Sản lượng bã dong riềng thải và việc sử dụng bã thải ở địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương. (Trang 43)

Để tính toán sản lượng của bã dong riềng thải chúng tôi đã tiến hành một số khảo sát trực tiếp tại cơ sở làng nghề là: (1) khảo sát tỷ lệ bã tươi thải ra/củ tươi đưa vào chế biến; và khảo sát trong phòng thí nghiệm (2) phân tích thành phần hóa học bã dong riềng tươi..

Kết quả thu được từ khảo sát (1) là mỗi tạ (100 kg) củ dong tươi đưa vào chế biến thì thải ra 72 kg bã thải tươi. Ở kết quả khảo sát (2), bã dong tươi chứa 15,75% vật chất khô; 1,33% xơ; 0,3% protein và đặc biệt còn chứa khá nhiều tinh bột (5,79%) do không thể thu hồi hết trong khi chế biến củ.

Từ các kết quả khảo sát trên, chúng tôi tính được tiềm năng thức ăn nếu có được các giải pháp xử lý để đưa bã dong trở thành nguồn thức ăn chăn nuôi.

Kết quả tính toán thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Sản lượng bã dong riềng thải có thể dùng chăn nuôi (tấn)

STT Đơn vị SLCT SLBT SL VCK SLTB 1 Ba Bể 51.410 37.015 5.829 2.143 2 Na Rì 76.000 54.720 8.619 3.168 3 Bạch Thông 17.000 12.240 1.927 788 4 Chợ Đồn 15.414 11.098 1.748 642 5 Chợ Mới 4.800 3.456 544 200 6 Ngân Sơn 4.600 3.312 521 191,7 7 Pắc Nặm 13.170 9.482 1.493 549 8 Thị Xã 5.000 3.600 567 208 Tổng 187.394 134.933 21.261 7.812,7

Các chữ viết tắt: - SLCT: Sản lượng củ tươi- SLBT: Sản lượng bã tươi - SLK: Sản lượng khô - SLTB: Sản lượng tinh bột

Việc tính toán ở bảng 2.3 cho thấy: với sản lượng dong riềng tươi thu được ở 8 đơn vị trồng và chế biến dong cho mức sản lượng củ tươi thu hoạch được là 187.394 tấn. Nếu đưa hết số củ này vào sản xuất bột dong thì lượng

bã tươi thải ra là 134.933 tấn. Đây là một khối lượng khổng lồ, nếu để thối hỏng thì gây những hệ lụy ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng. Đây là vấn đề làm đau đầu các cơ quan quản lý môi trường địa phương trong tỉnh. Nhưng nếu đưa bã dong làm thức ăn thì sản lượng vật chất khô thu được lên tới 21.261 tấn, trong đó lượng tinh bột còn lại trong bã khô có tới 7812,7 tấn. Nếu số bã thải này chỉ cần đưa vào chăn nuôi khoảng 30 -40% thôi thì cũng đã tạo ra sản lượng thịt hơi hàng ngàn tấn cho địa phương. Rõ ràng việc bỏ thối bã dong riềng hiện nay là một sự lãng phí to lớn nguồn thức ăn gia súc có nguồn gốc tự nhiên

- Về thực trạng sử dụng bã thải tươi cho chăn nuôi hiện nay ở địa phương

Qua phân tích hóa học các thành phần trong bã dong tươi ta nhận thấy bã dong còn nhiều giá trị dinh dưỡng mà chưa khai thác hết.Một lượng nhỏ trong số bã đó được các hộ nông dân dùng để chăn nuôi nhưng với một số lượng rất nhỏ chỉ vài chục kg mỗi ngày cho một gia đình, trong khi đó lượng bã thải ra trong ngày lên đến hàng chục tấn bã tùy công suất chế biến ở các cơ sở khác nhau.

Lượng bã người dân sử dụng cho chăn nuôi gia đình hiện tại ở địa phương chủ yếu ở dạng nấu chín để nuôi lợn địa phương, ngan, ngỗng và coi như là nguồn rau xanh. Việc sử dụng bã nuôi lợn,không được bổ sung thêm gì nên người dân cho nhận xét: Lợn nuôi bằng bã dong lông dài và xơ, phân ít mùi hôi, nguyên nhân chính do thiếu đạm. Một số hộ dùng bã tươi cho bò dê ăn bằng cách rắc thêm ít muối để tăng tính ngon miệng.

Việc sử dụng bã chăn nuôi như trên chỉ trong vụ chế biến tinh bột dong, đây là việc làm có tính tận thu, không có căn cứ khoa học và biện pháp sử dụng để thấy rõ hiệu quả. Một lượng khổng lồ bã thải ra được chất đống ngoài vườn để lâu sẽ thối hỏng và đưa ra môi trường các sản phẩm phân hủy bã thải làm môi trường có đặc trưng cơ bản không thể lẫn với làng nghề khác đó là mùi chua thum thủm, còn nước ao hồ sông suối thì đổi màu đen nổi nhiều bọt, cá tôm bỏ đi hết.

Hình 2.1: Bã thải và nước thải của cơ sở chế biến dong riềng làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

2.4.2. Kết quả thí nghiệm xác định công thức ủ VSV thích hợp

Để đánh giá khả năng sử dụng làm thức ăn của bất kỳ loại thức ăn nào nói cung cũng như của bã dong riềng nói riêng, trước hết cần khảo sát thành phần hóa học của chúng. Từ các số liệu phân tích này ta có những căn cứ khoa học để đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng từ loại thức ăn được phân tích, tính toán sản lượng dinh dưỡng của loại thức ăn ấy khi biết được các thông tin liên quan khác như sản lượng tươi, năng suất thu hoạch hoặc công suất dây chuyền chế biến…. Với bã dong riềng, dựa trên kết quả phân tích chúng tôi đã tính được sản lượng dinh dưỡng như trình bày ở bảng 4.2. Tuy nhiên, mục đích chính của đề tài là xác định công thức xử lý ủ vi sinh bã dong riềng làm thức ăn nuôi lợn dịa phương nên dựa trên kết quả phân tích này có thể đưa ra được những nhận định ban đầu về hướng sử dụng bã thải dong riềng cho các đối tượng vật nuôi thích hợp cũng như kỹ thuật xử lý bã thải sao cho có hiệu quả làm thức ăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)