Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai nuôi tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 60)

* Nghiên cứu sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm

- Kế thừa những số liệu về khả năng sinh trưởng của đàn lợn từ 2 – 8 tháng tuổi (Do trại chăn nuôi lợn rừng và đà điểu Hoàng Giang tiến hành).

Cân lợn thí nghiệm vào các giai đoạn: Bắt đầu thí nghiệm, sau 1, 2 tháng nuôi và kết thúc thí nghiệm. Cân vào buổi sáng khi chưa cho ăn, cùng một chiếc cân và người cân.

* Nghiên cứu sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của lợn thí nghiệm

- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).

Sinh trưởng tuyệt đối tính theo công thức : A = P2 – P1

t2 – t1 Trong đó:

A: Là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).

: Là khối lượng tích lũy được tại thời điểm t2 (g) - Sinh trưởng tương đối (%)

Sinh trưởng tương đối tính theo công thức:

R(%) = P2 – P1 x100 (P2 + P1)/2

Trong đó:

R: Là sinh trưởng tương đối (%)

: Là khối lượng cân đầu kì (kg) : Là khối lượng cân cuối kì (kg)

* Khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm

Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày bằng phương pháp cân. Cứ 15 ngày tính lượng thức ăn tiêu thụ cho cảđàn.

- Lượng thức ăn tiêu thụ cho một con được tính theo công thức sau: Tiêu thụ TA/ngày (kg/con) = Tổng tiêu thụ trong kỳ (kg)/con

Số ngày theo dõi/con

Lượng thức ăn tiêu thụ cho lợn thí nghiệm được tính riêng cho từng loại thức ăn tinh và thức ăn xanh.

* Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cơ thể

Trên cơ sở tổng thức ăn tiêu thụ trong từng giai đoạn và cả chu kì thí nghiệm, tổng khối lượng lợn tăng, tính toán tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng theo công thức sau:

Tổng TTTA trong giai đoạn (kỳ TN)(kg) TTTA/kg tăng khối lượng (kg) =

Tổng khối lượng tăng (kg)

Ghi chú:Tính riêng từng loại thức ăn tinh và thô xanh * Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể

Trên cơ sở lượng thức ăn tiêu thụ của từng giai đoạn và cả chu kì thí nghiệm, đơn giá của từng công thức ăn, tổng khối lượng lợn tăng trong từng

giai đoạn và cả kì thí nghiệm, tính toán chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của từng giai đoạn và cả kì thí nghiệm theo công thức:

Chi phí TA/kg tăng KL (đồng) =

Tổng CPTA trong giai đoạn (cả kỳ thí nghiệm (đ) Tổng khối lượng tăng trong kỳ TN (kg)

* Mổ khảo sát

- Thời gian mổ khảo sát một lợn không quá 2 giờ.

Phương pháp mổ khảo sát

- Trước khi mổ khảo sát phải để lợn nhịn đói 24 giờ sau đó cân khối lượng sống trước lúc mổ khảo sát.

- Chọn tiết, cạo lông, mổ một đường ở giữa dọc thân, từ cổ qua ngực, bụng tới hậu môn. Lấy hết nội tạng ra, chỉ để lại hai lá mỡ bụng. Cân trọng lượng thịt móc hàm. Tính tỷ lệ thịt móc hàm (TLTMH):

TLTMH (%) =

Khối lượng thịt móc hàm (kg)

x 100 Khối lượng sống trước khi mổ (kg)

- Cắt đầu theo hướng vuông góc với trục dài thân, đi qua điểm giữa chẩm và đốt sống cổ thứ nhất (đường cắt A). Cắt 4 chân ở giữa khuỷu, đối với chân trước (đường cắt B) và giữa khuỷu đối với chân sau (đường cắt C). Cân khối lượng thịt xẻ, cân đầu, 4 chân. Tính tỷ lệ thịt xẻ (TLTX):

X1 = TLTX (%) = Khối lượng thịt xẻ (kg)

x 100 Khối lượng sống trước khi mổ (kg)

- Bóc mỡ bụng, cắt thân thịt xẻ ra làm 2 phần bằng nhau dọc theo giữa sống lưng. Lấy 1/2 thân thịt bên trái (không có đuôi) để tiếp tục khảo sát.

- Lọc mỡ lưng và da bao quanh các phần thịt xẻ, trách cắt vào phần thịt nạc và tránh để lại mỡ trên phần thịt nạc.

- Cân khối lượng mỡ da của các phần thịt xẻ mỡ bụng (cân chung). Tính tỷ lệ mỡ và da (X2):

X2 (%) = 2 (khối lượng mỡ và da + mỡ bụng) (kg)

x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

+ Cổ vai: phần thịt giới hạn bởi các đường cắt AFG. + Lưng hông: phần thịt giới hạn bởi các đường cắt EFG + Đùi sau: phần thịt giới hạn bởi các đường cắt CDE.

+ Ngực đùi trước: phần thịt giới hạn bởi các đường cắt ABFH + Bụng: phần thịt giới hạn bởi các đường cắt DFH. Tính tỷ lệ các phần thịt nạc và xương: X3 (%) = 2 (Khối lượng thịt lưng hông) (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg) X4 (%) = 2 (Khối lượng thịt đù sau) (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg) X5 (%) = 2 (Khối lượng thịt cổ vai) (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)

X6 (%) = 2 (Khối lượng thịt ngực, đùi trước) (kg)

x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg) X7 (%) = 2 (Khối lượng thịt bụng) (kg) x 100 Khối lượng thịt xẻ (kg) 2.3.7. Phương pháp xử lí số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp xử lý thống kê trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện, 1997.

Các tham số chính là: - Giá trị trung bình (X ) n X n X X X X X X n ∑ = + + + + + = 1 2 3 4 ... - Sai số của số trung bình: 1 − ± = n S mX X - Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 2 2 − − = ∑ ∑ n n Xi Xi SX - Hệ số biến dị: (Cv %) = x100 X Sx - So sánh giữa 2 lô:

2 2 2 1 2 1 x x TN m m X X T + − =

Trong đó: X là giá trị trung bình

: Giá trị mẫu ∑X: Tổng số các mẫu

n: Dung lượng mẫu

mx: Sai số của số trung bình Sx: Độ lệch tiêu chuẩn

- Số liệu đã được xử lí trên phần mềm Minitap14.

2.4. Kết quả và thảo luận

2.4.1. Sinh trưởng tích lũy ca ln thí nghim

Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được trình bày tại bảng 2.2.

Bảng 2.3. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm Tháng tuổi n Lợn F2 Cv (%) n Lợn F3 Cv (%) P X ± X ± 2 20 4,11 ± 0,06 6,01 20 4,54 ± 0,09 8,79 0,000 3 20 6,07 ± 0,05 3,62 20 7,0 ± 0,12 7,42 0,000 4 20 9,04 ± 0,06 2,79 20 9,67 ± 0,11 5,00 0,000 5 20 12,05 ± 0,07 2,7 20 13,19 ± 0,14 4,46 0,000 6 20 15,01 ± 0,06 1,85 20 16,24 ± 0,16 4,31 0,000 7 20 17,89 ± 0,12 3,08 20 19,55 ± 0,15 3,42 0,000 8 20 21,90 ± 0,11 2,28 20 22,88 ± 0,12 2,25 0,000 9 20 25,89 ± 0,15 2,64 20 26,71 ± 0,15 2,45 0,000 b10 20 28,83 ± 0,14 2,23 20 31,46 ± 0,16 2,22 0,000 11 20 30,46 ± 0,17 2,5 20 34,55 ± 0,19 2,39 0,000 12 20 33,43b ± 0,20 2,63 20 37,71a ± 0,22 2,58 0,000

Ghi chú: Theo hành ngang, trong cùng chỉ tiêu các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,001)

Kết quả thí nghiệm cho thấy, ở các giai đoạn thí nghiệm, lợn rừng F3 có xu hướng sinh trưởng nhanh hơn lợn lai F2 (♂ rừng Thái Lan × ♀ F1 (♂ rừng Thái Lan ×♀ địa phương Ngân Sơn). Khối lượng các tháng nuôi đều cao hơn so với lợn lai F2. Lúc bắt đầu thí nghiệm, khối lượng của lợn rừng F2 là 4,11 kg/con, của lợn lai F3 là 4,54 kg/con. Lúc 5 tháng tuổi, lợn rừng F3 đạt 13,19 kg/con; lô lợn rừng lai F2 đạt 12,05 kg/con. Đến giai đoạn 9 tháng tuổi thì khối lượng trung bình của lợn rừng lai F3 là 26,71 kg và lợn lai F2 là 25,89 kg. Khi kết thúc thí nghiệm, khối lượng lợn lai F3 đạt 37,71 kg/con, trong khi lợn rừng lai F2 chỉ đạt 33,43 kg/con; tương ứng ít hơn 4,28 kg. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê Pα< 0,001

Kết quả theo dõi về sinh trưởng cho thấy, cả hai nhóm lợn rừng lai giữa lợn đực rừng Thái Lan và lợn địa phương Ngân Sơn đếu có tốc độ sinh trưởng chậm. Trong đó, lợn rừng lai F2 sinh trưởng chậm hơn lợn rừng lai F3. Nếu coi khối lượng của lợn lai F2 là 100% thì khối lượng lợn rừng lai F3 là 112,80% và tương ứng cao hơn lợn lai F2 là 12,80%.

Lợn rừng lai (♂ rừng Thái Lan × ♀ F1 (♂ rừng Thái Lan ×♀ địa phương Ngân Sơn) có tốc độ sinh trưởng thấp, theo chùng tôi một phần là do lợn được nuôi theo hình thức bán chăn thả và cho ăn với khẩu phần dinh dưỡng hạn chế ở mức thấp. Tuy nhiên, ở lợn lai F3, tỷ lệ máu lợn rừng Thái Lan đã cao hơn, với đặc điểm sinh trưởng của lợn rừng Thái Lan nhanh hơn nên con lai F3 đã kế thừa được đặc điểm này, làm cho lợn sinh trưởng tốt hơn. Theo tác giả Kuntongeg (1994) [18] khi nghiên cứu lợn rừng Thái Lan và lợn địa phương tại miền Đông bắc cho thấy giống lợn này được nuôi thuần hóa lâu và có sức sống mãnh liệt như lợn hoang dã. Chúng có khả năng sinh sản và cho thịt tương đương với các giống lợn địa phương của vùng này. Khối lượng ở lúc sơ sinh khoảng 0,45- 0,5 kg/con, sau một tháng tuổi có thểđạt 4 – 4,5 kg/con.

Theo tác giả Tanomtong và cs (2007) [16] trong một nghiên cứu về di truyền cho thấy lợn rừng Thái Lan thuộc loài Sus scrofa jubatus, là loài có bộ nhiễm sắc thể 2n (diploid) = 38. Con đực trưởng thành có thể nặng từ 75 – 200 kg.

Sysa và cs (1984) [21] khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và sinh sản của giống lợn rừng Thái Lan Sus scrofa jubatus so vơi giống lợn rừng hoang dã Sus scrofa ferus và lợn nhà tại Thái Lan Sus scrofa domestica cho kết luận lợn rừng Sus scrofa jubatus có khả năng sinh trưởng và sinh sản cao hơn lợn rừng hoang dã do đây là giống đã được thuần hóa và chọn lọc. Khối lượng lúc một năm tuổi có thể đạt 80 – 90 kg.

Như vậy, so với giống lợn gốc (♂rừng Thái Lan) thì lợn rừng lai F2 và F3 có ưu thế lai cao nhưng theo kết quả theo dõi của chúng tôi chúng có tốc

độ sinh trưởng chậm hơn là do nhiệt độ môi trường thấp, hình thức chăn nuôi giống lợn rừng thuần, dinh dưỡng trong khẩu phần ăn thấp....

Theo Lê Đình Cường và cs (2008) [3] cho biết lợn Mường Khương khi nuôi thịt, lúc 3 tháng tuổi đạt 11,36 kg ; lúc 4 tháng tuổi đạt 20,56 kg; 8 tháng tuổi đạt 56,35 kg và 10 tháng tuổi đạt 72,20 kg.

Theo Phùng Thị Vân và cs (2007) [5] cho biết sinh trưởng của lợn Co Mạ

của Sơn La lúc 2, 6, 8, và 12 tháng tuổi đạt 4,48 kg; 13,7 kg; 22,2 kg; và 43,8 kg. Theo các kết quả nghiên cứu trên, cho thấy sinh trưởng tích lũy của lợn Mường Khương và lợn Co Mạ đều cao hơn rất nhiều kết quả nghiên cứu của chúng tôi về lợn rừng lai F2 và F3 vì thế cần nâng cao mức dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của chúng đểđạt hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

Để có cái nhìn tổng thể hơn về sinh trưởng tích lũy của lợn rừng lai chúng ta tìm hiểu đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được biểu thị

Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm

2.4.2. Sinh trưởng tương đối và tuyt đối ca ln thí nghim

Việc đánh giá sinh trưởng của lợn còn được tính dưới dạng sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) hoặc sinh trưởng tương đối (%).

Qua theo dõi số liệu khối lượng của lợn của từng giai đoạn tuổi, bằng các thuật toán chúng ta tính được số liệu sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của đàn lợn thí nghiệm.

Kết quả theo dõi về sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.3 và hình 2.3 cho thấy, sinh trưởng tương đối của lợn rừng lai cũng tuân theo quy luật chung tức là giảm dần theo sự tăng lên của ngày tuổi và phù hợp với quy luật phát triển của gia súc. Khả năng sinh trưởng tương đối của lợn lai F3 (♂ rừng Thái Lan × ♀ F2) cao hơn lợn lai F2 (♂ rừng Thái Lan × ♀ F1 (♂

rừng Thái Lan ×♀ địa phương Ngân Sơn) ở một số giai đoạn. Ở giai đoạn 2-3 tháng tuổi là 42,61%; giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi là 20,71% giai đoạn 7 - 8 tháng tuổi là 15,70%. Mức độ giảm dần về sinh trưởng tương đối của lợn lai F2 tương

ứng các giai đoạn trên là 38,49% - 21,94% và 10,76%. Kết quả nghiên cứu về

Bảng 2.4. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) STT Tháng tuổi Lợn rừng lai F2 Lợn rừng F3 1 2 – 3 38,49 ± 1,77 42,61 ± 1,97 2 3 – 4 39,33 ± 0,87 32,18 ± 1,86 3 4 – 5 28,55 ± 0,86 30,78 ± 1,17 4 5 – 6 21,94 ± 0,71 20,71 ± 1,26 5 6 – 7 17,47 ± 0,76 18,52 ± 1,4 6 7 – 8 20,15 ± 0,83 15,70 ± 1,04 7 8 – 9 16,70 ± 0,97 15,43 ± 0,68 8 9 – 10 10,76 ± 0,63 16,35 ± 0,55 9 10 – 11 9,29 ± 0,885 9,36 ± 0,79 10 11 – 12 5,49 ± 0,75 8,74 ± 0,69

Hình 2.2. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm

Kết quả tính toán về sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm được trình bày tại bảng 2.4 và biểu đồ 2.3. Kết quả bảng 2.4 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng lai F3 cao hơn lợn rừng lai F2. Trong tháng thí nghiệm

đầu tiên, sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng lai F3 là 81,90 g/con/ngày, của lợn rừng F2 là 65,50 g/con/ngày. Giai đoạn 9 – 10 tháng tuổi, khối lượng trung bình của lợn rừng lai F3 là 158,50 g/con/ngày và lợn lai F2 là 98,08 g/con/ngày. Giai đoạn kết thúc thí nghiệm, sinh trưởng tuyệt đối của lợn F3

đạt 103,00 g/con/ngày, trong khi lợn rừng lai F2 chỉ đạt 54,33 g/con/ngày; bình quân chung cả giai đoạn thí nghiệm 2 – 12 tháng tuổi, sinh trưởng tuyệt

đối của lợn F3 đạt 110,566 g/con/ngày; lợn lai F2 đạt 97,733 g/con/ngày. Nếu so với lợn lai F2, lợn lai F3 có sinh trưởng tuyệt đối cao hơn lợn rừng lai F2 là 13,13%. Kết quả này được minh họa qua biểu đồ 2.3.

Bảng 2.5. Bảng sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)

ĐVT: Gam/con/ngày STT Tháng tuổi Lợn rừng lai F2 Lợn rừng F3 1 2 – 3 65,50 81,90 2 3 – 4 98,97 89,18 3 4 – 5 100,33 117,33 4 5 – 6 98,85 101,60 5 6 – 7 95,98 110,40 6 7 – 8 133,55 110,83 7 8 – 9 133,12 127,58 8 9 – 10 98,08 158,50 9 10 – 11 99,00 105,37 10 11 – 12 54,33 103.00 11 Trung bình 97,73 110,57 12 So sánh (%) 100 113,13

Hình 2.3.Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm

2.4.3. Kh năng tiêu th thc ăn trên ngày ca ln thí nghim

Tiêu thụ thức ăn/ngày là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Về cơ bản, nếu lợn ăn nhiều thức ăn thì sinh trưởng sẽ cao hơn. Do đó chúng em tiến hành theo dõi và đánh giá khả năng tiêu thụ thức

ăn/ngày của lợn thí nghiệm. Kết quả theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của lợn thí nghiệm được thể hiện ở bảng 2.5.

Kết quả bảng 2.5 cho thấy, tiêu tốn thức ăn tinh/ngày của lợn rừng lai không cao, đạt bình quân 0,65– 0,695 kg/con/ngày; tiêu tốn thức ăn xanh đạt 1,68 – 1,93 kg/con/ngày chứng tỏ lợn rừng thiên về thức ăn thô xanh. Mặc dù

được đánh giá là có tính ăn tạp cao, nhưng lượng thức ăn thu nhận/ngày của lợn rừng lai như vậy là thấp. Mặc dù, chỉ tiêu này ở lợn rừng lai F3 có xu hướng cao hơn lợn rừng lai F2. Như vậy, do đặc tính di truyền, khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai thấp nên khả năng tiêu thụ thức ăn có giới hạn.

Bảng 2.6. Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày)

STT Tháng tuổi Lợn rừng lai F2 Lợn rừng lai F3

TA tinh TA xanh TA tinh TA xanh

1 2 – 3 0,20 0,50 0,20 0,50 2 3 – 4 0,29 0,8 0,30 0,90 3 4 – 5 0,40 1,1 0,45 1,30 4 5 – 6 0,48 1,4 0,52 1,50 5 6 – 7 0,59 1,65 0,62 1,80 6 7 – 8 0,67 1,8 0,72 2,10 7 8 – 9 0,78 2,0 0,82 2,20 8 9 – 10 0,89 2,3 0,92 2,50 9 10 – 11 1,00 2,7 1,10 3,00 10 11 – 12 1,20 3,1 1,30 3,40 11 Trung bình 0,65 1,68 0,695 1,93

2.4.4. Tiêu tn thc ăn/kg tăng khi lượng và chi phí thc ăn/khi lượng ln thí nghim. ln thí nghim.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của hai loại lợn lai giữa đực rừng Thái Lan và nái địa phương Ngân Sơn, hàng ngày

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn rừng lai nuôi tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 60)