Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương. (Trang 36)

Giá cả của nguồn thức ăn truyền thống cho vật nuôi tăng liên tục trong thời gian qua làm tăng mối quan tâm của các nhà khoa học và các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi vào việc sử dụng hiệu quả nguồn thay thế khác, trong đó có việc sử dụng phụ phẩm bã thải ra của ngành chế biến tinh bột từ các loại củ (sắn, dong riềng...) được coi như nguồn thức ăn năng lượng có triển vọng để bổ sung vào nguồn nguyên liệu thức ăn nói chung.

Bã sắn là phụ phẩm của việc chế biến tinh bột từ củ sắn, đây là cây trồng cung cấp lương thực đứng thứ 3 sau lúa, ngô được khoảng trên 100 quốc gia ở vùng trung Phi, Nam Mỹ và một số nước châu Á như Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc...canh tác trên tổng diện tích khoảng 18,5 triệu ha. Sản lượng sắn của toàn thế giới trong năm 2010 theo báo cáo của FAOSTAT, (2012) là 229,5 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở châu Á, châu Phi.

Ngoài phần sử dụng làm lương thực thì phần lớn củ sắn được sử dụng để sản xuất tinh bột sắn dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, nhiên liệu sinh học etanol... Trong hàng trăm triệu tấn bã sắn thải ra, chỉ một lượng nhỏ được sử dụng để chăn nuôi, một phần được sử dụng vào các mục đích khác, phần lớn bị phân hủy làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu sử dụng bã sắn cho chăn nuôi. Sau đây xin điểm qua các kết quả nghiên cứu bã sắn làm thức ăn cho gia súc với tư cách là nguồn năng lượng có thể tái tạo.

Nghiên cứu của Kanto và cs. (2005) [27] khi sử dụng bã sắn khô cho lợn nái chửa và nuôi con giống Landrace x Yorkshire, kết quả cho thấy có thể sử dụng 30% bã sắn khô trong khẩu phần ăn của lợn nái chửa và nuôi con mà không có sự ảnh hưởng đến năng suất sinh sản.

Theo kết quả nghiên cứu của Abraham và cs. (2006)[24] thì vỗ béo bò bằng khẩu phần có bã sắn khô (phụ phẩm ngành chế biến tinh bột sắn công nghiệp) cho năng suất tương tự như bò vỗ béo bằng khẩu phần ăn truyền thống. Bã sắn khô có thể thay thế tới 32%bột ngô (tính theo VCK) trong khẩu phần mà không ảnh hưởng đến năng suất thịt của bò vỗ béo.

Dias A.M. và cs, (2008)[26] đã nghiên cứu sử dụng bã sắn trong khẩu phần của bò sữa và cho biết: khi thay thế 0, 7, 14, và 21 % bã sắn vào trong

khẩu phần của bò sữa và tác giả đánh giá lượng các chất dinh dưỡng thu nhận, mức tăng khối lượng hằng ngày, hệ số chuyển đổi thức ăn… thì thấy mức bã sắn sử dụng tốt nhất trong khẩu phần là 14%.

Theo Kosugi và cs, (2009)[29] thì tại Thái Lan, bã sắn được sản xuất ra khoảng 340.000 tấn và có xu hướng tăng dần qua các năm. Bã sắn là sản phẩm phụ của ngành chế biến tinh bột, có chứa từ 50 đến 70 % tinh bột trong VCK và 20 % xơ (cellulose, hemicellulose và lignin). Bã sắn chủ yếu được sử dụng để sản xuất ethanol. Để tăng hàm lượng ethanol thì bã sắn được xử lý để loại bỏ lignin và hemicellulose, giảm tinh thể cellulose và tăng độ xốp của các vật liệu lignocellulose.

Theo Rojan, (2009)[35] thì tiềm năng sinh học của bã sắn là rất lớn. Đây là nguồn năng lượng tái tạo tốt. Mặc dù chúng giàu carbohydrate, nhưng sử dụng trực tiếp chúng cho động vật là rất ít vì có hàm lượng protein thấp và tiêu hóa kém. Tuy nhiên, sử lý sinh học bằng các chất nền sẽ giải quyết ô nhiễm môi trường, hay sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng như các axit hữu cơ, ethanol, hương thơm, nấm...

Một nghiên cứu khác cho thấy khẩu phần chứa 10% bã sắn đã có tác động tiêu cực đến tăng trọng hàng ngày và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của lợn con sau cai sữa, mặc dù nó không ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào (Taksinanan và cs, (2010) [36]). Tuy nhiên, với mức 15% bã sắn trong khẩu phần đã không gây ảnh hưởng bất lợi cho lợn con (Kosoom và cs, 2009) [31]. Pipat L. et al, (2011)[33] đã tiến hành chế biến thức ăn ủ chua, sử dụng vỏ sắn làm nguồn năng lượng trong khẩu phẩn ăn của bò sữa. Thí nghiệm với các tỷ lệ 0, 10, 20, 30 và 40%kg vỏ sắn tươi. Kết quả cho thấy sau 14, 21 và 28 ngày ủ hàm lượng HCN giảm tới mức hoàn toàn an toàn cho động vật, pH đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế. Sự phân hủy VCK tăng lên khi mức bổ sung bột sắn trong thức ăn ủ chua tăng lên. Hàm lượng axit lactic đạt cao nhất lúc 14 ngày ủ.

Kopinski et al, (2011)[28] cho rằng sử dụng bã sắn khô trong khẩu phần của lợn thịt ở mức 10% và 15% cho giai đoạn sinh trưởng (20 - 50kg), mức 15 và 25% cho giai đoạn vỗ béo (50 - 100kg) mang lại kết quả tốt. Tăng

trọng, tiêu tốn thức ăn của lợn và chất lượng thân thịt không có sự khác biệt thống kê so với lô đối chứng không sử dụng bã sắn.

Từ sự tổng hợp các thông tin về nghiên cứu xử lý và sử dụng bã các loại củ sau khi đã thu sản phẩm chính là tinh bột đưa vào chăn nuôi thấy rằng: + Đây là nhóm nguyên liệu thức ăn có tiềm năng cao và được chú trọng nghiên cứu sử dụng

+ Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các giải pháp vi sinh, vào cả dạng bã tươi và bã khô, trên đối tượng bã sắn và cho các vật nuôi chính là bò và lợn. Các nghiên cứu còn tản mạn, chưa đi vào nghiên cứu có tính hệ thống để đưa bã thải vào chăn nuôi vừa có ưu thế kỹ thuật lại vừa có hiệu quả kinh tế cao. Đây là hạn chế lớn nhất làm cho bã thải còn bị bỏ phí rất nhiều trong thực tế sản xuất.

+ Bã dong riềng là sản phẩm phụ của chế biến có sự gia tăng đột biến về sản lượng trong vài năm gần đây do nhu cầu miến dong trên thị trường tăng cao. Bã dong còn ít được nghiên cứu để sử dụng làm thức ăn trong khi bà con nông dân ở địa phương đã có ý thức thu gom và tận dụng một lượng bã nhất định để nuôi gia súc gia cầm trong gia đình. Các cơ quan khoa học cần phải tổng kết thực tiễn và đi đầu nghiên cứu để đưa ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp về xử lý và sử dụng bã dong riềng cho chăn nuôi nói chung và lợn địa phương nói riêng

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng và thử nghiệm giải pháp xử lý vi sinh bã dong riềng ở Bắc Kạn làm thức ăn cho lợn địa phương. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)