sản xuất rải rác trên địa bàn. Riêng hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thành phố có diện tích vào khoảng 0,4 km. Chiều rộng mặt hồ trung bình 200m và diện tích lưu vực là 21 km . Hồ Than Thở nằm ở phía Bắc thành phố Đà Lạt có diện tích mặt hồ khoảng 0,09 km2 và hồ Ða Thiện có diện tích 0,06 km2 , hồ Chiến Thắng 0,065km2 . Phía Nam thành phố Ðà Lạt còn có hồ Tuyền Lâm với diện tích mặt hồ xấp xỉ 3,2 km2 . Ðây là những nguồn nước tưới mát cho hàng trăm ha lúa, rau, hoa vùng Ðức Trọng và khu vực sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, các nguồn nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã được khai thác và sử dụng cho những mục đích khác nhau với công suất tối đa.

74

d) Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên rừng

Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên nổi bật và hết sức quý giá của Đà Lạt, các cánh rừng thông đại ngàn cùng với các hồ - thác đã tạo nên vẻ đẹp thơ mộng có sức cuốn hút đối với du khách, tạo môi trường tốt để phát triển du lịch - ngành kinh tế đặc thù tại xứ sở mộng mơ. Ngoài giá trị về phát triển du lịch, rừng ở Đà Lạt còn có vai trò to lớn trong bảo vệ môi trường, bổ sung nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp của Thành phố.

Tuy nhiên, do sự phát triển của cư dân ngày một đông đúc khiến diện tích rừng bị thu hẹp. Mặc dù công tác trồng, bảo vệ rừng những năm qua được thực hiện khá tốt, theo kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008- 2020 (Quyết định 450/QĐ-UBND ngày 19/02/2008) [24] thì diện tích hiện trạng đất lâm nghiệp Thành phố Đà Lạt là 26.182ha (trong đó: đất rừng phòng hộ 20.914ha, đất rừng sản xuất 5.268ha). Tuy nhiên, theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 do ngành tài nguyên môi trường thực hiện [23], diện tích rừng ở Đà Lạt hiện chỉ còn 24.276ha (trong đó: đất rừng phòng hộ 19.601ha, đất rừng sản xuất 4.676ha), chiếm 61,5% diện tích tự nhiên tương đương với độ che phủ rừng bình quân toàn tỉnh. Đến năm 2011, diện tích rừng chỉ còn khoảng 23.000ha chiếm khoảng 56,816%. (hình 3.2)

Mặt khác, nạn đốt rừng và tình trạng các hồ nước bị nhiễm bẩn và bồi lắng,

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 72)