Đặc điểm sinh trưởng của lợn lai (♂rừng Thái Lan ×♀ địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai nuôi tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 44)

Ngân Sơn)

Lợn con từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa (tách mẹ) có nhiều đặc điểm sinh lí đặc trưng và đòi hỏi phải có sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Nếu khi chăn nuôi, người chăn nuôi không nắm vững các đặc điểm sinh lý của lợn con không nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý, dẫn đến sinh trưởng chậm, không khỏe và chất lượng con giống kém. Trong giai đoạn này lợn con có những đặc

điểm sinh lý đặc trưng, mà chúng ta cần quan tâm để có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp cho chúng.

Lợn con có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh: Trong giai đoạn này lợn con sinh trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể trọng tăng dần theo tuổi. Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, trọng lượng của lợn con tăng từ 10 đến 12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần. Các cơ quan trong cơ thể lợn con cũng thay đổi và tăng lên nhanh chóng. Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật chất khô tăng dần, các thành phần

hóa học trong cơ thể lợn thay đổi nhanh chóng. Hàm lượng sắt trong cơ thể

lợn mới sinh ra là 187% nhưng đến ngày thứ 20 giảm xuống còn 40,58% sau

đó tăng dần lên 60 ngày bằng lúc mới đẻ ra.

Một đặc điểm quan trọng nhất của lợn con theo mẹ là: Sản lượng sữa mẹ tăng dần từ ngày mới đẻ ra tới ngày thứ 15. Tại thời điểm này sản lượng sữa cao nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20 và sau đó giảm dần cho tới ngày thứ 60 là ở mức thấp nhất. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng, trong khi đó sữa mẹ sau 3 tuần giảm đi rõ rệt, dẫn tới lợn con thiếu dinh dưỡng nếu như không có thức ăn bổ sung thêm.

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [10] đặc điểm của lợn con giai đoạn sau cai sữa là tế bào cơ xương phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu về protein lúc này là cao nhất trong toàn bộ chu trình sinh trưởng. Nhu cầu về protein và chất khoáng phải đầy đủ đểđảm bảo cân bằng trao đổi chất, vì trong giai đoạn này cường độ trao đổi chất khá cao. Khả năng tiêu hao các loại thức ăn thô của lợn còn kém. Tỉ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần cần chiếm 80-85%. Nếu dùng dưới dạng hạt nên chế biến như ngâm, rang nghiền…. là tốt nhất. Đối với thức ăn xanh nên dùng loại tươi non, giàu vitamin tránh lãng phí để đảm bảo sinh trưởng nhanh.

Giai đoạn sau cai sữa lợn con cần nhiều protein, khoáng, vitamin cho phát triển cơ, xương. Tuy nhiên, lợn con sau khi cai sữa khả năng tiêu hóa còn yếu, lượng thức ăn mỗi lần còn ít, vì vậy cần cho ăn nhiều bữa/ngày, mỗi ngày cho ăn 4-5 bữa trong giai đoạn đầu. Khoảng cách giữa các bữa ăn phải chia đều, nên cho ăn thức ăn tinh trước, thô xanh sau. Không cho ăn các loại thức ăn kém phẩm chất, thối mốc hư hỏng vì dễ gây cho lợn bịỉa chảy.

Đặc điểm của lợn choai: Trần Văn Phùng và cs (2014) [10] cho biết: Thời gian từ 4-7 tháng tuổi, khối lượng từ 15-30 kg. Đặc điểm của giai đoạn này là lợn có khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của các loại thức ăn cao. Hệ mô cơ cũng phát triển nhanh, hình dạng nổi lên rõ nét, nhất là là các

cơ mông, cơ vai, cơ lườn lưng. Đến cuối giai đoạn này thì lợn tích lũy mỡ rõ. Do vậy cần cho lợn vận động, tắm chải cho lợn.

Giai đoạn này lợn phàm ăn, khả năng lợn dụng thức ăn cao, nhất là thức ăn thô xanh. Từ đó cần cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời tận dụng các loại rau, bèo phế phụ phẩm nông nghiệp đểđảm bảo dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí thức ăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai nuôi tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 44)