- Biến đổi về cảm quan của thức ăn ủ
Trong điều kiện yếm khí, quá trình biến đổi thức ăn ủ dưới tác động lên men vi sinh diễn ra theo chiều hướng nào là phụ thuộc vào thành phần khối ủ, vào điều kiện nhiệt độ môi trưởng, vào mức độ yếm khí....
Với thức ăn ủ đảm bảo các điều kiện lên men tối ưu thì vi khuẩn lactic hoạt động mạnh làm cho khối ủ trở nên chua theo thời gian, có mùi thơm tự nhiên, kích thích vị giác. Ngược lại nếu điều kiện lên men không tốt (không đủ độ yếm khí, quá nóng, quá lạnh, không đủ hàm lượng đường tối thiểu) thì vi khuẩn len men
Trong các điều kiện của thí nghiệm trong phòng, kết quả biến đổi cảm quan của thức ăn ủ trong mỗi công thức được trình bày trong bảng 2.7.
Bảng 2.7: Kết quả xác định sự biến đổi các chỉ tiêu cảm quan về mùi, màu sắc, pH của bã dong riềng ở các công thức chế biến theo thời gian
Chỉ tiêu Sau 1 tuần Sau 4 tuần
CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3
Mùi Thơm của sữa
Thơm của sữa
Hơi chua Thơm của sữa Thơm của sữa Chua mặn Màu sắc Vàng chanh Vàng chanh Hơi nâu Vàng chanh Vàng chanh Nâu Tỷ lệ hỏng (%) 0% 0% 0% 0% 0% 0% pH 3,67 3,64 4,1 3,62 3,68 4,02
Qua bảng 2.7 cho chúng ta thấy:
CT1 (bã dong 95% + ngô 4% + men 1%): Sau 1 tuần ủ đến tuần ủ thứ 4 mùi của thức ăn ủ chua không hề thay đổi trong quá trình ủ vì khi bổ xung men là phương thức làm tăng lượng VSV trong quá trình lên men, thêm vào đó có sự bổ sung của ngô là nguồn năng lượng cho VSV hoạt động mạnh hơn giúp quá trình ủ chua đạt hiệu quả tốt nhất. Vì vậy trong một thời gian ngắn pH của thức ăn sẽ giảm nhanh xuống còn 3,67 sau đó giảm nhẹ còn 3,62 sau 3 tuần ủ, phù hợp với sinh lý tiêu hóa của lợn. Chính sự giảm pH này đã khiến các VSV trong thức ăn ủ đều bị ức chế (pH = 3,5-4,5) và khả năng hoạt động của chúng cũng giảm đi, nên tỷ lệ hư hỏng ít hoặc không có.
CT2 (bã dong 95% + ngô 5%): Tương tự như trong CT1 màu sắc và mùi của thức ăn ủ chua cũng không bị thay đổi, vì trong thức ăn ủ chua đã chứa một lượng VSV tự nhiên sẵn có, khi đưa thêm 1 lượng nhỏ ngô (5%) vào thức ăn ủ thì đây sẽ là nguồn cung cấp năng lượng chính cho VSV hoạt động. Vì vậy trong một thời gian ngắn pH của thức ăn đã giảm xuống còn 3,64 và sau đó tăng nhẹ lên 3,68 ở tuần ủ thứ tư. So với CT1 thì pH của CT2 ở sau tuần ủ đầu tiên không có sự khác biệt (3,64<3,67) cũng như sau 4 tuần (3,62<3,68) điều này chứng tỏ là VSV trong CT2 và CT1 VSV hoạt động khá mạnh do được cung cấp thêm tinh bột ngô vào khối ủ, vậy qua đó ta có thể nhận xét là việc bổ sung men Vi sinh bio lactic không có tác dụng nhiều trong việc xử lý ủ chua bã dong và việc bổ sung thêm ngô vào khối ủ đã là yếu tố quan trọng
đẩy nhanh quá trình lên men vi sinh để tạo acid lactic làm cho pH khối ủ nhanh chóng giảm xuống tới mức phù hợp đến thành phần dinh dưỡng trong thức ăn ủ chua.
CT3 (bã dong 98,5% + 1,5% muối): Do bã dong cũng có nguồn tinh bột dồi dào nên hoạt động của các VSV tự nhiên cũng rất mạnh làm cho khối thức ăn ủ nhanh chóng chuyển thành mùi hơi chua, đồng thời pH cũng giảm xuống còn 4,1 ở tuần ủ đầu tiên và duy trì ở mức 4,02 sau 3 tuần tiếp theo. So với 2 công thức ủ trên thì pH của công thức 3 có phần cao hơn, vì có sự bổ sung của muối (tính kiềm). Tuy nhiên, mức pH đạt được ở công thức 3 cũng đã đủ đảm bảo để cho khối ủ có thể giữ được khả năng làm thức ăn cho vật nuôi trong thời gian sau 4 tuần ủ. Kết quả này cũng là phù hợp với một thực tế là khi chúng tôi đưa bã dong tươi vào các túi nilon và buộc kín miệng túi lại thì sau 2 tháng bảo quản, bã dong vẫn giữ được mùi thơm, chua và không biến màu theo hướng bị hư hỏng.
- Biến đổi thành phần hóa học khối ủ theo thời gian
Theo thời gian ủ, hoạt động vi sinh vừa tạo ra các điều kiện bảo quản để lưu giữ thức ăn được lâu nhưng ngược lại, vi sinh cũng làm tổn hao bớt dinh dưỡng trong khối ủ. Đây là hệ quả của hoạt động trao đổi chất của VSV trong khối ủ và việc mấy dinh dưỡng trong trường hợp này là buộc phải chấp nhận như một điều kiện khách quan. Kết quả biến đổi thành phần hóa học khối ủ trình bày ở bảng 2.8
Bảng 2.8. Kết quả phân tích thành phần hóa học của 1 kg hỗn hợp ủ ở các công thức theo thời gian
Chỉ tiêu Sau 1 tuần Sau 4 tuần
CT1 CT2 CT3 CT1 CT2 CT3 VCK 32,56 32,17 29,23 28,15 28,01 26,25 Protein 0,94 0.96 0,56 0,83 0,86 0,54 Tinh bột 15,57 15,48 14,78 14,70 15,26 13,27 Xơ thô 2,86 2,96 2,90 2,00 1,71 2,25 Lipid 0,31 0,23 0,13 0,077 0,013 0,027 DSKĐ 27,38 27,04 23,57 24,12 24,26 21,14 KTS 1,07 0,98 2,07 1,20 1,18 2,32
Kết quả phân tích thành phần hóa học bảng 2.8 cho chúng ta thấy:
*Ở Công thức 1
+ Hàm lượng VCK trung bình là 30,36% trong đó VCK ủ sau 1 tuần có hàm lượnglà 32,56% lớn hơn hàm lượng VCK sau 4 tuần (28,15%), điều này cho thấy lượng VCK trong công thức đã có sự thay đổi và giảm dần theo thời gian.
+ Hàm lượng protein dao động trong khoảng từ 0,83%đến 0,94%
+ Hàm lượng tinh bột có sự thay đổi giảm nhẹ theo thời gian, giảm từ 15,75% xuống còn 14,70%.
+ Hàm lượng xơ cũng giảm theo thời gian, giảm từ 2,86% xuống còn 2,00%.
+ Hàm lượng Lipid có sự chênh lệch khá lớn, ở 1 tuần ủ là 0,31% so với ở 4 tuần ủ là 0,077% giảm hơn 4 lần so với tuần 1.
+ Khoáng tổng số không thay đổi nhiều, theo kết quả phân tích thì hàm lượng khoáng tăng dần theo thơi gian ủ, từ 1,07% đến 1,20%.
+ Dẫn suất không đạm cũng tỷ lệ thuận theo hàm lượng VCK giảm dần theo thời gian ủ.
* Ở Công thức 2:
+ Hàm lượng VCK có sự thay đổi tương tự như trong CT1. Theo kết quả phân tích thì hàm lượng VCK ở 1 tuần ủ là 32,17% so với ở 4 tuần ủ là 28,01% lớn hơn 4,16%.
+ Hàm lượng Protein có sự thay đổi tương đối lớn, ở 1 tuần ủ là 0,96% giảm xuống còn 0,86% ở tuần ủ thứ 4.
+ Hàm lượng tinh bột chỉ giảm nhẹ trong quá trình ủ, từ 15,48% xuống còn 15.26%.
+ Hàm lượng xơ cũng thay đổi rõ rệt theo kết quả phân tích cho thấy ở tuần 1 là 2,96% và ở 4 tuần là 1,71%.
+ Hàm lượng Lipid có sự chệnh lệch khá rõ, theo kết quả phân tích thì ở tuần 1 là 0,23% lớn hơn so với ở 4 tuần ủ(0,013%) là 0,217%.
+ Hàm lượng khoáng tổng số không có sự thay đổi nhiều, ở 1 tuần ủ là 0,98% và ở 4 tuần ủ là 1,18%,không chênh lệch nhau quá lớn.
+ Dẫn suất không đạm có hàm lượng trung bình là 25,65% trong khi đó ở tuần ủ đầu là 27,04% và ở 4 tuần ủ là 24,26%.
* Ở Công thức 3
+ Hàm lượng VCK giống như ở 2 CT trên, ở tuần ủ đầu có hàm lượng VCK là 29.23% và ở 4 tuần ủ là 26,25%.
+ Protein có sự chênh lệch nhau không lớn, theo kết quả phân tích thì ở tuần 1 là 0,56% và ở 4 tuần ủ là 0,54%.
+ Hàm lượng tinh bột chênh lệch nhau không đáng kể và lần lượt ở tuần 1 và tuần 4 là 14,78% và 13,27%, giảm 1,51%.
+ Hàm lượng xơ trung bình là 2,575% trong khi đó theo kết quả phân tích thì tuần đầu là 2,9% và ở 4 tuần là 2,25%.
+ Lipid có sự chênh lệch tương tự như 2 CT trên, ở tuần ủ đầu là 0,13% và ở tuần 4 là 0,027%.
+ Hàm lượng khoáng tổng số thay đổi không đáng kể trong quá trình ủ, ở tuần ủ đầu là 2,07% và ở tuần 4 là 2.32%.
+ Dẫn xuất không đạm cũng giảm so với ban đầu, từ 23,57% xuống còn 21,14%.
- Mức độ thất thoát dinh dưỡng trong thức ăn ủ sau 1 tuần
Trong ủ chua yếm khí thức ăn, sự tổn hao thất thoát dinh dưỡng của thức ăn trong quá trình ủ vừa là hệ quả của lên men vi sinh vừa tạo ra điều kiện cần thiết để kéo dài thời gian bảo quản thức ăn. Sự tổn hao càng nhiều trong thời gian càng ngắn chứng tỏ VSV hoạt động càng mạnh và khối ủ càng được nhanh đạt tới điều kiện bảo quản. Để làm rõ hơn điều này chúng tôi đưa ra sự so sánh thành phần hóa học các công thức ủ trong bảng 2.9.
Bảng 2.9. So sánh thành phần hóa học của các công thức trước và sau ủ 1 tuần
ĐVT: % (ở trạng thái mẫu ban đầu)
CT
Các chỉ tiêu
VCK Pr Xơ Khoáng DSKĐ+ Lipid
T S T S T S T S T S
CT1 35,52 32,56 0,99 0,94 2,96 2,86 0,98 1,07 30,59 27,69 CT2 35,73 32,17 1,00 0,96 2,89 2,96 0,93 0,98 30,91 27,27 CT3 32,56 29,23 0,62 0,56 2,88 2,90 0,92 2,07 28,14 23,70
chua đều giảm theo thời gian, điển hình là hàm lượng VCK của 3 CT lần lượt là 35,52 xuống còn 32,56% ở CT1, từ 35,73 xuống còn 32,17% ở CT2 và từ 32,56 xuống còn 29,23% ở CT3. Riêng chỉ có hàm lượng khoáng là tăng nhẹ với mức không nhiều từ 0,98 lên 1,07(CT1); 0,93 đến 0,98(CT2) và 0,92 đến 2,07(CT3) vì khoáng là vật chất không tiêu hao khi ủ vi sinh thức ăn.
Bảng 2.10: Mức giảm thành phần hóa học của các công thức trước và sau ủ 1 tuần (tính theo VCK)
ĐVT: %
Công thức
Các chỉ tiêu
VCK Pr Xơ Khoáng DSKĐ +EE
T S T S T S T S T S
CT 1 100 100 2,79 2,89 8,33 8,78 2,76 3,27 86,12 85,04
CT 2 100 100 2,80 2,98 8,09 9,21 2,60 3,05 86,50 84,77
CT 3 100 100 1,90 1,92 8,85 9,92 2,83 7,08 86,43 81,08 Qua bảng 2.10 cho ta thấy:
+ Hàm lượng protein trong mẫu đều có xu hướng chiếm tỷ lệ cao dần lên, do quá trình lên men của VSV yếm khí, làm cho số lượng của chúng tăng nhanh dẫn đến sự thay đổi của protein. Sự thay đổi này có chiều hướng tỷ lệ thuận với số lượng của VSV.
+ Hàm lượng xơ có xu hướng tăng lên, cơ bản là thời gian ủ còn ngắn
(1 tuần ủ) chưa đủ thời gian để cho VSV có thể phá hủy các liên kết xenlulose nên khi tính theo hàm lượng VCK (giảm xuống) sẽ có xu hướng tăng lên. Lần lượt ở 3 CT là 8,33% tăng lên 8,78%; 8,09% lên 9,21% và 8,85% lên 9,92%.
+ Hàm lượng khoáng có xu hướng tăng lên nhanh, ở CT1 tăng từ 2,76% lên 3,27%; ở CT 2 tăng từ 2,60% lên 3,05% và ở CT3 là 2,83% lên 7,08%.
+ Hàm lượng DSKĐ có xu hướng giảm khi tính theo hàm lượng VCK. - Mức độ thất thoát dinh dưỡng trong thức ăn ủ sau 4 tuần
Nếu điều kiện của khối ủ yếm khí thức ăn đã đạt tới tối ưu (pH =3,5-4) thì hoạt động vi sinh cơ bản bị ức chế và khối thức ăn ủ chua sẽ rất ít biến đổi pH và sự thất thoát dinh dưỡng cũng rất ít tương ứng với mức giảm hoạt động vi sinh.
thành phần hóa học chúng tôi cũng đưa ra các kết quả tính toán về sự tổn hao dinh dưỡng ở các công thức ủ để làm sáng tỏ bản chất của việc ủ chua bã dong riềng làm thức ăn nuôi lợn địa phương
Bảng 2.11. So sánh thành phần hóa học của các công thức trước và sau ủ 4 tuần
ĐVT: %(ở trạng thái mẫu ban đầu)
CT Các chỉ tiêu VCK Pr Xơ Khoáng DSKĐ+ Lipid T S T S T S T S T S CT1 35,52 28,15 0,99 0,83 2,96 2,00 0,98 1,20 30,59 24,12 CT2 35,73 28,01 1,00 0,89 2,89 1,71 0,93 1,18 30,91 24,23 CT3 32,56 26,25 0,62 0,54 2,88 2,25 0,92 2,32 28,14 21,14
Qua bảng 2.11 cho chúng ta thấy hàm lượng VCK giảm mạnh theo thời gian, do quá trình lên men của VSV làm biến đổi các thành phần trong công thức ủ dẫn đến làm thay đổi hàm lượng VCK. Cụ thể là CT1 giảm từ 35,52% xuống còn 28,15%, CT2 giảm từ 35,73% xuống còn 28,01% và CT 3 giảm từ 32,56 xuống còn 26,25%.
Ngoài hàm lượng VCK giảm còn có hàm lượng Protein cũng giảm theo, nhưng giảm ít so với mẫu ban đầu. Ở CT1 0,99% giảm xuống 0,83%, CT2 1,00 giảm xuống còn 0,89%và CT 3 là 0,62% giảm xuống còn 0,54%.
Hàm lượng xơ giảm nhiều so với mẫu ban đầu, CT1 giảm từ 2,96% xuống còn 2,00% giảm 32,43%, CT2 giảm từ 2,89% xuống còn 1,71% giảm 40,83%, CT 3 giảm từ 2,88% xuống còn 2,25% giảm 21,86% so với mẫu ban đầu.
Trong khi đó hàm lượng khoáng lại cao lên, vì trong quá trình ủ hàm lượng khoáng không thay đổi nhiều nhưng do hàm lượng VCK giảm làm cho tỷ lệ của khoáng tăng lên.
Dẫn suất không đạm + lipid cũng giảm theo thời gian ủ, vì hàm lượng VCK và các thành phần khác(protein, lipid, khoáng, xơ) cùng giảm nên dẫn suất không đạm cũng giảm theo.
Bảng 2.12: Mức giảm thành phần hóa học của các công thức trước và sau khi ủ 4 tuần (tính theoVCK)
ĐVT: %
CT
Các chỉ tiêu
VCK Pr Xơ Khoáng DSKĐ+ Lipid
T S T S T S T S T S
CT1 100 100 2,79 2,95 8,33 7,10 2,76 4,26 86,12 85,68 CT2 100 100 2,80 3,18 8,09 6,10 2,60 4,21 86,51 86,50 CT3 100 100 1,90 2,06 8,85 8,57 2,83 8,84 86,43 80,53
Bảng 2.12. cho thấy:
Hàm lượng protein tăng nhẹ lần lượt của 3CT ủ là: CT1 tăng từ 2,79% lên 2,95%; CT2 tăng từ 2,80% lên 3,18% CT3 là 1,90% lên 2,06%.
Hàm lượng xơ có xu hướng giảm, do hoạt động của VSV mạnh đã bẻ gẫy được các liên kết xenlulose nên làm cho tỷ lệ của xơ tính theo hàm lượng VCK cung giảm theo.
Hàm lượng khoáng thì lại tăng lên, bản chất thì hàm lượng khoáng không đổi theo thời gian nhưng khi tính theo hàm lượng VCK(giảm xuống) làm cho tỷ lệ của khoáng tăng lên. Lần lượt ở các CT ủ là: CT1 tăng từ 2,76% lên 4,26%; CT2 tăng từ 2,60% đến 4,21%; CT3 tăng từ 2,83% đến 8,84%.
Dẫn xuất không đạm + lipid cũng giảm, riêng CT2 có tăng nhẹ
2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị
2.5.1. Kết luận
Qua việc thực hiện đề tài đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn nuôi lợn địa phương, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Đi liền với tăng diện tích và sản lượng dong riềng, tỉnh Bắc Kạn cần có các chính sách kích thích đầu ra để ổn định và bảo vệ nghề trồng và chế biến dong được lâu bền.
- Sản lượng bã dong có tiềm năng làm thức ăn ở Bắc Kạn là rất lớn với khả năng tận dụng 134.933 tấn vật chất khô trong đó có 7.812 tấn tinh bột để phát triển chăn nuôi trong tỉnh, đi liền với nghiên cứu kỹ thuật xử lý và xác định mức sử dụng thích hợp cho vật vật nuôi.
- Bã dong rất dễ ủ chua, tùy điều kiện cụ thể chỉ cần thêm 1,5 % muối ăn hoặc 4-5% ngô bổ sung vào khối ủ là sau 1 tuần thức ăn ủ đã có thể cho sử dụng được và sau một tháng vẫn có pH từ 3,5 -4,0 ở cả 3 công thức ủ.
2.5.2. Tồn tại
- Nghiên cứu xử lý bã dong làm thức ăn chăn nuôi mới chỉ dừng ở thí nghiệm về xác định công thức ủ vi sinh yếm khí bã dong riềng làm thức ăn cho lợn mà chưa có điều kiện thử nghiệm các phương pháp khác. Hơn nữa, mới chỉ tiến hành trong phạm vi phòng thí nghiệm mà chưa có điều kiện triển khai để ủ trên quy mô sản xuất.
- Do không có kinh phí hỗ trợ nên không thể phân tích được nhiều mẫu với nhiều thời điểm khác nhau.
2.5.3. Đề nghị
- Cần tiếp tục thêm dõi thêm thời gian bảo quản thức ăn ủ chua sau khi
đã đạt các điều kiện tối ưu.
- Thử nghiệm thêm các biện pháp xử lý khác để có thể dưa bã dong làm