Các chỉ tiêu phân vùng tự nhiên thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 60)

Để phân chia các tiểu vùng tự nhiên, yếu tố khí hậu là quan trọng nhưng do sự thay đổi về khí hậu trong phạm vi nghiên cứu là không lớn nên học viên đã sử dụng các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên khác như: địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật... để tiến hành phân vùng địa lý tự nhiên thành phố Đà Lạt.

 Chỉ tiêu 1: Chỉ tiêu kết hợp của địa chất, địa hình

Chỉ tiêu về địa chất, địa hình là chỉ tiêu chủ đạo trong phân vùng đia lý tự nhiên. Trong các công trình phân vùng địa lý tự nhiên trước đây của Trần Quang Ngãi (1972) [13] đã phân chia các miền Đông Bắc, miền Tây Bắc, miền Trường Sơn Bắc... chủ yếu là theo cấu trúc địa chất.

Địa chất, địa hình là nhân tố có ảnh hưởng và chi phối chủ yếu tới các yếu tố khí hậu, thổ nhưỡng và sự phát triển của lớp phủ thực vật trong khu vực nghiên cứu. Vì vậy trong quá trình phân vùng địa lý tự nhiên thành phố Đà Lạt, học viên đã sử dụng chỉ tiêu địa chất, địa hình là tiêu chí chủ đạo để phân vùng. Dựa vào các yêu tố địa chất ta có thể hiểu được quá trình hình thành và phát triển lãnh thổ từ đó có cái nhìn khái quát về lịch sử và định hướng được sự phát triển khu vực trên nền địa chất. Địa hình thể hiện được mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên. Sự kết hợp của địa chất, địa hình sẽ là cơ sở để học viên tìm ra được những sự phân hóa tự nhiên khác nhau trong tổng thể tự nhiên khu vực nghiên cứu và tiến hành phân vùng một cách hiệu quả nhất trong định hướng sử dụng các loại tài nguyên, giảm thiểu các vấn đề về xói mòn, rửa trôi.

55

Chỉ tiêu về lớp phủ thổ nhưỡng được sử dụng trong quá trình phân vùng chủ yếu là về sự phân bố các loại đất chính và tầng dày phân bố trong khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc đánh giá chất lượng đất: cấu trúc đất, thành phần cơ giới của đất, hàm lượng dinh dưỡng, độ phì... cũng được quan tâm khi đánh giá lớp thổ nhưỡng.

Kết hợp đặc điểm thổ nhưỡng và quy hoạch sử dụng đất trong quá trình phân vùng giúp học viên có thể định hướng phát triển cho từng vùng một cách chính xác và hiệu quả hơn.

 Chỉ tiêu 3: Đặc điểm thủy văn

Các yêu tố thủy văn cũng có vai trò không nhỏ trong quá trình phân vùng. Thủy văn có ảnh hưởng lớn tới lớp phủ thổ nhưỡng và sự hình thành thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu. Mạng lưới sông suối cũng là một yếu tố cố định giúp học viên xác định được gianh giới phân chia giữa các tiểu vùng.

 Chỉ tiêu 4: Đặc điểm lớp phủ thực vật

Lớp phủ thực vật trên bề mặt một vùng phản ánh hiện trạng về tài nguyên sinh vật vì vậy đặc điểm tự nhiên của một vùng có thể được thể hiện qua các lớp thảm thực vật. Dựa vào lớp phủ thực vật có thể nắm được các thông tin về khí hậu: độ ẩm, lượng mưa...và các thông tin về thổ nhưỡng trong vùng.

Sự kết hợp của 5 chỉ tiêu trên và một số chỉ tiêu khác như các yếu tố sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch môi trường... giúp học viên có cái nhìn khái quát về thành phố Đà Lạt và sự phân vùng mang tính ứng dụng cao hơn.

2.3.2 Kết quả phân vùng địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu

Dựa trên các tiêu chí về điều kiện tự nhiên, học viên đã phân chia khu vực nghiên cứu thành 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên (hình 2.18).

a) Tiểu vùng sơn nguyên trung tâm thành phố Đà Lạt

- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Tiểu vùng trung tâm Đà Lạt có diện tích khoảng 119,8km2, địa hình bề mặt san bằng tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp, độ cao trung bình 1.500m. Tiểu vùng có xu hướng cao dần về phía Bắc với sự xuất hiện của các đỉnh cao từ 1.600m - 1.700m. Phần trung tâm Đà Lạt nằm

56

trên hệ tầng Xuân Lộc với thành phần chủ yếu là bazan, bazan olivin, bazan bọt, tuf núi lửa và hệ tầng Trà Mỹ với thành phần vật chất là bột kết, sét bột kết phân lớp dày dạng khối. Đất trong tiểu vùng chủ yếu là đất feralit đỏ vàng và đất feralit nâu đỏ trên đá bazan cùng với hệ thống suối dày đặc tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp trồng rau và hoa.

Bên cạnh đó, tiểu vùng trung tâm thành phố Đà Lạt được tự nhiên ưu ái với vô vàn những thắng cảnh đẹp như: hồ Xuân Hương, đồi Cù, những cánh rừng thông bát ngát... góp phần làm cảnh quan môi trường phong phú, thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển. Ngoài ra, tiểu vùng này cũng là nơi tập trung nhiều khoáng sản nhất trong khu vực với những mỏ đá xây dựng, cát xây dựng, vàng, thiếc...

- Đặc điểm kinh tế xã hội: đây là vùng trung tâm phát triển đô thị với quá

trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân cư tập trung đông đúc, ngành du lịch - dịch vụ phát triển mạnh. Các điểm du lịch sinh thái: hồ Xuân Hương, công viên hoa Đà Lạt, thung lũng tình yêu, đồi mộng mơ... và các trung tâm du lịch, hệ thống nhà nghỉ, cơ sở phục vụ du lịch trong vùng đã và đang có sự phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước ngày càng được nâng cấp hoàn chỉnh. Ngoài ra, nổi bật trong vùng là các công trình kiến xây dựng đặc sắc mang đặc trưng của kiến trúc kiểu Pháp. Tuy nhiên, sau nhiều thập niên phát triển thiếu quy hoạch và buông lỏng quản lý, kiến trúc đặc sắc của Đà Lạt đã chịu nhiều biến dạng. Không ít công trình kiến trúc giá trị không được bảo tồn tốt phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian.

Bên cạnh việc phát triển du lịch, tiểu vùng có rất nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp. Mô hình phát triển nông nghiệp đô thị sẽ là mục tiêu và định hướng phát triển lâu dài cho sự phát triển nông nghiệp tại tiểu vùng.

- Các vấn đề môi trường: Áp lực dân số cũng như các hoạt động du lịch diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự suy giảm chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt. Hệ thống sông, hồ trong vùng đang có nguy cơ bị ô nhiễm bởi nguồn rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp. Chất lượng đất có chiều hướng suy giảm do các hoạt động cạnh tác và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật tràn lan. Việc lấn đất, mở rộng không gian đô thị khiến diện tích rừng bị suy giảm.

57

b) Tiểu vùng núi và sơn nguyên phía Tây Nam thành phố Đà Lạt

- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Tiểu vùng núi và sơn nguyên phía Tây Nam thành phố Đà Lạt có diện tích khoảng 125km2, địa hình núi và sơn nguyên phân cắt mạnh bởi các con suối nhỏ và dốc. Tiểu vùng nằm trên các phức hệ Đèo Cả, phức hệ Định Quán, phức hệ Ankroet và một phần nhỏ phía thung lũng suối Cam Ly nằm trên hệ tầng Xuân Lộc. Tiểu vùng có vận động tân kiến tạo yếu, quá trình phong hóa feralit, mương xói và xói mòn bề mặt phổ biến. Vật liệu đất, đá, cát, cuội, sỏi khá phong phú.

Diện tích đất chủ yếu trong tiểu vùng là đất feralit đỏ vàng và đất mùn vàng đỏ trên đá granit được bao phủ bởi những cánh rừng phòng hộ xanh ngắt một màu. Một phần diện tích đất nâu đỏ và đất nâu vàng trên đá bazan tại khu vực suối Cam Ly thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Khoáng sản vật liệu xây dựng có nhiều tiềm năng với trữ lượng lớn.

- Đặc điểm kinh tế xã hội: Dân cư thưa thớt, tập trung chủ yếu tại trung tâm xã Tà Nung. Hoạt động kinh tế nông - lâm nghiệp là chính. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại tiểu vùng là rất lớn. Phong cảnh trong vùng Thung lũng Tà Nung hết sức hữu tình với thiên nhiên một màu xanh ngút ngàn của thông, cà phê và cây ăn trái, bên dưới là mặt nước êm đềm, ngoài ra đây còn là một trong những địa điểm cư trú của nhiều loài chim nổi tiếng tại Đà Lạt. Hồ Tuyền Lâm, thác Datanla, thác Prenn, thiền viện trúc lâm... hiện là những địa điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng có nhiều tiềm năng nhất của tiểu vùng cũng như của toàn thành phố.

- Các vấn đề môi trường: Ô nhiễm môi trường nước mặt suối Cam Ly, hồ

Tuyền Lâm; Biến động bề mặt địa hình do mương xói, xói lở đất; Diện tích rừng phòng hộ ngày càng giảm mạnh về số lượng.

c) Vùng núi và sơn nguyên phía Đông Nam thành phố Đà Lạt

- Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: diện tích khoảng 151km2 với địa hình đồi núi thấp, sườn thoải, độ dốc nhỏ ở phía Tây Nam và có xu hướng cao dần tại phía Đông với những đỉnh núi cao 1.500 - 1.700m. Toàn bộ tiểu vùng phát

58

triển trên hệ tầng Đơn Dương với thành phần vật chất là dacit, ryodacit, ryolit, tuf của chúng ít trầm tích nguồn gốc núi lửa. Khu vực phía Tây xã Xuân Trường, Xuân Thọ và khu vực xã Trạm Hành là vùng xâm thực bào mòn núi thấp xen đồi, cấu trúc địa chất có sự tham gia của đá biến chất Proterozoi, đá xâm nhập Paleozoi, Mezozoi, các thành tạo lục nguyên phun trào Paleozoi, Mezozoi, trầm tích lục nguyên Mezozoi muộn và một ít phun trào Kainozoi. Núi thường có độ cao 1.200 - 1.300m, phân cắt ngang trung bình 0,5 - 0,7km/km2, sườn thoải, mương xói phát triển nhiều nơi.

Đất chủ yếu là đất mùn đỏ vàng trên đá granit phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm và rừng. Một phần diện tích đất nâu đỏ trên đá bazan tại khu vực trung tâm xã Tà Nung, Xuân Trường phát triển nông nghiệp trồng rau và hoa màu.

- Đặc điểm kinh tế xã hội: Dân cư tập trung tương đối đông đúc dọc đường quốc lộ và các sườn đồi thoải và thưa dần ra các khu vực xung quanh. Ngành nông nghiệp trồng chè, các cây hoa màu và lâm nghiệp phát triển mạnh.

- Các vấn đề môi trường: Diện tích đất canh tác có nguy cơ bị thoái hóa. Ô nhiễm môi trường do sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và các chất thải nông nghiệp khác. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp tiềm ẩn các tai biến thiên nhiên: xói lở, trượt lở đất.

60

2.4 Phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Lạt

2.4.1 Đặc điểm dân cư

a) Dân cư

Theo niên giám thống kê năm 2011 dân số trung bình toàn thành phố Đà Lạt khoảng 211.696 người chiếm 17,37 % dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình khoảng 536 người/km2. Đến năm 2013 [5], dân số đã là 217 095 người, tăng gần 6000 người so với năm trước. Dân cư của Đà Lạt có nguồn gốc phong phú với nhiều thành phần dân tộc khác nhau trong đó có trên 95% là người Kinh, 1,68% người K’Ho chiếm 1,68%, 0,81% người Hoa và nhiều các dân tộc khác như Mường, Tày, Nùng Thái….điều đó làm nên bản sắc đa dạng trong văn hóa và tập tục sản xuất của người dân.

Mật độ dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị (12 phường) khoảng 933 người/km2. Khu vực nông thôn (4 xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung) mật độ dân cư thấp hơn rất nhiều (khoảng 103 người/km2). Khu vực đô thị bao gồm 12 phường, với diện tích là 19.584 ha, dân số khoảng 187,65 ngàn người chiếm 90% dân số toàn Thành phố. Khu vực nông thôn bao gồm 4 xã (Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung) với diện tích 19.855ha, dân số 20,8 ngàn người chiếm 10,0% dân số toàn Thành phố. Xu hướng tập trung dân cư tại khu vực trung tâm sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế -xã hội như: vấn đề môi trường, kiến trúc nhà ở, xây dựng hạ tầng kỹ thuật…

61

Hình 2.19. Biểu đồ cơ cấu dân số TP Đà Lạt theo giới tính năm 2009

Tỷ lệ nam - nữ của thành phố Đà Lạt có sự chênh lệch khá lớn. Số bé trai sinh ra nhiều hơn bé gái đã xảy ra cao nhất ở 4 địa bàn: Phường 10 có đến 211 nam/100 nữ tỷ lệ 67,84% - 32,16% , phường 7 có 174 nam/100 nữ tỷ lệ 63,50% - 36,50% , xã Trạm Hành: 165 nam/100 nữ tỷ lệ 62,26% - 37,74%, xã Tà Nung có 145 nam/100 nữ tỷ lệ 59,18% - 40,82%. Ngành kinh tế trong khu vực chủ yếu là dịch vụ và nông nghiệp vì vậy tỷ lệ dân số nam cao hơn nữ không tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trong vùng. Điều này là thách thức không hề nhỏ đối với các giai đoạn phát triển tiếp theo của thành phố Đà Lạt.

b) Các khu dân cư

Phần lớn, dân cư thành phố Đà Lạt hiện nay sống tập trung tại các khu vực trung tâm thành phố và phụ cận, trung tâm các xã và dọc các tuyến đường chính (QL 20, TL 725...). Khu vực trung tâm thành phố là khu vực có mật độ dân số rất cao (gấp 16,6 lần trung bình toàn Thành phố), là trung tâm hành chính, chính trị, dịch vụ của tỉnh Lâm Đồng, các khu bảo tồn kiến trúc, di tích danh thắng, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh nhưng một số khu dân cư đã có biểu hiện quá tải so với quy chuẩn phát triển của Thành phố.

Khu vực phụ cận có diện tích gấp 9,3 lần vùng trung tâm, dân cư tập trung khá đông ở khu vực phía Tây Nam và thưa ở khu vực phía Bắc. Hiện có các trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, hành chính, các thắng cảnh (hồ, thác, rừng, vườn hoa), các khu bảo tồn…Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư hoàn chỉnh, mật độ dân cư còn thấp, đây là khu vực phát triển mở rộng của thành phố trong giai đoạn tới.

62

Khu vực nông thôn bao gồm 4 xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung với diện tích 19.855ha, dân số 20,8 ngàn người, chiếm 50,3% diện tích và 10,0% dân số toàn Thành phố. Dân cư chủ yếu sống bằng nông nghiệp cơ sở hạ tầng trong các khu dân cư còn thiếu và yếu.

2.4.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Hiện trạng phát triển ngành du lịch và dịch vụ

Ngành du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế chủ lực của Thành phố chiếm đến 73,3% trong cơ cấu GDP Đà Lạt. Năm 2013 ước giá trị tăng thêm ngành dich vụ đạt 2.262 tỷ đồng (GCĐ), tương đương 7.012 tỷ đồng (GHH), tăng trưởng ngành dịch vụ là 16,40% [5].

 Về phát triển thương mại - dịch vụ

Cơ sở vật chất phục vụ thương mại tiếp tục phát triển. Công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu được chú trọng. Năm 2013, ước tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội 8.024,67 tỷ đồng tăng 20,29% so với năm 2012. Giao thông vận tải phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng, mở thêm các tuyến xe liên tỉnh, xe buýt, xe taxi. Doanh thu vận tải đạt 513,02 tỷ đồng tăng 3% so với năm 2012. Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển mạnh; dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tư vấn không ngừng mở rộng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội.

Xuất khẩu phát triển khá, nhiều đơn vị đã mở rộng thị trường, bước đầu thâm nhập vào thị trường một số nước trong khu vực và thị trường có tiềm năng khác. Năm 2013, xuất khẩu ước đạt 38,3 triệu USD trong đó khu vực kinh tế tư nhân 8,63 triệu USD; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 29,61 triệu USD; kinh tế Nhà nước 68 ngàn USD chiếm 0,17%. Hàng xuất khẩu chủ yếu gồm rau quả 4,87 triệu USD; hoa các loại 64,44 triệu cành; trà đạt 716 ngàn USD; hàng dệt may 3,97 triệu

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)