Trong mấy thập niên gần đây tình hình nghiên cứu về chăn nuôi lợn đã thu được những thành tựu đáng kể đặc biệt là công tác giống. Đã tiến hành
điều tra cơ bản ở từng khu vực và cả nước. Kết quả của những cuộc điều tra
đã góp phần vẽ nên bức tranh về hiện trạng chăn nuôi lợn trong nước để các nhà chiến lược về chăn nuôi lợn hoạch định kế hoạch, biện pháp cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn nội.
Trước năm 1964 nghiên cứu điều tra các giống lợn đã xếp giống lợn Mường Khương có vai trò đứng thứ 3 sau lợn Ỉ và lợn Móng Cái làm nền lai kinh tế ở miền Bắc.
Năm 1997, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai đã
điều tra nghiên cứu, kết luận giống lợn này phân bố chủ yếu ở 3 xã: Cao Sơn, Tả thàng , La pán Tẩn. Từ năm 1999 Viện Chăn nuôi phối hợp với Trung tâm
Khuyến nông tỉnh nghiên cứu và bảo tồn quỹ gen tại xã Mường Khương và Nấm Lư của huyện Mường Khương.
Nguyễn Văn Đức và cs (2004) [5] cho biết lợn Táp Ná là một giống lợn nội được hình thành và phát triển từ lâu đời trong điều kiện khí hậu đất đai ở
tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh lân cận thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam. Giống lợn này có nguồn gốc từ một giống lợn địa phương nhưng do điều kiện
địa lý đồi núi cao hiểm trở, việc thông thương có nhiều hạn chế, người chăn nuôi ở vùng núi này chỉ giao dịch mua bán ở chợ Táp Ná. Chính vì vậy giống lợn nội này dần dần được nhân dân đặt tên là Táp Ná.
Hiện nay nguồn gen giống lợn Táp Ná được nuôi thử nghiệm tạo các tổ
hợp lai với giống Móng Cái. Các nhóm lợn lai F1 (Táp Ná x Móng Cái) và F1 (Móng Cái X Táp Ná) đang được thử nghiệm vỗ béo để khảo sát khả năng tăng khối lượng và chất lượng thịt xẻ tại Cao Bằng. Tỷ lệ móc hàm cao 79,06%, tỷ lệ thịt xẻ cũng khá cao 64,68% so với giống lợn nội nước ta, tỷ lệ
nạc đạt không cao chỉ đạt 32,90% và tỷ lệ mỡ đạt 46,82%. Khi thử nghiệm luộc thịt thân và thịt ba chỉ đểđánh giá mùi vị của thịt có mùi vị thơm, ngon, mềm tương tự như thịt lợn Móng Cái (Nguyễn Thiện và cs, 2002) [14].
Được sự hỗ trợ của chương trình bảo tồn gen vật nuôi thuộc Viện chăn nuôi Quốc gia Hà Nội, năm 2001, Trường Trung học Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị đã tiến hành nuôi và bảo tồn giống lợn Vân Pa. Theo phương thức nuôi thả rông, với tổng đàn lợn giống gồm 30 con, trong
đó có 25 con lợn nái, 5 con lợn đực, con giống được mua từ các đồng bào dân tộc ở vùng miền núi Hướng Hóa và Đakrông. Giống lợn Vân Pa có 2 loại, một là giống lợn màu đen, đầu hơi to, mõm nhọn, tai nhỏ thân hình ngắn, trọng lượng lợn trưởng thành khoảng 30 – 35 kg. Hai là giống lợn khi nhỏ có sọc thưa vàng, lớn lên chuyển thành màu tro hơi ánh vàng. Đây có thể là giống lợn đen được phối với lợn rừng hình thành con gống này, đầu nhỏ
thanh, mõm nhọn, cơ thể cân đối, bụng gọn trọng lượng trưởng thành 40kg. Lợn Vân Pa sinh sản kém: Khối lượng sơ sinh 250 – 300g/con, tuổi phối
giống lần đầu 7 – 8 tháng tuổi, 1,5lứa/năm, khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 30 – 35kg, thịt có mùi vị thơm ngon, ít mỡ chủ yếu được sử dụng làm thuốc, thực phẩm đặc sản và nuôi tại vùng đồi núi (Trần Văn Đo, 2005) [4].
Trước sức ép của nhu cầu đời sống, chúng ta đã có nhiều chủ trương phát triển chăn nuôi lợn theo quan điểm chạy theo số lượng mà chưa chú ý
đúng mức tới việc khai thác và bảo vệ quỹ gen các giống lợn nội. Hiện nay theo báo cáo của chương trình lưu giữ quý gen vật nuôi Việt Nam (Atlas giống vật nuôi Việt Nam, 2004) [1], có 5 giống lợn nội của ta đã bị tiệt chủng như dòng Ỉ mỡ Nam Định, giống lợn Lang Việt Hùng, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Giống lợn Lang Hồng Hà Bắc, giống lợn trắng Phú Khánh, giống lợn Cỏ Nghệ An.
Với nguy cơ biến mất của các giống gia súc, gia cầm nội, năm 1989 Bộ khoa học và công nghệ đã chính thức thực hiện: “Đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam”. Từ đó đến nay, các bộ khoa học và các cơ quan tổ chức có liên quan
đã làm được nhiều việc từ kiểm kê quỹ gen vật nuôi, phát hiện một số giống mới, xây dựng hệ thống lưu giữ quý gen, xuất bản 4 đầu sách và tạp chí chuyên đề, đề
xuất các chủ trương và biện pháp bảo vệ nguồn gen vật nuôi bản địa.
Theo Lê Viết Ly (1994) [9] cho biết: hiện nay đề án bảo tồn nguồn gen vật nuôi Việt Nam đã và đang triển khai tốt chương trình lưu giữ quỹ gen một số giống có nguy cơ biến mất là lợn Mẹo ở Nghệ An, lợn Sóc ở Buôn Mê Thuột và triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để bảo vệ, giữ gìn, khai thác nguồn gen đã phát hiện được. Riêng với lợn Mường Khương, chương trình đã
đề xuất đưa vào danh mục giống lợn quý của quốc gia và cấm xuất khẩu ra nước ngoài. Ở Hà Giang, sở Nông nghiệp đã thành lập trại giống lưu giữ quỹ
gen lợn Mường Khương.
Theo Võ Văn Sự và cs (2009) [11] cho biết: Hiện nay, các loại lợn tạp giao giữa lợn rừng Việt Nam hoặc lợn rừng Thái Lan với các loại lợn địa phương tại Việt Nam như lợn Sóc Tây Nguyên, lợn Vân Pa, lợn Ỉ, lợn Móng Cái, con lai một nửa thiên về bố (lợn rừng) và nửa thiên về mẹ. Hiện nay theo các nguồn thông tin và các cuộc khảo sát, thì tại các bản làng dọc miền núi
phía Bắc (Lai Châu, Hà Giang), dãy Trường Sơn (Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai), vùng Bình Phước đều có nhiều ổ lợn hai loại này, do người dân nuôi thả lợn vào rừng và xảy ra giao phối giữa lợn rừng và lợn nhà. Và giờ đây khi mà phong trào nuôi lợn rừng đang nổi lên, thì một số địa phương đã đề xuất chương trình nuôi loại lợn này.
Ngoại hình lợn con thế hệ F1 thường chia làm đôi, một số giống lợn rừng, lông có sọc, nhưng không đều, ngắt quãng, sọc đen – vàng không tương phản và một nửa thì dốc về mẹ, thậm chí có vùng lang trắng hồng nếu mẹ là lợn Móng Cái. Kết quả phân ly của con lai giữa lợn rừng và một số lợn không có sọc. Chính điều này làm cho nhiều người chăn nuôi dễ bị nhầm lẫn giữa lợn rừng thuần và lợn rừng lai, và việc mà nhiều người bị thiệt hại kinh tế xảy ra khi mua phải lợn lai với giá trị của lợn rừng thuần.
Nghề chăn nuôi lợn rừng đã xuất hiện được 10 năm tại Thái Lan, còn ở
Việt Nam mới chỉ từ 3 – 5 năm gần đây. Tại Thái Lan, nơi mà người Việt mua con giống và học tập tại đó, nghề chăn nuôi loại lợn này cũng chưa thành mối quan tâm tầm cỡ của nhà nước. Tuy nhiên, được cộng đồng quan tâm vì mang lại sản phẩm cho xã hội, giảm bớt nguy cơ khai thác săn bắt lợn rừng.
Hiện nay, nghề chăn nuôi lợn rừng ở nước ta đang còn ở giai đoạn ban
đầu, vì kỹ thuật chăn nuôi - thú y còn nhiều vấn đề cần phải được xem xét, nghiên cứu và có định hướng lâu dài giúp cho ngành chăn nuôi nói chung và nghề chăn nuôi lợn rừng nói riêng phát triển an toàn bền vững và hiệu quả.