Đánh giá tình hình sản xuất và chế biến củ dong riềng ở Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương. (Trang 41)

Bã dong riềng là phụ phẩm trong quá trình sản xuất miến dong từ củ

dong riềng. Củ dong là sản phẩm chính của nghề trồng dong riềng, đây là một loại cây lấy củ có giá trị kinh tế cao, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau mà vẫn cho năng suất cao, do đó cây dong riềng được đồng bào nhiều vùng quan tâm phát triển, nhất là ở miền núi và được xem như một loại cây chiến lược cho sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương. Từ củ dong, người ta chế biến thành tinh bột dong dùng để làm miến dong là chủ yếu. Miến dong, là một loại thực phẩm truyền thống được biết tới từ lâu và tiêu thụ rộng rãi trong cả nước, được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng hợp khẩu vị người Việt Nam cho nên miến dong không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn xuất khẩu tới nhiều nước nơi có người Việt Nam sinh sống. Tuy nhiên, bã dong riềng còn thừa sau khi chế biến củ dong chỉ được người dân sử dụng một phần nhỏ để chăn nuôi (lợn, ngan, ngỗng, dê, bò), một số hộ gia đình còn ủ để sử dụng làm phân bón ruộng.

Lượng bã dong riềng không tiêu thụ được và thải ra trong vụ chế biến tinh bột (từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau) là rất lớn là nguồn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở làng nghề. Các địa phương làng nghề đã có nhiều cố gắng khắc phục ô nhiễm môi trường do bã thải gây ra nhưng quan điểm chung là phải có giải pháp tổng hợp để giải quyết vấn đề này. Một trong những giải pháp chủ động và “nhất cử lưỡng tiện” là tìm cách xử lý bã dong làm thức ăn

chăn nuôi trong đó có lợn địa phương. Sự thành công của hướng giải quyết xử lý bã dong riềng làm thức ăn không những góp phần giảm ô nhiễm môi trường mà còn góp phần giảm bớt căng thẳng về nguồn thức ăn chăn nuôi trong vùng làng nghề và giảm giá thành chăn nuôi để nâng cao thu nhập từ chăn nuôi

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)