Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa của lợn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương. (Trang 26)

hưởng đến hiệu quả của quá trình tiêu hóa, trong đó có các yếu tố như thức ăn dinh dưỡng, kỹ thuật chế biến, kỹ thuật cho ăn, yếu tố thời tiết, khí hậu...

- Loại thức ăn

Các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau đến quá trình tiết dịch tiêu hóa. Thức ăn nhiều nước sẽ làm giảm tiết nước bọt và dịch vị. Theo tác giả Trần Cừ, (1975) [ 2] nếu cho lợn ăn 3 loại thức ăn cám gạo, khoai lang củ và rau muống thì cám gạo có tác dụng tăng tiết dịch vị nhiều nhất, còn nếu chúng ta pha thức ăn với nước theo tỷ lệ 1:3 thì nước bọt hầu như không tiết.

- Kỹ thuật chế biến

Kỹ thuật chế biến thức ăn khác nhau (như lên men, ủ chua, rang chín...) thì khả năng tiết dịch tiêu hóa khác nhau. Thức ăn rang chín gây tiết nhiều dịch vị hơn thức ăn không rang chín. Cho lợn ăn thức ăn sống thì dịch vị và dịch ruột cũng như hoạt lực của các men cao hơn thức ăn chín. Khi thêm gia vị vào thức ăn (như muối, mắm tôm...) có ý nghĩa lớn với việc tiêu hóa.

- Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần

Khi khẩu phần thức ăn kém cân bằng sẽ gây ra hoạt động kém căng thẳng của cơ quan tiêu hóa, từ đó dẫn tới đồng hóa thức ăn. Như khẩu phần có lượng protein thấp, lúc đó sẽ làm tăng hoạt động của cơ quan tiêu hóa, làm thải nhiều nitơ theo dịch tiêu hóa để tạo nên nhũ chấp có tỷ lệ thành phần các chất nhất định, dẫn đến làm tăng cao tương đối lượng nước trao đổi theo phân và làm cho lợn bị thiếu protein. Đồng thời khi lượng protein trong khẩu phần thấp sẽ dẫn tới giảm tiết dịch tụy và dịch dạ dày rõ rệt. Theo Epseva thì khi khẩu phần có lượng protein thấp, lượng dịch tụy tiết ra là 3225ml, mức protein trung bình thì lượng dịch tụy tiết ra là 4400ml, nhưng khi mức protein cao, lượng dịch tụy tiết ra càng nhiều để tăng cường tiêu hóa protein. Ngược lại khi khẩu phần có mức protein cao thì lợn không dùng hết, lượng thừa sẽ bị vi khuẩn ruột già phân hủy gây thối làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường mà lại gây lãng phí protein.

Với chất xơ: lợn là loài vật nuôi có khả năng tiêu hóa xơ cao, nhất là các giống lợn nội đã hình thành kiểu trao đổi chất từ nền thức ăn thực vật là chính trong quá trình thích nghi với phương thức chăn nuôi chăn thả tự nhiên, tự tìm

kiếm thức ăn là chính. Xơ trong khẩu phần không chỉ là điều kiện cần để giữ nhu động bình thường của đường tiêu hóa mà còn cần thiết để lợn có cảm giác no sinh lý. Mặt khác xơ cũng là nguồn dinh dưỡng của lợn vì hệ vi sinh vật ruột già có khả năng chuyển hóa xơ thành chất dinh dưỡng cần thiết cho lợn. Mức xơ bình thường trong khẩu phần được xác định cho lợn giống địa phương là 4-6% tùy giai đoạn sinh trưởng. Trong điều kiện chăn thả tự nhiên, lợn có thể ăn mức xơ cao hơn nhiều trong thực tế.

- Phương pháp cho ăn, uống

Cách cho lợn ăn cũng làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thông qua lượng

dịch tiêu hóa tiết ra bị thay đổi.

Nếu cho lợn ăn nhiều bữa và cho ăn thức ăn khô sẽ làm tăng tiết dịch tiêu hóa. Theo A.D.Xinhexecop, lợn được ăn 5 bữa trong 24 giờ lượng dịch vị sẽ tăng được 79,43% và lượng dịch tụy sẽ tăng 35,2% so với lợn chỉ được ăn 3 bữa. Số lượng thức ăn một bữa (đặc biệt là lợn con) cũng có tác dụng làm hưng phấn hoạt động tiêu hóa, làm tăng tiết dịch tiêu hóa và kết quả là làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, nhiệt độ thức ăn và nước uống cho lợn cũng ảnh hưởng tới sự tiết dịch tiêu hóa. Theo E.N.Bakeeva lợn sau khi ăn uống nước có nhiệt độ 5 - 80C thì lượng dịch tiêu hóa tiết ra chỉ bằng 20% so với lợn được uống nước ở nhiệt độ thường 20 - 250

C.

- Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố liên quan đến thức ăn đã trình bày ở trên ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa ở lợn thì các yếu tố về điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến sinh lý tiêu hóa ở lợn. Khi nhiệt độ môi trường cao vào mùa hè, cần chống nóng cho lợn, vì khi nóng hoạt động tiêu hóa bị ức chế, sự tiết dịch tiêu hóa giảm.

Vận động không những làm tăng tính thèm ăn mà còn thúc đẩy sự phát triển của cơ quan vận động, tăng cường hoạt động tuần hoàn máu và trao đổi chất, từ đó làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn.

Vỏ não có tác dụng rất lớn đối với hoạt động tiêu hóa. Cho nên cần thành lập các phản xạ có điều kiện để nâng cao chức năng tiêu hóa như tập cho lợn con ăn đúng giờ giấc, có thể dùng tín hiệu để báo chuẩn bị cho ăn...

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương. (Trang 26)