Thành phần hóa học nguyên liệu trước khi ủ

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương. (Trang 47)

Để có cơ sở khoa học cho sự đánh giá biến đổi của thức ăn trong quá

trình ủ vi sinh yếm khí, việc phân tích thành phần hóa học nguyên liệu ủ và tính toán giá trị dinh dưỡng của thức ăn ủ là cần thiết.

Kết quả phân tích thành phần hóa học các nguyên liệu trước khi ủ được trình bày ở bảng 2.5.

Bảng 2.5: Thành phần hóa học của một số nguyên liệu

ĐVT:% trong mẫu phân tích

STT Tên mẫu

Các chỉ tiêu

VCK Pr Xơ thô khoáng DSKĐ

+Lipid

1 Bã dong riềng 33,05 0,62 2,88 0,92 28,63 2 Cám ngô 86,61 8,24 3,00 1,21 74,16 3 Men vi sinh 65,61 7,59 10,52 5,69 41,81

4 Muối 0,2 0 0 0 0

Trước khi tiến hành thí nghiệm, bã dong riềng được đưa về trạng thái ẩm khoảng 65- 70% bằng cách ép cơ giới để loại bớt nước từ mẫu bã tươi thải ra sau dây chuyền chế biến củ dong. Sau khi phân tích, kết quả hàm lượng vật chất khô là trong mẫu bã dong trước khi ủ là 33,05%. Hàm lượng protein thô là 0,62%; hàm lượng xơ tổng số là 2,88%; hàm lượng khoáng tổng số là 0,92% và hàm lượng dẫn xuất không đạm cùng lipit thô là 28,63%.

Nguyên liệu cám ngô có độ ẩm 13,39%, với độ ẩm này, trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ môi trường, chất lượng của cám được đảm bảo. Hàm lượng protein là 8,24%. Hàm lượng xơ và khoáng lần lượt là 3,00% và 1,21%. Hàm lượng dẫn xuất không đạm và lipit thô là 74,16%.

Men vi sinh có hàm lượng vật chất khô là 65,61%; protein là 7,59%; Xơ là 10,52%; Khoáng tổng số là 5,69%. Hàm lượng dẫn xuất không đạm và lipit thô là 41,81%.

Từ các thành phần hóa học của nguyên liệu phân tích trước khi ủ, chúng tôi tính được thành phần hóa học của mỗi công thức ủ. Đây là căn cứ để đánh giá sự hao hụt dinh dưỡng trong quá trình ủ.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)