Năm 2013, diện tích trồng dong riềng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn khoảng 2.899 ha; đạt 138,05% kế hoạch. Trong đó, huyện Nà Rì đạt diện tích lớn nhất là 1113.3 ha, tiếp theo là Ba Bể là 770,06 ha; Bạch Thông là 260 ha; Chợ Mới 76,9 ha; Chợ Đồn 256,9 ha; Na Rì 1.133,3 ha; Ngân Sơn 95 ha (trong đó 14ha được trồng từ năm 2012), Pác Nặm 219,5 ha và thị xã Bắc Kạn là ít nhất, chỉ đạt 97 ha là do diện tích đất nông nghiệp ít.
Bảng 2.2:Sản lượng củ dong riềng chế biến trên địa bàn tỉnh năm 2013 STT Huyện, Thị xã Diện tích (ha) Năng suất (tấn củ/ha) Sản lượng (tấn củ) 1 Ba Bể 770,06 67,81 51.410 2 Na Rì 1.133,3 70 76.000 3 Bạch Thông 260 68 17.000 4 Chợ Đồn 256,9 60 15.414 5 Chợ Mới 76,9 65 4.800 6 Ngân Sơn 95 50 4.600 7 Pắc Nặm 219,5 60 13.170 8 Thị Xã 87 60 5.000 Tổng 2.899 187.394
- Các cơ sở chế biến dong riềng hiện có: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 100 cơ sở hoạt động chế biến dong riềng, trong đó: 23 cơ sở vừa chế biến tinh bột vừa chế biến miến; 11 cơ sở chuyên sản xuất miến; 66 cơ sở chuyên chế biến tinh bột dong để làm miến tại chỗ hoặc bán tinh bột cho nơi khác.
- Hầu hết các cơ sở chế biến dong riềng trên địa bàn tỉnh đều dùng công nghệ thô xơ, đó là dây chuyền tự chế, nghiền củ rồi lọc lấy tinh bột. Nhưng nghiền, lọc không hết nên thất thoát mất khoảng 3% lượng tinh bột qua các khâu của quy trình. Mặt khác, không đủ nguồn lực nên làm các công trình bảo vệ môi trường không đảm bảo, đến các cơ sở chế biến thấy bốc lên mùi thum
thủm rất khó ngửi.
- Phần lớn các cơ sở sản xuất tinh bột đều xả nước thải ra suối, trước đây nước ở những con suối trong nhiều tôm cá, nhưng thời gian qua nhiều cơ sở chế biến dong riềng xả nước bã thải xuống suối, từ xa đã thấy mùi thum thủm, nước nhờn nhợt, cá tôm biến mất.