Áp dụng phương pháp theo dõi, đánh giá trực tiếp trên đàn lợn nái lai của trại chăn nuôi động vật hoang dã Hoàng Giang.
Tiếp tục theo dõi kế thừa thí nghiệm trên đàn lợn lai F2 (♂ rừng Thái Lan × ♀ F1 (♂ rừng Thái Lan và ♀ địa phương Ngân Sơn) và lợn lai F3 (♂
rừng Thái Lan × ♀ F2).
Thí nghiệm được bố trí thành 2 lô: lợn lai F2 và lợn lai F3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày tại bảng 2.1.
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô theo dõi
Chỉ tiêu ĐVT Lợn lai F2 Lợn lai F3
Số con theo dõi Con 20 20
Khối lượng bắt đầu theo dõi Kg 4,11 0,06 4,54 0.09 Tuổi bắt đầu theo dõi Tháng tuổi 2 2 Tỉ lệ♀/♂ 9/11 8/12 Tuổi tiếp tục theo dõi Tháng tuổi 9 9 Khối lượng tiếp tục theo dõi Kg 25,89 0,15 26,71 0,15 Tuổi kết thúc Tháng tuổi 12 12 Khẩu phần ăn Cám ngô, khô đỗ tương... + cỏ voi Cám ngô, khô đỗ tương... + cỏ voi Phương thức chăn nuôi Bán chăn thả Bán chăn thả
Đàn lợn lai F2 sinh ra từ công thức lai giữa đực rừng Thái Lan lai với lợn ♀ F1 (♂ rừng × ♀ địa phương Ngân Sơn), lợn lai F3 sinh ra khi cho lai
giữa lợn ♂ rừng Thái Lan và lợn nái lai F2 (♂ rừng Thái Lan × ♀ lai F1 (♂
rừng × ♀ địa phương Ngân Sơn). Lợn đực rừng ở các công thức lai được sử
dụng khác nhau, tránh hiện tượng đồng huyết.
Bảng 2.2. Công thức thức ăn cho lợn rùng lai F2, F3
Nguyên liệu thức ăn Giá TA Công thức
Tỉ lệ (%) Thành tiền (đ) 1. Ngô tẻ vàng 7.500 60,00 4.500 2. Cám gạo 5.500 30,00 1.650 3. Đậm đặc 19.000 10,00 1.900 3.1. Đậu tương rang 5,00 3.2. Bột cá 4,00 3.3. Bột khoáng 1,00 Tổng cộng 100 8.050 Trong 1 kg thức ăn có
Năng lượng trao đổi (kcal) 3047,8
Protein tổng số (g) 12,46
Lysine (gam) 10
Canxi (gam) 10
Photpho (gam) 8
Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn thịt:
*Thức ăn: Thức ăn chăn nuôi lợn thí nghiệm sử dụng thức ăn tự phối trộn từ những nghiên liệu sẵn có của địa phương như cám gạo 30%, ngô nghiền 60%, hỗn hợp bổ sung đạm (Khô đậu tương 5%, bột cá 4%, bột khoáng 1%), thức ăn xanh như: cỏ voi, cây ngô non...
*Kỹ thuật chăn nuôi: Thức ăn tinh được nấu chín cùng một phần thức ăn xanh đã được băm nhỏ. Lợn thí nghiệm được ăn 3 bữa/ngày (7h00, 11h00 và 17h30’), khi cho ăn cần chú ý quan sát tình hình sức khỏe đàn lợn nhằm phát hiện sớm những lợn đánh nhau, kém ăn để tiến hành xử lí giúp đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt. Sau khi cho ăn, lợn được thả ra bãi chăn thả. Buổi tối
và khi thời tiết bất lợi, lợn được nuôi nhốt trong các ô chuồng.
*Vệ sinh chuồng trại: Vệ sinh máng ăn được thực hiện ngay sau khi lợn
ăn xong, rửa sạch máng và treo đúng nơi quy định. Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không để phân, nước thải, thức ăn rơi vãi ứ đọng trong chuồng. Phun sát trùng và rắc vôi 3 lần/tuần, mỗi tháng tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại một lần kết hợp phun thuốc sát trùng, rắc vôi.
*Công tác thú y: Toàn bộ lợn thí nghiệm được tiêm đầy đủ vắcxin tụ dấu, dịch tả lợn, phó thương hàn lợn, LMLM. Trong thời gian nghiên cứu tiến hành tẩy giun cho lợn lúc 3 tháng tuổi.
2.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi.
- Nghiên cứu sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm.
- Nghiên cứu sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của lợn thí nghiệm. - Khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm.
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm. - Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm.
- Mổ khảo sát.