Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng vàchi phí thức ăn/khối lượng lợn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai nuôi tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 71)

STT Tháng tuổi Lợn rừng lai F2 Lợn rừng lai F3

TA tinh TA xanh TA tinh TA xanh

1 2 – 3 0,20 0,50 0,20 0,50 2 3 – 4 0,29 0,8 0,30 0,90 3 4 – 5 0,40 1,1 0,45 1,30 4 5 – 6 0,48 1,4 0,52 1,50 5 6 – 7 0,59 1,65 0,62 1,80 6 7 – 8 0,67 1,8 0,72 2,10 7 8 – 9 0,78 2,0 0,82 2,20 8 9 – 10 0,89 2,3 0,92 2,50 9 10 – 11 1,00 2,7 1,10 3,00 10 11 – 12 1,20 3,1 1,30 3,40 11 Trung bình 0,65 1,68 0,695 1,93

2.4.4. Tiêu tn thc ăn/kg tăng khi lượng và chi phí thc ăn/khi lượng ln thí nghim. ln thí nghim.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của hai loại lợn lai giữa đực rừng Thái Lan và nái địa phương Ngân Sơn, hàng ngày chúng tôi tiến hành cân khối lượng thức ăn lợn thí nghiệm ăn được, từ đó tổng hợp và có được chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn cho một kg lợn thí nghiệm.Tuy nhiên, mục đích của người chăn nuôi là làm thế nào đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất. Vì vậy, vấn đề chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng là rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu, nó quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả

kinh tế càng cao sẽ khuyến khích được nhiều người chăn nuôi đầu tư và yên tâm sản xuất. Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng và chi phí thức

ăn/kg của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.6.

Kết quả bảng 2.6 cho thấy tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai F3 là 6,286 kg thấp hơn của lợn rừng lai F2 đạt 6,650 kg; tương

rừng lai F3 là 17,365 kg của lợn lai F2 là 17,853 kg. Như vậy, xuất phát từ

mức tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn rừng lai F3 có xu hướng cao hơn lợn rừng lai F2, lợn rừng lai F3 sinh trưởng nhanh hơn, cho nên tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn lai F3 thấp hơn một chút so với lợn lai F2. Kết quả

nghiên cứu của Nguyên Thiện và cs (1995) [13] cho biết lợn lai F1 (Đại Bạch × Móng Cái) có tăng trọng trung bình/ngày là 584,50 g thì tiêu tốn là 3,61 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, F1 (Landrace Cuba × Móng Cái) có tăng trọng hàng ngày trung bình là 554,00 g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn là 4,26 kg thức

ăn/kg tăng khối lượng, và lợn Móng Cái thuần chỉ tăng trọng 196,67g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn lên 4,56 kg thức ăn. Đối với lợn rừng lai, là nhóm lợn chưa cải tiến, cho nên sinh trưởng chậm hơn và tiêu tốn thức

ăn cũng cao hơn. Cùng kết luận tương tự có các công trình nghiên cứu của Lemke và cs (2006) [19]; Lê Đình Cường và cs (2008) [3].

Bảng 2.7. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng vàchi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm

Diễn giải ĐVT Lợn rừng lai F2 Lợn rừng lai F3 Tổng KL lợn tăng trong kì thí nghiệm (kg) Kg 586,45 663,42 Tổng KL thức ăn tinh tiêu thụ (kg) Kg 3900 4170 Tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng KL (kg) Kg 6,650 6,286 So sánh (%) % 100 94,53 Tổng KL thức ăn xanh tiêu thụ (kg) Kg 10470 11520 Tiêu tốn thức ăn xanh/kg tăng KL(kg) Kg 17,853 17,365 So sánh % 100 97,34

Đơn giá 1 kg thức ăn tinh Đồng/kg 7.500 7.500

Đơn giá 1 kg thức ăn xanh Đồng/kg 900 900 Tổng chi phí thức ăn Đồng 38673000 41643000 Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng Đồng 65.944 62.770

Qua bảng 2.6 cho thấy, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai lần lượt là : 65.944 đồng/kg đối với lợn lai F2 và 62.770 đồng/kg đối với lợn lai F3. So sánh giữa hai loại lợn lai, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai F2 cao hơn lợn rừng lai F3 một chút (tương ứng với 4,83 %). Trong thực tiễn chăn nuôi lợn rừng cho thấy, để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận chăn nuôi lợn rừng, một yếu tố quan trọng phải chủđộng giải quyết thức ăn thô xanh, chủ động về thời gian nuôi, không nên đầu tư thức ăn quá mức cần thiết. Ngoài ra, do chất lượng thịt lợn rừng và rừng lai cao, nên chăn nuôi lợn rừng cũng đem lại hiệu quả chăn nuôi tốt trong giai đoạn hiện nay.

2.4.5. Kết qu kho sát năng sut tht ln

Bảng 2.8. Kết quả mổ khảo sát

Lô theo dõi

Chỉ tiêu ĐVT Lợn lai F2 Lợn lai F3 P

Số con mổ khảo sát Con 3 (2♂+1♀) 3 (2♂+1♀) Tuổi mổ Tháng tuổi 12 12 Khối lượng lợn hơi Kg 32,27 ± 0,93 37,03 ± 0,92 0,035 Khối lượng móc hàm Kg 23,43 ± 0,75 27,73 ± 0,94 0,037 Tỉ lệ móc hàm % 72,61 ± 0,46 74,86 ± 0,68 0,072 Khối lượng thịt xẻ Kg 19,63 ± 0,59 22,87 ± 0,86 0,053 Tỉ lệ thịt xẻ % 60,84 ± 0.29 61,71 ± 0,77 0,404 Tỉ lệ xẻ/móc hàm % 83,79 ± 0,15 82,43 ± 0,31 0,058 Khối lượng nạc/xẻ Kg 7,87 ± 0,20 10,00 ± 0,44 0,047 Tỉ lệ nạc % 40,08 ± 0,25 43,71 ± 0,33 0,003 Khối lượng xương Kg 2,47 ± 0,03 2,80 ± 0,17 0,199 Tỉ lệ xương % 12,58 ± 0,23 12,22 ± 0,33 0,442 Khối lượng da và mỡ Kg 8,90 ± 0,46 9,77 ± 0,38 0,243 Tỉ lệ da và mỡ Kg 45,99 ± 0,29 42,71 ± 0,08 0,009 Tỷ lệ hao hụt % 1,35 ± 0,14 0,74 ± 0,17 0,066

Kết quả bảng 2.7 cho thấy rằng giữa hai nhóm lợn rừng lai F2 và F3 đã thiến, hoạn nuôi thịt có thành phần thân thịt không giống nhau.Tỉ lệ thịt xẻ

của lợn rừng lai F2 là 60,84% thấp hơn so với lợn rừng lai F3 là 61,71% sự

sai khác này chưa rõ rệt P > 0,05. Nhưng tỉ lệ thịt nạc của lợn lai F3 cao hơn lợn lai F2 tương ứng 3,632%, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê P < 0,01. Ngoài ra, tỉ lệ xương, da và mỡở lợn F3 tương ứng là: 12,22% - 42,70% đều thấp hơn so với lợn lai F2 lần lượt là: 12,58% - 45,99%.

Nguyễn Văn Đức và cs (2004) [5] cho biết lợn Táp Ná đang được thử nghiệm vỗ

béo để khảo sát khả năng tăng khối lượng và chất lượng thịt xẻ tại Cao Bằng. Tỷ lệ

móc hàm cao 79,06%, tỷ lệ thịt xẻ cũng khá cao 64,68% so với giống lợn nội nước ta, tỷ lệ nạc đạt không cao chỉđạt 32,90% và tỷ lệ mỡđạt 46,82%. Như vậy, tỉ lệ

nạc của lợn rừng lai F2 (♂ rừng Thái Lan × ♀ F1 (♂ rừng Thái Lan và ♀ địa phương Ngân Sơn) và lợn lai F3 (♂ rừng Thái Lan × ♀ F2) cao hơn rất nhiều và tỉ

lệ mỡ thấp hơn so với kết quả mổ khảo sát trên lợn Tạp Ná nuôi tại Cao Bằng. Với kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỉ lệ mỡ trong thân thịt xẻ của lợn rừng lai F2 và F3 vẫn còn khá cao theo chúng tôi một phần là do lợn rừng Thái Lan có khả

năng tích lũy mỡ nhanh hơn lợn rừng Việt Nam và khẩu phần ăn ở mức năng lượng cao nhưng hàm lượng protein thấp. Vì vậy, cần áp dụng khẩu phần ăn có mức protein cao hơn.

Con lai F2, F3 giữa lợn rừng Thái Lan và lợn địa phương Ngân Sơn có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, đã khắc phục được một số nhược điểm như: hung dữ, thịt khô, cứng, đẻ ít ở lợn rừng Việt và tỷ lệ mỡ cao ở lợn rừng Thái và có những đặc điểm nổi trội so với giống lợn rừng thuần, chất lượng thịt vẫn giữ được đặc thù của thịt lợn rừng nên đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, vì vậy đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Lợn rừng lai có trọng lượng lớn, giá thành thịt cao hơn vì vậy hiệu quả kinh tế cao hơn so với lợn rừng thuần.

2.5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

2.5.1. Kết lun

Từ các kết quả nghiên cứu trên, em sơ bộ rút ra một số kết luận sau:

lợn rừng lai F2 (♂ rừng Thái Lan × ♀ F1 [rừng Thái Lan và ♀ địa phương Ngân Sơn]). Khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 37,71 kg/con, cao hơn lợn rừng lai F2 chỉđạt 33,43 kg/con; tương ứng cao hơn 12,80%.

- Lợn rừng F3 tiêu thụ thức ăn/ngày cao hơn so với lợn lai F2. Lợn rừng lai có xu hướng lựa chọn thức ăn thô xanh nhiều hơn, điều này cho thấy, nhu cầu của lợn rừng lai về loại thức ăn này khá cao.

- Tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai F3 thấp hơn 5,47% so với lợn rừng lai F2 với cùng một chếđộ nuôi dưỡng.

- Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn rừng lai F3 (♂ rừng Thái Lan × ♀ F2) thấp hơn 4,83% so với lợn rừng lai F2. Do đặc điểm sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, cần đầu tư thức ăn xanh và thức ăn tinh hợp lí để

chăn nuôi lợn rừng lai đạt hiệu quả cao.

- Lợn rừng lai được chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình giống lợn rừng thuần, vận động nhiều, cơ săn chắc, năng suất thịt cao, tỉ lệ móc hàm tương ứng với lợn lai rừng F2, F3 là 72,61% - 74,86%, tỉ lệ nạc lần lượt là 40,08% - 43,71%, tỉ lệ da và mỡ khá cao 45,99% - 42,71%. Cần thay đổi và nâng cao khẩu phần ăn có mức protein cao hơn để nuôi dưỡng lợn rừng lai F2, F3 trong chăn nuôi đại trà đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.

2.5.2. Tn ti

Do thời gian nghiên cứu có hạn, số lượng lợn lai thí nghiệm chưa nhiều, số liệu lặp lại còn ít, chưa theo dõi sự di truyền của đàn lợn lai F3 ở thế

hệ sau nên kết quả nghiên cứu chưa phản ánh toàn diện sinh trưởng của lợn lai rừng thương phẩm. Mặt khác thí nghiệm chưa đánh giá thành phần hóa học của thịt, nhất là tỉ lệ protein của thịt lợn đểđưa ra khẩu phần ăn thích hợp cho lợn rừng lai F2 và F3.

2.5.3. Đề ngh

Tiếp tục các nghiên cứu để thu thập các số liệu về khả năng sinh trưởng của lợn lai F2, lợn lai F3 ở các mức năng lượng trao đổi và protein khác nhau, đểđánh giá về khả năng sinh trưởng của lợn lai rừng một cách toàn diện và chính xác nhất. Từđó có định hướng phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng và người chăn nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng Việt

1. Atlas các giống vật nuôi ở Việt Nam (2004), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Lê Đình Cường, Lương Tất Nhợ, Đỗ Trung Dũng, Nguyễn Mạnh Thành,

(2004), “Một số đặc điểm của giống lợn Mường Khương”, Hội thảo bảo tồn quỹ gen vật nuôi 1990 – 2004:238 – 248.

3. Lê Đình Cường, Mai Thị Hoa và Giàng Văn Sơn (2008), “Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất sinh sản và cho thịt của giống lợn Mường Khương”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Viện Chăn nuôi.

4. Trần Văn Đo (2005), Sinh trưởng phát triển của lợn Vân Pa tại Đakrông, Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tóm tắt nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Trị.

5. Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến và Đào Công Tuân (2004), “Một sốđăc

điểm cơ bản của giống lợn Tạp Ná”, Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 2, 16 – 22.

6. Phan Xuân Hảo, Ngọc Văn Thanh (2010), “Đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của lợn Bản nuôi Tại Điện Biên” , Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội: Tập 8, số 2: 239 – 246.

7. Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng, Lục Đức Xuân (2004), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học của giống lợn Lang nuôi tại huyện Hạ Lang tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Chăn nuôi, 6:4 – 6.

8. Lê Huy Liễu, Trần Huê Viên, Dương Mạnh Hùng (2004), “Tài liệu giảng dạy giống vật nuôi”,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 58 – 62.

9. Lê Viết Ly (1994),“Bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam – Một nhiệm vụ cấp bách gìn giữ môi trường sống, Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam” Tập 1: Phần gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Võ Văn Sự (2009), Tổng quan chăn nuôi lợn rừng ở Việt Nam từ 2005 –

2009, Hội thảo chăn nuôi lợn rừng phía Bắc ngày 20/11/2009 tại Viện Chăn nuôi.

12. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý động vật nuôi,

Nxb Nông nghiệp, trang 23 – 72.

13. Nguyễn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc, Phạm Hữu Doanh (1995), “Kết quả nghiên cứu các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn Việt

Nam”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1969 – 1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội trang 13 – 15.

14. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (2002),

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Phùng Thị Vân, Trần Thanh Thủy, Nguyễn Đăng Thanh, Lê Đình Cường, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vương Quốc (2007), Đánh giá thực trạng và ứng dụng một số giải pháp kĩ thuật tổng hợp vào xây dựng mô hình chăn nuôi lợn nái giống địa phương tại Sơn La, Thông báo kỹ thuật khoa học chăn nuôi – Viện Chăn nuôi.

II. Tài liệu tiếng Anh

16. Alongkoad Tanomtong, Praween Supanuam, Pornnarong Siripiyasing

and Roungvit Bunjonrat, A comparative choromosome nanlysis of Thai

wild boar (Sus scrofa jubatus) and relationship to domestic pig (S. s. domestica) by conventional staining, G-banding and high-resolution technique, Songklanakarin J. Sci. Technol.,2007 , 29(1) : 1-13.

17. F. Gerbens, A. J. Van Erp, F.J. Verburg, T. H. Meuwissen, J.H.

Veerkamp and M. F. Te Pas (1990), Effect of genetic variants of the heart

fatty acid-binding protein gene on intramuscular fat and performance traits in pigs. JouARNI of Animal Science, Vol 77, Issue 4 846 – 852.

18. Kuntongeg, A.1994. A study on raising systems and karyotype of native

pigs in the Nort-East area. M.Sc. Thesis, Khon Karen University, Khon

Karen, Thailand.

19. Lemke U., B. Kaufmann, L.T. Thuy, K. Emrich, A. Valle Zarate (2006), Evaluation

of smallholdern pig production systerms in North Vietnam: Pig production management and pig performances”, Livestock science, 105;229 – 243.

20. T. P. Yu, C. K. Tuggle, C. B. Schmitz, and M. F. Rothschild (1995),

Association of PIT1 Polymorphisms with Growth and Carcass Traits in Pig. J. Anim. Sci. 73, 1282 – 1288.

21. Sysa, P.S., Slawwomirski, J. And Gromadzka, J. 1984. Cytogentic

studies of crossing of the wild boar (Sus scrofa jubatus) and the domestic

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai nuôi tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 71)