Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 83)

a) Hiện trạng các yếu tố môi trường

 Môi trường đất

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất bao gồm các tác nhân hóa học: phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (ĐT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ...), chất thải công nghiệp, hoạt động khai thác khoáng sản, sinh hoạt... và các tác nhân vật lý: nhiệt độ, lượng mưa, độ dốc...

Theo số liệu điều tra, hiện nay vấn đề ONMT đất tại Đà Lạt chủ yếu do tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp một cách tràn lan, không có sự kiểm soát. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây ra những tác động bất lợi đến môi trường đất. Các loại chất thải hiện nay trong khu vực được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn cất, khi các chất thải này được thải vào môi trường đất sẽ làm phá hủy cấu trúc hệ keo của đất dẫn đến việc giữ nước, giữ chất dinh dưỡng trong đất giảm. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất nữa là nước rỉ rác. Với một lượng chất thải rắn và nước rò rỉ vừa phải thì môi trường đất có khả năng tự làm sạch, nhưng với lượng rác thải và nước rò rỉ quá lớn thì, khi đó môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm.

 Môi trường nước - Nguồn thải

Môi trường nước thành phố Đà Lạt hiện đang phải chịu nhiều áp lực từ các hoạt động nhân sinh, các hoạt động du lịch và hoạt động nông nghiệp.

78

+ Nguồn nước thải sinh hoạt: là một trong những nguồn quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước vùng nghiên cứu. Nước thải sinh hoạt ở đây chủ yếu là các loại nước tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh của khoảng hơn 7.400 căn hộ trong trung tâm thành phố. Nước thải sinh hoạt này chủ yếu chứa chất hữu cơ hòa tan (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (N, P), các cặn lơ lửng (SS) và các vi trung gây bệnh khác.

+ Nguồn thải do hoạt động nông nghiệp: Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc thù tại thành phố Đà Lạt. Các hộ gia đình trồng rau, hoa màu đều tập trung ở hai bên bờ suối để tiện lợi cho việc tưới tiêu. Và những bờ suối này cũng là nơi xuất hiện lên những bãi rác tự phát bao gồm các vật liệu sản xuất, vỏ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hoa quả hỏng sau mỗi lần thu hoạch cũng được đổ dồn xuống nguồn nước. Với hàng trăm nhà kính mọc quanh các bờ sông, lượng rác thải nhiều đến quá tải gây ô nhiễm trầm trọng các dòng sông suối nơi đây.

+ Nguồn nước rỉ rác từ các bãi rác: Nước tạo rỉ ra từ bãi chôn lấp kết hợp với nước mưa chảy tràn, nước ngầm… kéo theo các chất ô nhiễm xâm nhập vào các tầng nước ngầm, nước mặt gây ô nhiễm các nguồn nước này. Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải có chứa chất hữu cơ và vô cơ (đặc biệt là các ion kim loại nặng), trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học… hình thành các chất có khả năng gây ô nhiễm. Lượng nước rỉ rác ở bãi rác thành phố Đà Lạt thải vào môi trường khoảng 40 - 120 m3/ngày, có chứa nồng độ các chất ô nhiễm khá cao.

- Hiện trạng và diễn biến môi trường nước mặt

Hiện nay chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Đà Lạt đang có dấu hiệu suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng như tình trạng tảo lam ở hồ Xuân Hương, rác thải nông nghiệp ở hồ Than Thở hay dòng nước đen ở thác Cam Ly...

79

Hình 3.4. Rác thải chặn đứng nguồn nước vào hồ Xuân Hương (Ảnh: Phương Nga)

Bảng 3.4: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường một số hồ đầu năm 2011

Thông số TSS N-NH4+ P-PO43+ NOD5 Coliform

Đơn vị Mg/L MPN/100mL Hồ Than Thở 10 0,12 0,03 - - Hồ Xuân Hương 25 1,45 0,30 34 >1100 Hồ Suối Vàng 12 0,08 0,23 27 1100 Hồ Đa Thiện 12 0,07 0,37 9 4600 QCVN 08(B1) 50 0,50 0,30 15 7500 Hồ Tuyền Lâm 5 0,06 0,16 25 >11000 Hồ Chiến Thắng 15 0,08 0,18 3 4600 QCVN 08 (A2) 30 0,20 0,20 6 5000

80

Bảng 3.5. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại một số hồ tại thành phố vào thời điểm từ 1/2/2013 -10/4/2013

Thông số Đơn vị Hồ Xuân Hương Hồ Tuyền Lâm Suối Cam Ly Hồ Chiến Thắng Hồ Đa Thiện QCVN 08: 2008/BTNMT A1 A2 A3 A4 BOD (mg/l) 17,6 7,35 7,8 5,02 6,6 4 6 15 25 COD (mg/l) 25,15 18,62 13,12 9,6 11,1 10 15 30 50 N-NH4+ (mg/l) 1,42 1,5 5,45 0,26 0,35 0,1 0,2 0,5 1 P-PO43+ (mg/l) 0,34 0,56 0,54 0,13 0,59 0,1 0,2 0,3 0,5 TSS (mg/l) 36,3 167 48,6 43,5 99 20 30 50 100 DO (mg/l) 8,2 8,1 6,8 7,1 8 ≥6 ≥5 ≥4 ≥2 Ph - 6,67 6,73 7,5 6,65 6,7 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 T 0C 23,5 22 23 22,3 22 - - - - coliform MNP/1 00ml 24.000 11.000 1.100.0 0 240.00 0 930 2.500 5.000 7.500 10.000 Độ đục NTU 12 3,5 18 8 5 - - - -

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng [22]

Qua 2 bảng số liệu ta có thể thấy rằng hiện nay các hồ đang bị ô nhiễm bởi các thông số nitơ, phốt pho, hữu cơ và vi sinh, nguồn nước đầu vào cấp cho sinh hoạt ở thành phố Đà Lạt có dấu hiệu ngày càng suy giảm cả về lượng lẫn chất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm chính là việc do quản lý hành lang nguồn nước chưa được chặt chẽ, tình trạng xả nước thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và kể cả nước thải từ hoạt động du lịch ra môi trường không được xử lý đạt quy chuẩn trước khi chảy vào các kênh mương, sông suối và hồ tạo điều kiện cho tảo lam xuất hiện gây thiếu hụt ô xy làm cho nhiều loại thủy sinh không thể tồn tại.

Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của biến đổi của khí hậu cùng là một nguyên nhân góp phần vào việc gây ô nhiễm nguồn nước. Mùa nắng có xu hướng kéo dài, mùa mưa ngắn lại, lượng mưa vào mùa khô giảm, tăng dần vào mùa mưa. Trước đây lượng mưa vào mùa khô chiếm khoảng 15-20%/năm, nay chỉ còn khảng 5-10%/năm, cường độ mưa có khuynh hướng tăng lên.

Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khi mà lượng chất thải rắn không ngừng tăng lên, tỷ lệ thu gom trung bình

81

không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, cảnh quan đô thị và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng.

 Môi trường không khí

Bầu khí quyển tại Đà Lạt có ưu thế khi vẫn giữa được bền vững vì không bị ô nhiễm không khí do rác thải công nghiệp (khói, bụi từ các nhà máy). Vấn đề rác thải cũng như nước thải ở đây mặc dù không gây ảnh hưởng lớn đến tầng khí quyển, tuy nhiên ở một số điểm xả rác và những con suối bị ô nhiễm, hiện tượng không khí bị nhiễm mùi hôi thối đã bắt đầu xuất hiện.

Điều đang quan tâm đối với môi trường không khí tại Đà Lạt là cần phải chú ý đến những lượng thuốc trừ sâu ở các khu vực trồng rau, cây ăn quả và các khu vực thí nghiệm. Nếu nồng độ thuốc trừ sâu ngày càng tăng cao sẽ làm ảnh hưởng đến không khí và tất nhiên sẽ làm cho không khí bị ô nhiễm.

b) Một số vấn đề môi trường nội cộm

 Hiện trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn - Nguồn chất thải rắn

Chất thải rắn ở thành phố Đà Lạt chủ yếu được tạo ra bởi hai nguồn chính là rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp với thành phần hữu cơ là chủ yếu. Thành phần hữu cơ trong chất thải rắn của thành phố Đà Lạt trung bình khoảng 80%, tỷ trọng cao khoảng 400 - 450 kg/m3

Theo số liệu từ công ty vệ sinh Đà Lạt, lượng rác thải ra trên thành phố trung bình mỗi ngày khoảng 120m3. Mùa du lịch lượng rác thải lên tới 200m3/ngày, tăng gần gấp đôi so với ngày thường. Đặc biệt là vào dịp tết Nguyên Đán có thể lên đến 300m3/ngày.

+ Nguồn rác thải sinh hoạt

Nguồn rác thải sinh hoạt bao gồm nguồn thải từ các hộ gia đình, các khu thương mại, cơ quan, trường học... Ngoài ra, với lợi thế về khí hậu, địa hình, cảnh quan thiên nhiên cùng nền văn hóa phong phú, lâu đời về bản sắc dân tộc của Tây Nguyên tạo nên ưu thế phát triển du lịch hơn so với các tỉnh ở miền Nam. Và đây cũng là một nguồn phát sinh rác thải rất lớn cho thành phố.

82

Hiện nay, dựa trên thông tin của thành phố, ước tình khối lượng rác thải phát sinh từ các nguồn thải sinh hoạt bình quân hàng ngày là 500m3 tương đương 250 tấn/ngày. Thành phần của chất thải rắn thay đổi theo mức sống, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào các mùa trong năm. Các chất thải rắn như thực phẩm, thức ăn thừa, rau củ quả, lá cây,….là chất thải dễ phân hủy. Một số chất thải rắn khó phân hủy như giấy các loại, nilon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng,….

+ Nguồn rác thải nông nghiệp

Đà Lạt là vùng chuyên canh rau thương phẩm chiếm một diện tích lớn so với toàn tỉnh (với 2000ha đất), hàng năm sản xuất 50 - 60 ngàn tấn rau các loại. Tuy nhiên do tập quán canh tác lạc hậu, và ý thức bảo vệ môi trường của người dân không tốt nên nông nghiệp cũng đang là một mối lo ngại lớn cho công ty môi trường. Thành phần rác thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm: rau hỏng, trái cây hỏng, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, những phế thải từ các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu từ công ty môi trường Đà Lạt thì mỗi ngày có khoảng 80m3 rác thải nông nghiệp, tương đương 36 tấn/ ngày.

+ Nguồn rác thải khác

Các nguồn chất thải khác như: chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và đặc biệt đáng quan tâm hiện nay trong thành phố là rác thải y tế. Ngày 21/03/2007, công ty quản lý công trình đô thị Đà Lạt đã kiểm tra và xác định có rác thải y tế chưa được xử lý ở bãi rác thành phố. Lượng rác thải y tế bị vận chuyển trái phép tại đây lên tới 10 ngàn m3, trong đó có một số lượng đáng kể rác thải rắn thuộc loại nguy hại, có nguồn lây nhiễm cao.

Bảng 3.6. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh

Nguồn phát sinh Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ (%)

Sinh hoạt 250 87,334

Nông nghiệp 36 12,576

Y tế 0,258 0,09

83 - Công tác thu gom rác thải rắn

Mặc dù công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn ngày càng được các chính quyền địa phương quan tâm nhưng vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Năng lực thu gom và vận chuyển chất thải rắn cả về nhân lực và vật lực đều chưa đáp ứng được nhu cầu, mạng lưới thu gom còn yếu và thiếu. Bên cạnh đó do nhận thức chưa cao của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường nên hiện tượng đổ rác bừa bãi vẫn còn diễn ra phổ biến không chỉ ở nông thôn mà con ở các khu vực nội thị. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và chuyển đến bãi chôn lấp. Công việc thu nhặt và phân loại phế thải có khả năng tái chế hoàn toàn được những người nghèo sinh sống bằng nghề bới rác thực hiện. Vấn đề này đang gây lãng phí nguồn tài nguyên, làm tăng lượng rác thải và nếu không được thu gom, xử lý sẽ ảnh hưởng lớn đếm môi trường sống như ô nhiễm nguồn nước, không khí và cảnh quan môi trường xung quanh.

Hình 3.5. Bãi rác Đà Lạt (Ảnh: Internet)

 Ô nhiễm môi trường du lịch

Du lịch Đà Lạt hiện nay đang có những bước tiến mới, tính cạnh tranh của môi trường du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái ngày càng cao. Những khu du lịch mới, danh lam thắng cảnh mới như thác Prenn, Datanla, núi Lang biang.. đã thu hút được lượng khách du lịch lớn. Nhiều công viên, công trình phục vụ khách tham quan được mọc lên.

84

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Đà Lạt cũng đang gặp không ít những khó khăn về vấn đề ô nhiễm môi trường du lịch khi các địa điểm du lịch nổi tiếng đang dần bị mất đi vẻ đẹp vốn có của nó.

- Thác Cam Ly một địa chỉ du lịch nổi tiếng của “thành phố sương mù” (cách thành phố Đà Lạt khoảng 7km) đang từng ngày “chết dần” bởi hàng đống rác thải đổ xuống mỗi ngày. Nguồn nước của thác khi chạy qua thành phố đã bị hàng trăm ống nước thải sinh hoạt của các nhà dân sống hai bên suối Cam Ly xả theo. Giờ đây thác đã quá ô nhiễm, dòng nước đổi màu và bốc mùi nặng. Lượng lượng khách đổ về tham quan thác Cam Ly ngày một ít hơn, khung cảnh thác Cam Ly trở nên ảm đạm, vắng vẻ hơn rất nhiều.

- Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, chứa khoảng 800.000m3 nước, nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt là điểm du lịch đã được công nhận là di tích lịch sử - danh thắng cấp quốc gia. Nhưng từ giữa năm 2003, hồ Xuân Hương đã bắt đầu bị tảo lam “giết hại”, rác thải nổi lềnh bềnh trên mặt hồ khiến người dân mỗi lần đi qua khu vực này đều phải bịt mũi vì mùi hôi tanh. Hiện nay, tuy đã có nhiều dự án cải thiện chất lượng nước hồ Xuân Hương nhưng chưa đạt kết quả.

Hình 3.6. Rác thải tại Hồ Xuân Hương và rác tại nguồn nước dẫn vào hồ (Ảnh: Phương Nga)

- Thung lũng Vàng là một khu quy hoạch du lịch rộng hàng nghìn ha được Lâm Đồng kỳ vọng kêu gọi đầu tư để xây dựng thành một “Đà Lạt 2” đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm bởi khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng. Lòng suối tại

85

đây bị nắn dòng, đào nham nhở, lấn sâu vào bờ hàng chục mét khiến hồ Đan Kia - Suối Vàng đục ngầu bùn đất. Tình hình khai thác cát, đá gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch toàn khu vực.

 Môi trường nông nghiệp

Thành phố Đà Lạt là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, trong đó chủ lực là sản xuất các loại rau hoa đặc trưng như Atisô, dâu tây, xà lách các loại, chè, cà phê, hoa…. Tuy nhiên việc canh tác lâu dài với việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao ở Đà Lạt là những tác nhân có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của thành phố hoa.

Hiện nay ở khu vực nông thôn, môi trường đất chủ yếu bị ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững. Hàng năm ước tính tổng lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác nông nghiệp vào khoảng 2,5 - 3 triệu tấn, trong đó có đến 50 - 70% không được cây trồng sử dụng thải ra môi trường. Bên cạnh đó, đất canh tác nông nghiệp nhiều nơi đang bị suy thoái do sạt lở, rửa trôi, xói mòn, hoang mạc hóa, mặn hóa và phèn hóa.

 Một số vấn đề về thoái hóa đất

Hiện nay đất tại thành phố Đà Lạt đã và đang dần mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu của nó. Nguy cơ thoái hóa đất ngày càng cao do những những tác động của các yếu tố tự nhiên cũng như nhân sinh.

Thành phố Đà Lạt có địa hình dốc, chế độ mưa mùa tập trung với lượng mưa và cường độ mưa lớn dẫn đến quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra nhiều, làm suy giảm độ phì nhiêu của đất. Bên cạnh đó, trước tác động của biến đổi khí hậu khiến lượng mưa và độ ẩm trong không khí bị thay đổi, nhiệt độ tăng cao tác động mạnh đến quá trình feralit, quá trình rửa trôi - tích tụ làm cho đất bị chai cứng, mất chất

Một phần của tài liệu Xác lập cơ sở địa lý cho định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thành phố đà lạt (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)