Đặc điểm sinh trưởng của lợn

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai nuôi tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 46)

Khái niệm sinh trưởng và phát dục của lợn

Theo Nguyễn Thiện và cs (2002) [14] sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng về chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở

tính chất di truyền từ đời trước. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi nói đến sự sinh trưởng có nghĩa là nói đến sự phát dục vì hai quá trình này đồng thời diễn ra trong cơ thể sinh vật, nếu như sinh trưởng là sự tích lũy về lượng thì phát dục là sự tích lũy về chất.

Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng, hình thái, kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá trình phức tạp trải qua nhiều giai đoạn từ khi rụng trứng tới khi trưởng thành, khi con vật trưởng thành quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh các tế bào ở

các cơ quan, tổ chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm nhưng chủ yếu là tích lũy mỡ, còn phát dục xem như ở trạng thái ổn định.

Sinh trưởng còn được hiểu theo nghĩa khác là một quá trình tích lũy chất thông qua quá trình trao đổi chất, là sự tăng lên về khối lượng, về kích thước các chiều các bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền có từđời trước (Lê Huy Liễu và cs, 2004) [8].

Các quy luật sinh trưởng và phát dục của lợn

Người ta thường phân chia các quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi theo hai cách:

- Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn: quá trình sinh trưởng và phát dục của lợn được chia làm giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn ngoài thai (posnatal) (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [10].

+ Quá trình sinh trưởng trong thai là một phần qua trọng trong chu kỳ

sống của lợn bởi vì các sự kiện của thời kỳ này có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của lợn. Quá trình phát triển trong thai được chia làm 3 giai đoạn nhỏ là giai đoạn phôi thai, giai đoạn tiền thai và giai đoạn bào thai.

Giai đoạn phôi thai: được tính từ lúc trứng thụ tinh đến lúc 22 ngày,

đặc điểm của giai đoạn này là hợp tử dịch chuyển và làm tổ ở sừng tử cung (trong vòng hai ngày đầu tiên), hợp tử phân chia nhanh chóng thành khối tế

bào và thành các lá phôi.

Giai đoạn tiền thai: tính từ ngày 23 – 39 hình thành hầu hết các cơ quan bộ phận trong cơ thể còn non.

Giai đoạn thai: tính từ ngày 40 đến khi được sinh ra là giai đoạn phát triển nhanh về kích thước và khối lượng của thai.

+ Giai đoạn ngoài thai được chia thành các thời kỳ: bú sữa, thành thục, trưởng thành và già cỗi.

- Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều:

Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: Lúc còn non khả năng tăng khối lượng của lợn chậm, sau đó tăng khối lượng nhanh dần, tùy theo từng giống lợn khác nhau mà tốc độ tăng khối lượng có khác nhau. Điều quan trọng nhất là các nhà chăn nuôi phải biết thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất

Không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Trong quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể lợn có những cơ quan phát triển nhanh, có những cơ quan phát triển chậm hơn. Ví dụ đối với lợn con thì hệ tiêu hóa, hệ cơ xương phát triển nhanh hơn hệ sinh dục.

Không đồng đều về sự tích lũy của các tổ chức mỡ, nạc, xương. Sự

phát triển của bộ xương có xu hướng giảm dần theo tuổi (tính theo sinh trưởng tương đối) của thịt giữ ở mức độ bình thường trong giai đoạn đầu sau khi sinh, sau đó giảm dần từ tháng thứ 5, sự tích lũy mỡ tăng dần từ 6 – 7 tháng tuổi. Dựa vào quy luật này, các nhà chăn nuôi cần căn cứ vào mục đích chăn nuôi mà quyết định thời điểm giết mổ cho phù hợp để có thể đạt tỉ lệ nạc cao nhất.

Lợn con mới sinh ra chưa thành thục về tính và thể vóc, có rất nhiều sự

thay đổi diễn ra trong thời kì đầu tiên sau khi sinh để phù hợp với đời sống của chúng sau này. Có một số thay đổi và yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi

đó như: khối lượng sơ sinh, số con đẻ ra trên ổ, lượng đường glucoza trong máu, vấn đềđiều tiết thân nhiệt, khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, sự thay

đổi về thành phần hóa học của cơ thể theo tuổi. Đây là những sự thay đổi quan trọng trong những ngày đầu tiên của lợn sau khi sinh, cần phải được nghiên cứu đầy đủ và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của lợn.

Do lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng rất mạnh. Ví dụ lợn con ở 3 tuần tuổi có thể tích lũy được 9-14g Pr/1kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích lũy được 0,3- 0,4g Pr/1kg khối lượng cơ thể. Hơn nữa để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần rất ít năng lượng, nghĩa là tiêu tốn ít thức ăn hơn lợn lớn. Vì tăng khối lượng chủ yếu của lợn con là nạc, mà để sản xuất ra 1kg thịt nạc thì cần ít năng lượng hơn để sản xuất ra 1kg thịt mỡ (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [10].

Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn

Để nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, người ta dùng phương pháp định kỳ cân khối lượng và đo kích thước của cơ thể vật nuôi. Theo Lê Huy Liễu và cs (2004) [8], các chỉ tiêu sinh trưởng thường dùng khi nghiên cứu khả năng sinh trưởng của vật nuôi là:

+ Sinh trưởng tích lũy: là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tích lũy được qua thời gian khảo sát. Các thông số thu được qua các lần đo là biểu thị sinh trưởng tích lũy của vật nuôi.

+ Sinh trưởng tuyệt đối (A): là khối lượng, kích thước, thể tích của vật nuôi tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với lợn, đơn vị sinh trưởng tuyệt

đối thường là gam/con/ngày.

+ Sinh trưởng tương đối (R): là tỷ lệ % của phần khối lượng (thể tích, kích thước) tăng lên so với khối lượng (thể tích, kích thước) thời điểm cân đo.

Đơn vị sinh trưởng tương đối thường là %.

Các yếu tốảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn

Các yếu tốảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn gồm có yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong.

* Các yếu tố bên trong: yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau, do ảnh hưởng của các yếu tố nội tiết của hệ thống thần kinh.

Quá trình trao đổi chất trong cơ thể xảy ra dưới sự điều khiển của các hocmon. Vì hocmon tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu.

Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [10] cho biết: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Sự

khác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể đã hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng nạc, hướng mỡ.

Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về sản xuất của gia súc, gia cầm như: Sinh trưởng, cho lông, cho thịt, trứng, sản lượng sữa, sinh sản đều là tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng là những tính trạng ở đó sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là sự sai khác nhau về chủng loại. Darwin đã chỉ rõ sự sai sai khác này chính là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Tính trạng số lượng còn gọi là tính trạng đo lường, sự nghiên cứu chúng phụ thuộc vào sự đo lường như: Khối lượng cơ thể, tốc độ tăng trọng, sản lượng trứng, kích thước các chiều

đo (Nguyễn Thiện và cs, 2002) [14].

Ngoài ra quá trình trao đổi chất trong cơ thể cũng là một trong những yếu tốảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của các hocmon. Hocmon thùy trước tuyến yên STH là loại hocmon rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cơ thể. Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [12]: STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự

sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài).

Nguyễn Thiện và cs (2002) [14] cho rằng: Giống cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt. Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống lợn ngoại nhập nội. Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60kg. Trong khi đó lợn ngoại (Landrace, Yorshire) nuôi tại Việt Nam có thể đạt 90 – 100kg lúc 6 tháng tuổi.

* Các yếu tố bên ngoài: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ và độ ẩm môi trường, ánh sáng và các yếu tố khác.

Về dinh dưỡng khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả về

số lượng và chất lượng thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển các cơ quan trong cơ thể. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh chi phối đến sinh trưởng và sức cho thịt của lợn. Trần Văn Phùng và cs (2004) [10] cho rằng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối

đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Một số

thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ thể, ví dụ như

chúng ta cho lợn ăn khẩu phần có nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và ngược lại nếu chúng ta cho ăn khẩu phần có nhiều bột đường hoặc nhiều chất béo thì tỷ lệ mỡ trong thịt sẽ tăng lên.

Cũng theo các tác giả nói trên thời gian mang thai ảnh hưởng của nuôi dưỡng rất rõ. Nuôi dưỡng gia súc mẹ tốt trong thời gian mang thai sẽ giúp gia súc mẹ

nhiều con và gia súc con khỏe mạnh. Thành phần thức ăn và chếđộ dinh dưỡng có

ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng và phẩm chất thân thịt của vật nuôi.

Nhiệt độ và độ ẩm môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cơ thể. Nếu nhiệt độ

môi trường không thích hợp thì sẽ không đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15-18oC, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10-12 oC, độ ẩm thích hợp 70%. Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cơ thể. Một số công trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới 5,5 oC) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi trường là 29,5 oC.

Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó

ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tiêu tốn thức

ăn cho một kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15- 18oC, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10-12 oC. Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho lợn vào khoảng 70% (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [10].

Tác giả Nguyễn Thiện và cs (2004) [14] cho biết ở điều kiện nhiệt độ

và ẩm độ cao lợn phải tăng cường quá trình tỏa nhiệt và thông qua quá trình hô hấp (vì lợn có rất ít tuyến mồ hôi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngoài ra khi có nhiệt độ cao sẽ cho khă năng thu nhận thức ăn của lợn hằng ngày giảm. Do đó tăng trọng bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém dẫn đến sự sinh trưởng, phát dục của lợn bị giảm.

Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Đặc biệt là lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, trong đó có trao đổi khoáng, với lợn con từ sơ sinh đến 71 ngày tuổi nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5-12%, tiêu tốn thức ăn tăng 8-9%.

Các tác giả trên đều cho rằng ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không

đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5-1,5% so với lợn con

được vận động dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trới có thể tăng cường hoạt động sống và quá trình sinh lí của cơ thể vật nuôi. Dưới ánh sáng mặt trời cơ thể phát sinh những phản ứng bên trong và bên ngoài có lợi, tăng cường sinh trưởng phát dục, hồi phục cơ thể. Tuy nhiên, ánh sáng gay gắt cũng làm mỡ của của những vật nuôi béo bị oxy hóa mạnh.

Ngoài các yếu tốảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn đã nêu trên còn các yếu tố khác như: Chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu

chuồng nuôi… Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tốđủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng đạt mức.

2.3.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai nuôi tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)